Ngày 08/06/2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL, công nhận Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
1. Tên gọi của Di sản văn hóa phi vật thể:
- Tên thường gọi: Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò.
2. Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian.
3. Quyết định công bố Di sản văn hóa phi vật thể:
Quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL, ngày 08/06/2015, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, công nhận Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
4. Địa điểm phân bố Di sản:
Di sản văn hóa phi vật Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ được phân bố trên cơ sở địa bàn cư trú của người Thái trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Toàn bộ thị xã Nghĩa Lộ với 4 phường (Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng, Trung Tâm), ba xã (Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc) và 6 xã vùng thấp của huyện Văn Chấn nằm trong lòng chảo Mường Lò: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Thạch Lương, Sơn A, Phù Nham.
5. Chủ thể văn hóa:
Cộng đồng tộc người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò), tỉnh Yên Bái.
6. Sự ra đời của các điệu xòe:
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn “Quam tố mương" (tức "Chuyện bản mường”) có nghĩa là “xe”, xòe cổ là “xe cáu ké” - chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào Thái. Có thể nói, xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản, là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.
Mường Lò được người Thái đen ở Tây Bắc Việt Nam coi là quê tổ; bởi thế đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái; nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái nơi đây. Người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù, thú dữ, mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam nữ, già trẻ và nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành lên các điệu xòe. Như vậy có thể nói, chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (Hiện nay là Bí Thư tỉnh ủy) trao Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể múa xòe Mường Lò cho lãnh đạo UBND thị xã Nghĩa Lộ và đại diện - nghệ nhân dân gian Lò Văn Biến
7. Miêu tả về Di sản văn hóa phi vật thể sáu điệu xòe cổ.
* Điệu "khắm khăn mơi lẩu" (nâng khăn mời rượu):
Số lượng từ 4 đến 12 người, đều là nữ, đạo cụ là khăn xòe. Mở đầu của điệu xòe bao giờ cũng là hai vũ công ra nâng khăn mời rượu, bước chân nhún xuống, một bàn chân kiễng lên, dịch chuyển nhẹ nhàng nhưng không rời khỏi mặt đất theo thế "Tin xệt" tỏ ý khiêm nhường và kính trọng. Hai người được mời đầu tiên này là người quan trọng nhất, đồng thời còn có ý nghĩa giống như "chén nóng" trong mỗi bữa cơm, tức là không chỉ mời những người còn sống mà còn mời cả linh hồn những người quá cố đi theo phù trợ cho người còn sống được cùng hưởng. Tiếp theo 4 vũ công ra mời khách, số 4 này có ý nghĩa như bốn phương trời rồi có thể phát triển ra thành tám hướng. Sau đó, các vũ công mời tất cả mọi người cùng chung vui, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Khèn bè được dùng theo nhịp 3/4 đầy chất trữ tình.
Số người múa được chia đều thành hai hàng, khăn xòe vắt trên vai, hai đầu khăn đặt trên lòng bàn tay hướng lên trên, ngón cái và ngón trỏ kẹp giữ hai đầu khăn; hai chén rượu đặt trên hai lòng bàn tay đưa ra phía trước nhưng khuỷu tay gập thành một góc 900 khép sát thân. Hai hàng từ từ tiến vào trung tâm theo thế chân kiễng (tin dống dông). Chân trái bước làm trụ, chân phải bước theo sát chân trái nhưng không cao quá 5cm rồi nhún nhẹ xuống, kiễng lên nhún xuống; hai tay lúc đưa sang trái, lúc đưa qua phải nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển. Chân phải không được bước trước. Đến trung tâm, hai hàng thành một hàng dọc, tiến đến khách được mời rượu theo nhịp 3/4, rồi chân chống quỳ, hai tay nâng khăn cùng hai chén rượu rồi khẽ cúi đầu mời. Khi mời, thái độ phải chân thành và tôn trọng khách; khi khách nhận chén, nét mặt tỏ sự vui mừng phấn khởi; khi khách cạn chén, nhận lại với sự hài lòng. Sau khi người được mời cạn hai chén rượu, lại nhẹ nhàng đưa tay đón hai chén, rồi từ từ đứng lên lùi lại sau hàng. Cũng có lúc hai hàng đổi chỗ cho nhau, lên xuống nhịp nhàng. Cũng có khi hai hàng nhập vào thành một hàng ngang, từng đôi tay nhẹ nhàng tiến lên trung tâm, quỳ gối, hai tay nâng khăn, khẽ cúi đầu mời rượu. Khi khách nhận chén mới đổi chỗ cho đôi khác lên mời. Khi hàng thứ nhất tiến lên mời rượu thì hàng thứ hai xòe tại chỗ, chờ hàng thứ nhất mời xong mới tiến lên mời như hàng thứ nhất, cứ thế cho đến khi tất cả khách đều được mời thì điệu xòe kết thúc và lại xếp thành hai hàng lùi ra như lúc tiến vào.
Đây là điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiêp ứng xử của đồng bào dân tộc Thái. Theo quan niệm của người Thái, bất cứ ai đến chơi nhà đều được đón tiếp rất trân trọng và hết sức chân tình. Với những động tác mềm mại, uyển chuyển, chén rượu mời khách được người thiếu nữ dâng lên bằng đôi tay cùng với chiếc khăn xòe và câu khắp mời rượu, thể hiện sự trân trọng đối với khách. Đây là nét văn hóa rất riêng của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò).
* Điệu “nhôm khăn” (tung khăn):
Đây là điệu xòe tưng bừng nhất, sôi nổi nhất, hay dùng khi mùa vụ bội thu, đám cưới, lên nhà mới..., thể hiện niềm vui vô bờ bến trước mỗi thành công và hạnh phúc. Điệu nhôm khăn vòng xòe tiến lùi theo nhịp nhạc, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, các thiếu nữ cầm đầu khăn xòe tung lên theo nhịp chân. Chân bước nhịp đơn, khăn xòe vắt trên cổ, có lúc các vũ công tạo thành vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn và đổi chỗ cho nhau. Vòng xòe như bông hoa bừng nở, ngàn hoa khoe sắc, lóng lánh sắc màu, diễn tả niềm vui và hạnh phúc trong sáng. Khăn thổ cẩm rực rỡ như muôn màu của sự sống, thành quả lao động sáng tạo chân chính của con người. Một trong những công việc không thể thiếu của người con gái Thái là trồng bông, dệt vải và chiếc khăn xòe bằng thổ cẩm là một trong những đỉnh cao của sự sáng tạo ấy. Ở điệu xòe này, nhịp xòe thay đổi cùng nhịp nhạc từ 2/4 đến 3/4, với thế tay khua vừa như bươn chải, vươn lên phía trước rồi tung khăn lên khi có niềm vui thắng lợi. Khi tung khăn, các thế chân kết hợp nhịp nhàng giữa "tin xắp" tiến và lùi, cùng với một chân đưa thẳng ra phía trước; khăn xòe choàng trên cổ, các vũ công hai tay cầm hai đầu khăn, đi theo hai hàng rồi biến thể thành các vòng tròn đồng tâm ít nhất là năm người, như bốn phương và trung tâm lần lượt ra vào, mỗi lần chụm vào thì tung khăn. Chiếc khăn xòe lúc ấy như muôn sắc màu của cuộc sống, thể hiện niềm chung vui vô hạn. Âm thanh trầm bổng của trống chiêng cùng tiếng khèn cháy bỏng làm tăng sự sôi động của vũ điệu xòe.
Điệu xòe "Nhôm khăn" có tên gọi như vậy bởi chiếc khăn gần như trở thành linh hồn của điệu múa với bước chân nhịp nhàng, người Thái gửi nét duyên dáng của mình vào chiếc khăn xòe. Ra đời cùng với sự phát triển của nghề trồng bông, dệt vải, điệu xòe Nhôm khăn có ý nghĩa biểu hiện niềm vui của con người trước những thành quả lao động của mình; đồng thời thể hiện đôi bàn tay tài hoa của thiếu nữ dân tộc Thái. Nhôm khăn được coi là điệu xòe sôi động nhất, diễn tả sự phấn khởi, tươi vui khi mùa màng bội thu, khi bản làng có chuyện mừng vui.
* Điệu xòe "Đổn hôn" (tiến lùi):
Các vũ công từ hai bên tiến ra, xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn; tiến lên rồi lùi lại, so le chéo nhau dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ. Hai tay nâng khăn đưa chéo hai bên sườn. Bước chân đi xệt theo nhịp một, hai, ba, bốn; khi đến nhịp bốn thì rút chân về, mũi chân bên cạnh nhún nhẹ. Hai hàng từ hai bên tiến ra tạo thành hình tròn. Có lúc các vũ công mặt hướng lên cao, đổi chỗ cho nhau. Trong vòng tròn, cứ một người bước tiến, một người sát cạnh bước lùi; động tác bước chân, tay cầm khăn tung cao như điệu xòe nhôm khăn, nhưng bước theo nhịp kép, hết một nhịp 4/4 mới tung khăn lên cao và kiễng chân. Sau đó, người vừa có bước tiến thì bước lùi lại và người vừa bước lùi thì bước tiến lên, cứ như thế theo nhịp trống. Điều đặc biệt trong điệu xòe này là, thế chân luôn kết hợp với sự uyển chuyển, nhẹ nhàng của toàn bộ thân thể; giống như dù trước mọi bão giông, trở lực trong cuộc sống, con người có lúc chao đảo nhưng vẫn gượng được, đứng vững và trụ lại để tiến lên. Trong điệu xòe này với thế chân cơ bản như "tin xắp", tức là bước đi nhún thẳng, lúc người này tiến, lúc người kia lùi như thực tế trong cuộc sống, lúc thành công, lúc chưa thành, có lúc người hơn mình hay mình hơn người nhưng vẫn chung tay đoàn kết. Thế tay luôn khua ra phía trước như đang gạt mọi trở lực; vun vén, chắt chiu những thành tựu có được dù nhỏ. Âm thanh chủ đạo của điệu xòe này là trống chiêng theo nhịp 2/4 như thôi thúc mỗi người vươn lên dẫu khó khăn, gian khổ; có lúc chiêng trống lặng đi nhường chỗ cho tiếng khèn réo rắt theo nhịp 3/4 như tiếng của lòng người lay động đất trời. Điệu xòe này sử dụng tất cả các loại nhạc cụ như trống, chiêng, khèn bè, mác hính, tằng bẳng, pí ló, pí pặp.
Điệu xòe đổn hôn thể hiện tình đoàn kết keo sơn, cuộc sống dẫu thế nào vẫn còn mãi tình người cao đẹp. Bước tiến lùi của điệu xòe cũng ẩn chứa quan niệm sâu xa về cuộc sống, dù trời đất có đổi thay, cuộc sống có lúc gặp khó khăn, trở ngại nhưng ý chí và tình người vẫn luôn sắt son bền chặt. Ý nghĩa nhân sinh như được chắp cánh thêm trong các bước tiến lùi uyển chuyển, nhẹ nhàng của các cô gái Thái.
* Điệu "phá xí" (bổ bốn):
Điệu phá xí thể hiện tình đoàn kết keo sơn. Cuộc sống lúc thành công, lúc chưa thành, có lúc tôi chưa bằng bạn, thậm chí có lúc anh em vì mưu sinh, giặc giã phải ly tán nhưng lòng người luôn hướng về quê hương, tin vào sức mình chiến đấu. Điệu xòe hình thành từng nhóm bốn người và chia thành nhiều nhóm, có lúc tách thành nhiều nhóm nhỏ, khá phức tạp về tiết tấu, nhịp chân và thế tay; diễn tả cuộc sống có lúc khúc khuỷu, chao đảo tưởng chừng con người bị tách rời nhau nhưng bằng tinh thần đoàn kết, tất cả đã vượt lên mọi trở lực. Ở điệu xòe này, thế chân lại đi ngang "tin khoang", cứ bốn bước lại chụm hai chân vào nhau như làm điểm tựa cho vững chãi rồi tiếp bước trên đường đời. Trong điệu xòe này, từng tốp bốn người thể hiện các động tác xòe theo nhịp bước chân cơ bản, động tác tay đan chặt giằng nhau, áp sát từng người rồi lần lượt tách ra, từ người đầu tiên đến người thứ bốn. Các vũ công từ hai bên quay mặt vào nhau, tay nắm tay tiến vào xen kẽ thành vòng tròn, tiến lên rồi lùi, rồi lại so le chéo nhau dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ theo nhịp một, hai, ba, bốn; hai tay xòe ngang thắt lưng. Ở nhịp bốn, chân bên cạnh luôn theo sát chân trụ để tạo sự vững chãi. Từ vòng tròn trung tâm tỏa ra thành bốn vòng tròn nhỏ xung quanh như bông hoa ban năm cánh, như bốn phương trời và trung tâm. Các vòng tròn nhỏ khi chuyển thành hình vuông, khi thành hình thoi hoặc hình bình hành. Các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún chân theo nhịp nhạc, tay đan kết vào nhau trong bước tiến. Có lúc đội hình tách thành từng đôi, đan tay vào nhau rồi lộn vòng bên trái rồi bên phải, sau đó chuyển về đội hình ban đầu để kết thúc điệu xòe. Cũng trong điệu xòe này còn có những bước đi dọc theo nhịp đuổi "tin xắp". Từng đôi tay đan vào nhau, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, sau đó mới chuyển sang các biến thể, bốn người đan tay vào nhau. Khi hai người đan tay cùng lộn xoay vòng thì nhạc đệm theo nhịp 3/4, thế chân khi từng đôi lộn xoay vòng, một chân kiễng "tin dống dông" dịch chuyển nhẹ nhàng. Còn khi bốn, tám, mười hai người cùng lộn xoay vòng thì nhịp nhạc 2/4 lại như bước "tin xắp" rộn ràng, sôi nổi. Nhịp trống, nhịp chiêng và tiếng khèn lúc theo nhịp 2/4 sôi động, lúc nhịp 3/4 trữ tình, thổi hồn cho mỗi bước vũ. Lúc khoan thai như bước đi thuận lợi, lúc nhanh chậm, ngập ngừng như sự khó khăn trên đường đời, lúc sôi nổi, hào hứng như niềm vui thành công.
Điệu xòe phá xí có ý nghĩa biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng; thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng tộc người, dù là ai, dù có đi bốn phương trời thì cũng luôn nhớ về nhau, cùng hướng về nguồn cội. Xòe bổ bốn không chỉ diễn tả tình đoàn kết, gắn bó keo sơn mà còn mang bóng dáng quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương ngũ hành một cách tinh tế và sâu sắc của tộc người.
* Điệu "khắm khen" (nắm tay):
Khắm khen là điệu xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật xòe của đồng bào dân tộc Thái. Quanh đống lửa, mọi người nắm tay nhau, nhảy múa vòng tròn theo chiều trái đất quay, cùng với nhịp tay giơ lên thì nhịp chân đưa chéo theo nhịp trống. Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn theo quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhịp trống như thôi thúc, như tiếp lửa cho mỗi người. Trong trời đêm, bên ánh lửa, tiếng trống như trái tim của bản mường. Trong điệu xòe này, số lượng người không hạn chế, chẵn lẻ đều được, trai gái, già trẻ đều được tham gia. Đạo cụ với nữ là khăn xòe vắt trên vai. Mọi người nắm tay nhau tạo thành vòng tròn trong một không gian thích hợp như một sân rộng, một khoảng đất hẹp hay trên sàn nhà. Nếu số lượng ít chỉ thành một vòng tròn, nếu đông thì xếp thành nhiều vòng tròn đồng tâm; dịch chuyển theo chiều trái đất quay theo nhịp 2/4 rồi quay ngược lại. Mọi người tay nắm tay, vai kề vai, chân người này nối tiếp theo chân người kia theo bước "tin khoang", cách mặt đất không quá 5 cm; đồng thời hai tay vung về phía trước bằng vai, chân phải tiến lên phía trước một bước, sau đó lùi lại vị trí cũ, hai tay vung ra đằng sau một góc không quá 1500 theo thế "khua" như chém thẳng; cứ như thế, các bước tiếp theo lại trở về từ động tác bước chân phải cho đến khi tàn cuộc.
Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn theo quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhịp trống như thôi thúc, như tiếp lửa cho mỗi người. Điệu xòe khắm then là điệu xòe cơ bản trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái; nó được hình thành trong quá trình lao động từ thủa sơ khai. Đây cũng là những động tác đầu tiên làm tiền đề để phát triển thành những điệu xòe tiếp theo và phát triển thành những tác phẩm múa dân gian đặc sắc.
Điệu xòe khắm then thể hiện sự gắn kết cộng đồng; mỗi khi có niềm vui, họ cùng nhau nhảy múa, khi gặp khó khăn, hoạn nạn, họ vẫn nắm chặt tay nhau cùng chung sức vượt qua.
* Điệu "ỏm lọm tốp mư" (vòng tròn vỗ tay):
Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành thì điệu xòe này biểu hiện niềm hân hoan, sự thỏa mãn. Đó cũng là những bước chân chếnh choáng men say của rượu nồng và tình người ngây ngất; tiếng vỗ tay cũng nhỏ dần, thưa dần cùng ánh lửa le lói báo hiệu đêm sắp tàn, mọi người chia tay và chào đón một ngày mới. Các vũ công, khăn piêu vắt trên vai, xếp theo hình tròn, quay mặt về phía trước, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ theo bước "tin khoang" (đi ngang), chân trái bước trước, chân phải bước theo nhịp một, hai, ba, bốn. Đến nhịp bốn, chân phải nhảy nhẹ co lên, chếch ra phía ngoài hàng một góc không quá 1500. Hai bàn tay úp xuống, từng tay lần lượt khua ra phía trước theo điệu "tin khua" và hai tay giơ ngang vai theo thế "khua" (còn gọi là vung) rồi vỗ tay theo nhịp chân nhảy, đầu hơi nghiêng nhìn theo tay vỗ; sau đó lại đảo theo chiều ngược lại, sau khi vỗ hai bên, hai tay ngang vai hướng vào phía trước rồi vỗ tay. Có lúc các vũ công lại tạo thành vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn, vẫn nắm tay nhau rồi di chuyển vòng tròn trong ra ngoài.
Điệu xòe “ỏm lọm tốp mư” có nghĩa là đi vòng tròn vỗ tay. Khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành thì điệu xòe vỗ tay biểu hiện niềm hân hoan trong men say. Có thể nói, khi bước vào điệu xòe này, con người như quên hết mọi khó khăn vất vả, tin yêu vào cuộc sống hơn. Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, biểu hiện niềm hân hoan, sự bịn rịn lúc chia tay.
Có thể nói, xòe là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái Mường Lò nói riêng và tộc người Thái vùng Tây Bắc nói chung, trong đó, xòe cổ là những gì cô đọng nhất của nét văn hóa ấy. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi cách sắp xếp đội hình đều là những cung bậc, những sắc thái tình cảm khác nhau mà nghệ thuật xòe có được. Sáu điệu xòe cổ với những thế chân, thế tay cơ bản nhất của nghệ thuật múa tộc người Thái đã phát triển thành ba mươi sáu điệu xòe của miền Tây Bắc hôm nay, góp phần làm nên linh hồn của văn hóa Thái, trở thành biểu tượng của văn hóa vùng Tây Bắc Việt Nam.
* Nhạc cụ sử dụng trong xòe cổ:
Nhạc cụ thường dùng trong sáu điệu xòe cổ gồm: bộ gõ và bộ hơi, có thể có thêm bộ dây. Người Thái Mường Lò chủ yếu dùng trống, chiêng, khèn bè, tăng bẳng, mác hính, pí ló, pí pặp.
8. Hiện trạng Di sản văn hóa:
Xòe vốn là một nét văn hoá đặc trưng, tiêu biểu trong sinh hoạt cộng đồng của người Thái Mường Lò. Bởi thế, ở đây, xòe đã được lưu giữ và phát triển thành một không gian văn hóa hết sức đồ sộ về khối lượng trong cộng đồng, được nhảy múa thường xuyên vào những dịp vui hội, lễ tết nhưng mức độ và hình thức thể hiện có khác nhau.
Đến nay, xòe cổ được lưu giữ, truyền lại trong cộng đồng do chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn của nó mà những người yêu thích nghệ thuật xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức biên soạn cuốn bài giảng "Nghệ thuật xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò" do ông Lò Văn Biến là chủ biên để truyền dạy sáu điệu xòe trong cộng đồng thông qua nhiều hình thức như: truyền dạy cho đội ngũ cán bộ của thị xã Nghĩa Lộ, sau đó đội ngũ cán bộ trực tiếp xuống các xã, phường, bản, làng để truyền dạy. Từ các trường học thuộc thị xã Nghĩa Lộ cho tới các xã, phường như xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, phường Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và các bản, làng hiện nay của Mường Lò đều có truyền thống xoè và phong trào xòe quần chúng rất phát triển.
Đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được bốn mươi tám đội xòe nòng cốt với 384 người thuộc sáu lứa tuổi, là hội viên các cấp hội tại bảy xã, phường là: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, học sinh mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; hai đội nhạc công nòng cốt gồm hai mươi người (xã Nghĩa An: 10 người; trung tâm Văn hóa - TTTT: 10 người).
Hàng năm vào các dịp lễ kỷ niệm, thị xã Nghĩa Lộ luôn tổ chức các hội thi xòe cấp cơ sở, phong trào này góp phần thu hút đông đảo đồng bào Thái tham gia. Mỗi bản hình thành các đội xòe biểu diễn, được các nghệ nhân trong bản hướng dẫn tập luyện, thường xuyên biểu diễn giao lưu với các địa phương khác. Đặc biệt, ở Nghĩa Lộ - Mường Lò hiện nay có một đội xòe lên tới 2013 người, được tập hợp từ các đội xòe ở các bản để biểu diễn vào những dịp lễ tết và phục vụ những ngày hội văn hóa lớn được tổ chức tại tỉnh Yên Bái. Năm 2013, với 2013 người tham gia màn đại xòe cổ tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, đã xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam.
Đến nay, xòe cổ nói riêng cũng như nghệ thuật xòe nói chung của đồng bào Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò) đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của cộng đồng. Hình thức nghệ thuật này không chỉ để phục vụ cho các hoạt động xã hội mà đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân vùng lòng chảo này.
9. Giá trị của Di sản văn hóa.
* Giá trị lịch sử: Nghệ thuật xòe cổ là một di sản văn hóa phi vật thể rất độc đáo, có lịch sử lâu đời trong cộng đồng tộc người Thái, nó phản ánh quá trình lịch sử của tộc người rất rõ nét. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi bước nhún chân, mỗi kiểu vung tay đều mang những ý nghĩa riêng của nó gắn với lịch sử di cư, lịch sử cư trú, lịch sử xã hội, lịch sử canh tác của tộc người. Những ý nghĩa cao cả mà mỗi điệu xòe hướng tới, mà người xòe muốn gửi gắm đều phản ánh một phần thực tế xã hội của cộng đồng. Như thế, nghiên cứu mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe, mỗi cách thức thể hiện xòe đều cho ta thấy được phần nào bức tranh của xã hội tộc người trong lịch sử.
* Giá trị văn hóa - xã hội: Đây là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe đều thể hiện những quan niệm của cộng đồng về thế giới quan, nhân sinh quan; thể hiện những cách ứng xử đẹp của con người với con người, con người với thiên nhiên, tình đoàn kết trong cộng đồng, sự hiếu khách với bạn bè bốn phương.
Xòe cổ tồn tại và phát triển xuyên suốt trong lịch sử, được ghi chép thành văn bản còn thể hiện sức sống bền vững của một nền văn hóa độc đáo, lâu đời. Xòe cổ của người Thái Mường Lò nói riêng và xòe Thái Tây Bắc nói chung đều là sản phẩm sáng tạo của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước; vì vậy nó in đậm dấu ấn bản địa của một xã hội nông nghiệp với những động tác trong lao động, những ước mơ, khát vọng về một vụ mùa bội thu.
Xòe và các hoạt động xòe của người Thái hiện có sức cuốn hút đặc biệt với du khách tham quan trong và ngoài nước. Sinh hoạt văn hóa này đã và đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Yên Bái. Tỉnh Yên Bái đang chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm nghiên cứu và chuẩn bị đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp đỡ lập hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
* Giá trị khoa học: Có thể nói, những điệu xòe, những động tác xòe, những đạo cụ hỗ trợ xòe đã giúp các nhà nghiên cứu có thêm tri thức về đời sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng tộc người Thái. Di sản nghệ thuật múa xòe cổ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, kinh tế truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò nói riêng cũng như người Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung.
* Giá trị nghệ thuật: Người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò sáng tạo ra những động tác, đường nét xòe trong hội hè, nghi lễ nhằm thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của tộc người. Sáu điệu xòe cổ mang giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cao của một tộc người, có sức lan tỏa trong một không gian và thời gian rộng lớn. Vẻ đẹp từ khuôn hình cho đến ý nghĩa nhân sinh, mục đích làm cho người ta chiêm nghiệm, suy ngẫm bằng các giác quan, từ đó khâm phục, ngưỡng mộ. Trong lịch sử phát triển loài người, con người sáng tạo các loại hình nghệ thuật làm phong phú hơn cuộc sống, giúp con người thêm tự tin để tồn tại và phát triển. Vì vậy, sáng tạo nghệ thuật là quy luật tất yếu và là nhu cầu không thể thiếu của con người. Sáu điệu xòe cổ cũng là quy luật như vậy, nó thể hiện những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh trước thiên nhiên hùng vĩ, trước những cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển. Đó chính là vẻ đẹp bất biến, cao cả của giá trị nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.
Di sản văn hóa phi vật thể xòe cổ thể hiện trình độ nghệ thuật và óc sáng tạo cao của người Thái Mường Lò, bởi nó không sao chép hiện thực mà nó dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền tải hiện thực. Sự phản ánh hiện thực ấy được thông qua lăng kính và cái nhìn của con người với những cảm xúc thẩm mỹ sáng tạo; chứa đựng tư duy, suy nghĩ, ý nguyện, tình cảm và những khát vọng vươn tới cái chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả của giá trị nghệ thuật đích thực mà nghệ thuật xòe nơi đây đã mang lại.
* Giá trị giáo dục: Nghệ thuật xòe cổ thể hiện những gì tinh túy nhất của văn hóa tộc người và được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua đó, người ta truyền cho nhau những cách ứng xử hay, những hành động đẹp, những cử chỉ thân thiện giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Rõ rệt nhất có thể kể đến là tinh thần đoàn kết, tính cấu kết cao trong cộng đồng, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, luôn nhớ về nguồn cội, biết trân trọng lịch sử cũng như cách giao tiếp ứng xử mỗi khi khách đến nhà,… Như thế, chỉ truyền cho nhau các điệu xòe, các động tác xòe là người ta đã truyền cho nhau những nét văn hóa đẹp, những triết lý sống cao cả, để rồi, từ đời này sang đời khác, những yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người cứ trường tồn mãi mãi với thời gian.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)
11529 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 08/06/2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL, công nhận Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. 1. Tên gọi của Di sản văn hóa phi vật thể:
- Tên thường gọi: Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò.
2. Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian.
3. Quyết định công bố Di sản văn hóa phi vật thể:
Quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL, ngày 08/06/2015, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, công nhận Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
4. Địa điểm phân bố Di sản:
Di sản văn hóa phi vật Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ được phân bố trên cơ sở địa bàn cư trú của người Thái trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Toàn bộ thị xã Nghĩa Lộ với 4 phường (Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng, Trung Tâm), ba xã (Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc) và 6 xã vùng thấp của huyện Văn Chấn nằm trong lòng chảo Mường Lò: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Thạch Lương, Sơn A, Phù Nham.
5. Chủ thể văn hóa:
Cộng đồng tộc người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò), tỉnh Yên Bái.
6. Sự ra đời của các điệu xòe:
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn “Quam tố mương" (tức "Chuyện bản mường”) có nghĩa là “xe”, xòe cổ là “xe cáu ké” - chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào Thái. Có thể nói, xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản, là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.
Mường Lò được người Thái đen ở Tây Bắc Việt Nam coi là quê tổ; bởi thế đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái; nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái nơi đây. Người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù, thú dữ, mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam nữ, già trẻ và nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành lên các điệu xòe. Như vậy có thể nói, chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (Hiện nay là Bí Thư tỉnh ủy) trao Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể múa xòe Mường Lò cho lãnh đạo UBND thị xã Nghĩa Lộ và đại diện - nghệ nhân dân gian Lò Văn Biến
7. Miêu tả về Di sản văn hóa phi vật thể sáu điệu xòe cổ.
* Điệu "khắm khăn mơi lẩu" (nâng khăn mời rượu):
Số lượng từ 4 đến 12 người, đều là nữ, đạo cụ là khăn xòe. Mở đầu của điệu xòe bao giờ cũng là hai vũ công ra nâng khăn mời rượu, bước chân nhún xuống, một bàn chân kiễng lên, dịch chuyển nhẹ nhàng nhưng không rời khỏi mặt đất theo thế "Tin xệt" tỏ ý khiêm nhường và kính trọng. Hai người được mời đầu tiên này là người quan trọng nhất, đồng thời còn có ý nghĩa giống như "chén nóng" trong mỗi bữa cơm, tức là không chỉ mời những người còn sống mà còn mời cả linh hồn những người quá cố đi theo phù trợ cho người còn sống được cùng hưởng. Tiếp theo 4 vũ công ra mời khách, số 4 này có ý nghĩa như bốn phương trời rồi có thể phát triển ra thành tám hướng. Sau đó, các vũ công mời tất cả mọi người cùng chung vui, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Khèn bè được dùng theo nhịp 3/4 đầy chất trữ tình.
Số người múa được chia đều thành hai hàng, khăn xòe vắt trên vai, hai đầu khăn đặt trên lòng bàn tay hướng lên trên, ngón cái và ngón trỏ kẹp giữ hai đầu khăn; hai chén rượu đặt trên hai lòng bàn tay đưa ra phía trước nhưng khuỷu tay gập thành một góc 900 khép sát thân. Hai hàng từ từ tiến vào trung tâm theo thế chân kiễng (tin dống dông). Chân trái bước làm trụ, chân phải bước theo sát chân trái nhưng không cao quá 5cm rồi nhún nhẹ xuống, kiễng lên nhún xuống; hai tay lúc đưa sang trái, lúc đưa qua phải nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển. Chân phải không được bước trước. Đến trung tâm, hai hàng thành một hàng dọc, tiến đến khách được mời rượu theo nhịp 3/4, rồi chân chống quỳ, hai tay nâng khăn cùng hai chén rượu rồi khẽ cúi đầu mời. Khi mời, thái độ phải chân thành và tôn trọng khách; khi khách nhận chén, nét mặt tỏ sự vui mừng phấn khởi; khi khách cạn chén, nhận lại với sự hài lòng. Sau khi người được mời cạn hai chén rượu, lại nhẹ nhàng đưa tay đón hai chén, rồi từ từ đứng lên lùi lại sau hàng. Cũng có lúc hai hàng đổi chỗ cho nhau, lên xuống nhịp nhàng. Cũng có khi hai hàng nhập vào thành một hàng ngang, từng đôi tay nhẹ nhàng tiến lên trung tâm, quỳ gối, hai tay nâng khăn, khẽ cúi đầu mời rượu. Khi khách nhận chén mới đổi chỗ cho đôi khác lên mời. Khi hàng thứ nhất tiến lên mời rượu thì hàng thứ hai xòe tại chỗ, chờ hàng thứ nhất mời xong mới tiến lên mời như hàng thứ nhất, cứ thế cho đến khi tất cả khách đều được mời thì điệu xòe kết thúc và lại xếp thành hai hàng lùi ra như lúc tiến vào.
Đây là điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiêp ứng xử của đồng bào dân tộc Thái. Theo quan niệm của người Thái, bất cứ ai đến chơi nhà đều được đón tiếp rất trân trọng và hết sức chân tình. Với những động tác mềm mại, uyển chuyển, chén rượu mời khách được người thiếu nữ dâng lên bằng đôi tay cùng với chiếc khăn xòe và câu khắp mời rượu, thể hiện sự trân trọng đối với khách. Đây là nét văn hóa rất riêng của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò).
* Điệu “nhôm khăn” (tung khăn):
Đây là điệu xòe tưng bừng nhất, sôi nổi nhất, hay dùng khi mùa vụ bội thu, đám cưới, lên nhà mới..., thể hiện niềm vui vô bờ bến trước mỗi thành công và hạnh phúc. Điệu nhôm khăn vòng xòe tiến lùi theo nhịp nhạc, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, các thiếu nữ cầm đầu khăn xòe tung lên theo nhịp chân. Chân bước nhịp đơn, khăn xòe vắt trên cổ, có lúc các vũ công tạo thành vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn và đổi chỗ cho nhau. Vòng xòe như bông hoa bừng nở, ngàn hoa khoe sắc, lóng lánh sắc màu, diễn tả niềm vui và hạnh phúc trong sáng. Khăn thổ cẩm rực rỡ như muôn màu của sự sống, thành quả lao động sáng tạo chân chính của con người. Một trong những công việc không thể thiếu của người con gái Thái là trồng bông, dệt vải và chiếc khăn xòe bằng thổ cẩm là một trong những đỉnh cao của sự sáng tạo ấy. Ở điệu xòe này, nhịp xòe thay đổi cùng nhịp nhạc từ 2/4 đến 3/4, với thế tay khua vừa như bươn chải, vươn lên phía trước rồi tung khăn lên khi có niềm vui thắng lợi. Khi tung khăn, các thế chân kết hợp nhịp nhàng giữa "tin xắp" tiến và lùi, cùng với một chân đưa thẳng ra phía trước; khăn xòe choàng trên cổ, các vũ công hai tay cầm hai đầu khăn, đi theo hai hàng rồi biến thể thành các vòng tròn đồng tâm ít nhất là năm người, như bốn phương và trung tâm lần lượt ra vào, mỗi lần chụm vào thì tung khăn. Chiếc khăn xòe lúc ấy như muôn sắc màu của cuộc sống, thể hiện niềm chung vui vô hạn. Âm thanh trầm bổng của trống chiêng cùng tiếng khèn cháy bỏng làm tăng sự sôi động của vũ điệu xòe.
Điệu xòe "Nhôm khăn" có tên gọi như vậy bởi chiếc khăn gần như trở thành linh hồn của điệu múa với bước chân nhịp nhàng, người Thái gửi nét duyên dáng của mình vào chiếc khăn xòe. Ra đời cùng với sự phát triển của nghề trồng bông, dệt vải, điệu xòe Nhôm khăn có ý nghĩa biểu hiện niềm vui của con người trước những thành quả lao động của mình; đồng thời thể hiện đôi bàn tay tài hoa của thiếu nữ dân tộc Thái. Nhôm khăn được coi là điệu xòe sôi động nhất, diễn tả sự phấn khởi, tươi vui khi mùa màng bội thu, khi bản làng có chuyện mừng vui.
* Điệu xòe "Đổn hôn" (tiến lùi):
Các vũ công từ hai bên tiến ra, xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn; tiến lên rồi lùi lại, so le chéo nhau dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ. Hai tay nâng khăn đưa chéo hai bên sườn. Bước chân đi xệt theo nhịp một, hai, ba, bốn; khi đến nhịp bốn thì rút chân về, mũi chân bên cạnh nhún nhẹ. Hai hàng từ hai bên tiến ra tạo thành hình tròn. Có lúc các vũ công mặt hướng lên cao, đổi chỗ cho nhau. Trong vòng tròn, cứ một người bước tiến, một người sát cạnh bước lùi; động tác bước chân, tay cầm khăn tung cao như điệu xòe nhôm khăn, nhưng bước theo nhịp kép, hết một nhịp 4/4 mới tung khăn lên cao và kiễng chân. Sau đó, người vừa có bước tiến thì bước lùi lại và người vừa bước lùi thì bước tiến lên, cứ như thế theo nhịp trống. Điều đặc biệt trong điệu xòe này là, thế chân luôn kết hợp với sự uyển chuyển, nhẹ nhàng của toàn bộ thân thể; giống như dù trước mọi bão giông, trở lực trong cuộc sống, con người có lúc chao đảo nhưng vẫn gượng được, đứng vững và trụ lại để tiến lên. Trong điệu xòe này với thế chân cơ bản như "tin xắp", tức là bước đi nhún thẳng, lúc người này tiến, lúc người kia lùi như thực tế trong cuộc sống, lúc thành công, lúc chưa thành, có lúc người hơn mình hay mình hơn người nhưng vẫn chung tay đoàn kết. Thế tay luôn khua ra phía trước như đang gạt mọi trở lực; vun vén, chắt chiu những thành tựu có được dù nhỏ. Âm thanh chủ đạo của điệu xòe này là trống chiêng theo nhịp 2/4 như thôi thúc mỗi người vươn lên dẫu khó khăn, gian khổ; có lúc chiêng trống lặng đi nhường chỗ cho tiếng khèn réo rắt theo nhịp 3/4 như tiếng của lòng người lay động đất trời. Điệu xòe này sử dụng tất cả các loại nhạc cụ như trống, chiêng, khèn bè, mác hính, tằng bẳng, pí ló, pí pặp.
Điệu xòe đổn hôn thể hiện tình đoàn kết keo sơn, cuộc sống dẫu thế nào vẫn còn mãi tình người cao đẹp. Bước tiến lùi của điệu xòe cũng ẩn chứa quan niệm sâu xa về cuộc sống, dù trời đất có đổi thay, cuộc sống có lúc gặp khó khăn, trở ngại nhưng ý chí và tình người vẫn luôn sắt son bền chặt. Ý nghĩa nhân sinh như được chắp cánh thêm trong các bước tiến lùi uyển chuyển, nhẹ nhàng của các cô gái Thái.
* Điệu "phá xí" (bổ bốn):
Điệu phá xí thể hiện tình đoàn kết keo sơn. Cuộc sống lúc thành công, lúc chưa thành, có lúc tôi chưa bằng bạn, thậm chí có lúc anh em vì mưu sinh, giặc giã phải ly tán nhưng lòng người luôn hướng về quê hương, tin vào sức mình chiến đấu. Điệu xòe hình thành từng nhóm bốn người và chia thành nhiều nhóm, có lúc tách thành nhiều nhóm nhỏ, khá phức tạp về tiết tấu, nhịp chân và thế tay; diễn tả cuộc sống có lúc khúc khuỷu, chao đảo tưởng chừng con người bị tách rời nhau nhưng bằng tinh thần đoàn kết, tất cả đã vượt lên mọi trở lực. Ở điệu xòe này, thế chân lại đi ngang "tin khoang", cứ bốn bước lại chụm hai chân vào nhau như làm điểm tựa cho vững chãi rồi tiếp bước trên đường đời. Trong điệu xòe này, từng tốp bốn người thể hiện các động tác xòe theo nhịp bước chân cơ bản, động tác tay đan chặt giằng nhau, áp sát từng người rồi lần lượt tách ra, từ người đầu tiên đến người thứ bốn. Các vũ công từ hai bên quay mặt vào nhau, tay nắm tay tiến vào xen kẽ thành vòng tròn, tiến lên rồi lùi, rồi lại so le chéo nhau dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ theo nhịp một, hai, ba, bốn; hai tay xòe ngang thắt lưng. Ở nhịp bốn, chân bên cạnh luôn theo sát chân trụ để tạo sự vững chãi. Từ vòng tròn trung tâm tỏa ra thành bốn vòng tròn nhỏ xung quanh như bông hoa ban năm cánh, như bốn phương trời và trung tâm. Các vòng tròn nhỏ khi chuyển thành hình vuông, khi thành hình thoi hoặc hình bình hành. Các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún chân theo nhịp nhạc, tay đan kết vào nhau trong bước tiến. Có lúc đội hình tách thành từng đôi, đan tay vào nhau rồi lộn vòng bên trái rồi bên phải, sau đó chuyển về đội hình ban đầu để kết thúc điệu xòe. Cũng trong điệu xòe này còn có những bước đi dọc theo nhịp đuổi "tin xắp". Từng đôi tay đan vào nhau, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, sau đó mới chuyển sang các biến thể, bốn người đan tay vào nhau. Khi hai người đan tay cùng lộn xoay vòng thì nhạc đệm theo nhịp 3/4, thế chân khi từng đôi lộn xoay vòng, một chân kiễng "tin dống dông" dịch chuyển nhẹ nhàng. Còn khi bốn, tám, mười hai người cùng lộn xoay vòng thì nhịp nhạc 2/4 lại như bước "tin xắp" rộn ràng, sôi nổi. Nhịp trống, nhịp chiêng và tiếng khèn lúc theo nhịp 2/4 sôi động, lúc nhịp 3/4 trữ tình, thổi hồn cho mỗi bước vũ. Lúc khoan thai như bước đi thuận lợi, lúc nhanh chậm, ngập ngừng như sự khó khăn trên đường đời, lúc sôi nổi, hào hứng như niềm vui thành công.
Điệu xòe phá xí có ý nghĩa biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng; thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng tộc người, dù là ai, dù có đi bốn phương trời thì cũng luôn nhớ về nhau, cùng hướng về nguồn cội. Xòe bổ bốn không chỉ diễn tả tình đoàn kết, gắn bó keo sơn mà còn mang bóng dáng quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương ngũ hành một cách tinh tế và sâu sắc của tộc người.
* Điệu "khắm khen" (nắm tay):
Khắm khen là điệu xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật xòe của đồng bào dân tộc Thái. Quanh đống lửa, mọi người nắm tay nhau, nhảy múa vòng tròn theo chiều trái đất quay, cùng với nhịp tay giơ lên thì nhịp chân đưa chéo theo nhịp trống. Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn theo quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhịp trống như thôi thúc, như tiếp lửa cho mỗi người. Trong trời đêm, bên ánh lửa, tiếng trống như trái tim của bản mường. Trong điệu xòe này, số lượng người không hạn chế, chẵn lẻ đều được, trai gái, già trẻ đều được tham gia. Đạo cụ với nữ là khăn xòe vắt trên vai. Mọi người nắm tay nhau tạo thành vòng tròn trong một không gian thích hợp như một sân rộng, một khoảng đất hẹp hay trên sàn nhà. Nếu số lượng ít chỉ thành một vòng tròn, nếu đông thì xếp thành nhiều vòng tròn đồng tâm; dịch chuyển theo chiều trái đất quay theo nhịp 2/4 rồi quay ngược lại. Mọi người tay nắm tay, vai kề vai, chân người này nối tiếp theo chân người kia theo bước "tin khoang", cách mặt đất không quá 5 cm; đồng thời hai tay vung về phía trước bằng vai, chân phải tiến lên phía trước một bước, sau đó lùi lại vị trí cũ, hai tay vung ra đằng sau một góc không quá 1500 theo thế "khua" như chém thẳng; cứ như thế, các bước tiếp theo lại trở về từ động tác bước chân phải cho đến khi tàn cuộc.
Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn theo quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhịp trống như thôi thúc, như tiếp lửa cho mỗi người. Điệu xòe khắm then là điệu xòe cơ bản trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái; nó được hình thành trong quá trình lao động từ thủa sơ khai. Đây cũng là những động tác đầu tiên làm tiền đề để phát triển thành những điệu xòe tiếp theo và phát triển thành những tác phẩm múa dân gian đặc sắc.
Điệu xòe khắm then thể hiện sự gắn kết cộng đồng; mỗi khi có niềm vui, họ cùng nhau nhảy múa, khi gặp khó khăn, hoạn nạn, họ vẫn nắm chặt tay nhau cùng chung sức vượt qua.
* Điệu "ỏm lọm tốp mư" (vòng tròn vỗ tay):
Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành thì điệu xòe này biểu hiện niềm hân hoan, sự thỏa mãn. Đó cũng là những bước chân chếnh choáng men say của rượu nồng và tình người ngây ngất; tiếng vỗ tay cũng nhỏ dần, thưa dần cùng ánh lửa le lói báo hiệu đêm sắp tàn, mọi người chia tay và chào đón một ngày mới. Các vũ công, khăn piêu vắt trên vai, xếp theo hình tròn, quay mặt về phía trước, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ theo bước "tin khoang" (đi ngang), chân trái bước trước, chân phải bước theo nhịp một, hai, ba, bốn. Đến nhịp bốn, chân phải nhảy nhẹ co lên, chếch ra phía ngoài hàng một góc không quá 1500. Hai bàn tay úp xuống, từng tay lần lượt khua ra phía trước theo điệu "tin khua" và hai tay giơ ngang vai theo thế "khua" (còn gọi là vung) rồi vỗ tay theo nhịp chân nhảy, đầu hơi nghiêng nhìn theo tay vỗ; sau đó lại đảo theo chiều ngược lại, sau khi vỗ hai bên, hai tay ngang vai hướng vào phía trước rồi vỗ tay. Có lúc các vũ công lại tạo thành vòng tròn nhỏ trong vòng tròn lớn, vẫn nắm tay nhau rồi di chuyển vòng tròn trong ra ngoài.
Điệu xòe “ỏm lọm tốp mư” có nghĩa là đi vòng tròn vỗ tay. Khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành thì điệu xòe vỗ tay biểu hiện niềm hân hoan trong men say. Có thể nói, khi bước vào điệu xòe này, con người như quên hết mọi khó khăn vất vả, tin yêu vào cuộc sống hơn. Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, biểu hiện niềm hân hoan, sự bịn rịn lúc chia tay.
Có thể nói, xòe là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái Mường Lò nói riêng và tộc người Thái vùng Tây Bắc nói chung, trong đó, xòe cổ là những gì cô đọng nhất của nét văn hóa ấy. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi cách sắp xếp đội hình đều là những cung bậc, những sắc thái tình cảm khác nhau mà nghệ thuật xòe có được. Sáu điệu xòe cổ với những thế chân, thế tay cơ bản nhất của nghệ thuật múa tộc người Thái đã phát triển thành ba mươi sáu điệu xòe của miền Tây Bắc hôm nay, góp phần làm nên linh hồn của văn hóa Thái, trở thành biểu tượng của văn hóa vùng Tây Bắc Việt Nam.
* Nhạc cụ sử dụng trong xòe cổ:
Nhạc cụ thường dùng trong sáu điệu xòe cổ gồm: bộ gõ và bộ hơi, có thể có thêm bộ dây. Người Thái Mường Lò chủ yếu dùng trống, chiêng, khèn bè, tăng bẳng, mác hính, pí ló, pí pặp.
8. Hiện trạng Di sản văn hóa:
Xòe vốn là một nét văn hoá đặc trưng, tiêu biểu trong sinh hoạt cộng đồng của người Thái Mường Lò. Bởi thế, ở đây, xòe đã được lưu giữ và phát triển thành một không gian văn hóa hết sức đồ sộ về khối lượng trong cộng đồng, được nhảy múa thường xuyên vào những dịp vui hội, lễ tết nhưng mức độ và hình thức thể hiện có khác nhau.
Đến nay, xòe cổ được lưu giữ, truyền lại trong cộng đồng do chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn của nó mà những người yêu thích nghệ thuật xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức biên soạn cuốn bài giảng "Nghệ thuật xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò" do ông Lò Văn Biến là chủ biên để truyền dạy sáu điệu xòe trong cộng đồng thông qua nhiều hình thức như: truyền dạy cho đội ngũ cán bộ của thị xã Nghĩa Lộ, sau đó đội ngũ cán bộ trực tiếp xuống các xã, phường, bản, làng để truyền dạy. Từ các trường học thuộc thị xã Nghĩa Lộ cho tới các xã, phường như xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, phường Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và các bản, làng hiện nay của Mường Lò đều có truyền thống xoè và phong trào xòe quần chúng rất phát triển.
Đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được bốn mươi tám đội xòe nòng cốt với 384 người thuộc sáu lứa tuổi, là hội viên các cấp hội tại bảy xã, phường là: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, học sinh mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; hai đội nhạc công nòng cốt gồm hai mươi người (xã Nghĩa An: 10 người; trung tâm Văn hóa - TTTT: 10 người).
Hàng năm vào các dịp lễ kỷ niệm, thị xã Nghĩa Lộ luôn tổ chức các hội thi xòe cấp cơ sở, phong trào này góp phần thu hút đông đảo đồng bào Thái tham gia. Mỗi bản hình thành các đội xòe biểu diễn, được các nghệ nhân trong bản hướng dẫn tập luyện, thường xuyên biểu diễn giao lưu với các địa phương khác. Đặc biệt, ở Nghĩa Lộ - Mường Lò hiện nay có một đội xòe lên tới 2013 người, được tập hợp từ các đội xòe ở các bản để biểu diễn vào những dịp lễ tết và phục vụ những ngày hội văn hóa lớn được tổ chức tại tỉnh Yên Bái. Năm 2013, với 2013 người tham gia màn đại xòe cổ tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, đã xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam.
Đến nay, xòe cổ nói riêng cũng như nghệ thuật xòe nói chung của đồng bào Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò) đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của cộng đồng. Hình thức nghệ thuật này không chỉ để phục vụ cho các hoạt động xã hội mà đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân vùng lòng chảo này.
9. Giá trị của Di sản văn hóa.
* Giá trị lịch sử: Nghệ thuật xòe cổ là một di sản văn hóa phi vật thể rất độc đáo, có lịch sử lâu đời trong cộng đồng tộc người Thái, nó phản ánh quá trình lịch sử của tộc người rất rõ nét. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi bước nhún chân, mỗi kiểu vung tay đều mang những ý nghĩa riêng của nó gắn với lịch sử di cư, lịch sử cư trú, lịch sử xã hội, lịch sử canh tác của tộc người. Những ý nghĩa cao cả mà mỗi điệu xòe hướng tới, mà người xòe muốn gửi gắm đều phản ánh một phần thực tế xã hội của cộng đồng. Như thế, nghiên cứu mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe, mỗi cách thức thể hiện xòe đều cho ta thấy được phần nào bức tranh của xã hội tộc người trong lịch sử.
* Giá trị văn hóa - xã hội: Đây là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe đều thể hiện những quan niệm của cộng đồng về thế giới quan, nhân sinh quan; thể hiện những cách ứng xử đẹp của con người với con người, con người với thiên nhiên, tình đoàn kết trong cộng đồng, sự hiếu khách với bạn bè bốn phương.
Xòe cổ tồn tại và phát triển xuyên suốt trong lịch sử, được ghi chép thành văn bản còn thể hiện sức sống bền vững của một nền văn hóa độc đáo, lâu đời. Xòe cổ của người Thái Mường Lò nói riêng và xòe Thái Tây Bắc nói chung đều là sản phẩm sáng tạo của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước; vì vậy nó in đậm dấu ấn bản địa của một xã hội nông nghiệp với những động tác trong lao động, những ước mơ, khát vọng về một vụ mùa bội thu.
Xòe và các hoạt động xòe của người Thái hiện có sức cuốn hút đặc biệt với du khách tham quan trong và ngoài nước. Sinh hoạt văn hóa này đã và đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Yên Bái. Tỉnh Yên Bái đang chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm nghiên cứu và chuẩn bị đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp đỡ lập hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
* Giá trị khoa học: Có thể nói, những điệu xòe, những động tác xòe, những đạo cụ hỗ trợ xòe đã giúp các nhà nghiên cứu có thêm tri thức về đời sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng tộc người Thái. Di sản nghệ thuật múa xòe cổ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, kinh tế truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò nói riêng cũng như người Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung.
* Giá trị nghệ thuật: Người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò sáng tạo ra những động tác, đường nét xòe trong hội hè, nghi lễ nhằm thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của tộc người. Sáu điệu xòe cổ mang giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cao của một tộc người, có sức lan tỏa trong một không gian và thời gian rộng lớn. Vẻ đẹp từ khuôn hình cho đến ý nghĩa nhân sinh, mục đích làm cho người ta chiêm nghiệm, suy ngẫm bằng các giác quan, từ đó khâm phục, ngưỡng mộ. Trong lịch sử phát triển loài người, con người sáng tạo các loại hình nghệ thuật làm phong phú hơn cuộc sống, giúp con người thêm tự tin để tồn tại và phát triển. Vì vậy, sáng tạo nghệ thuật là quy luật tất yếu và là nhu cầu không thể thiếu của con người. Sáu điệu xòe cổ cũng là quy luật như vậy, nó thể hiện những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh trước thiên nhiên hùng vĩ, trước những cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển. Đó chính là vẻ đẹp bất biến, cao cả của giá trị nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.
Di sản văn hóa phi vật thể xòe cổ thể hiện trình độ nghệ thuật và óc sáng tạo cao của người Thái Mường Lò, bởi nó không sao chép hiện thực mà nó dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền tải hiện thực. Sự phản ánh hiện thực ấy được thông qua lăng kính và cái nhìn của con người với những cảm xúc thẩm mỹ sáng tạo; chứa đựng tư duy, suy nghĩ, ý nguyện, tình cảm và những khát vọng vươn tới cái chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả của giá trị nghệ thuật đích thực mà nghệ thuật xòe nơi đây đã mang lại.
* Giá trị giáo dục: Nghệ thuật xòe cổ thể hiện những gì tinh túy nhất của văn hóa tộc người và được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua đó, người ta truyền cho nhau những cách ứng xử hay, những hành động đẹp, những cử chỉ thân thiện giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Rõ rệt nhất có thể kể đến là tinh thần đoàn kết, tính cấu kết cao trong cộng đồng, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, luôn nhớ về nguồn cội, biết trân trọng lịch sử cũng như cách giao tiếp ứng xử mỗi khi khách đến nhà,… Như thế, chỉ truyền cho nhau các điệu xòe, các động tác xòe là người ta đã truyền cho nhau những nét văn hóa đẹp, những triết lý sống cao cả, để rồi, từ đời này sang đời khác, những yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người cứ trường tồn mãi mãi với thời gian.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)