Lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong phong tục tập quán của đồng bào Dao nơi đây. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức vào dịp tháng Giêng và rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Đình làng - nơi tổ chức lễ hội Cầu Mùa của người Dao đỏ xã Khai Trung, huyện Lục Yên
1. Nguồn gốc Lễ hội
Xã Khai Trung cách thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên khoảng 18km, là nơi quần cư của đồng bào người Dao đỏ. Theo một số già làng ở xã Khai Trung, lễ Cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian dài bị mai một thì trong khoảng 20 năm trở lại đây, lễ Cầu mùa đã được người Dao đỏ khôi phục và duy trì. Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch, để cầu cho mọi người trong dân làng luôn khỏe mạnh, phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, bản làng được bình an.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ hội
Theo phong tục, lễ Cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... tất cả đều phải do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng là những người đã được cấp sắc và thầy cúng sẽ phụ trách việc thờ cúng, phụ nữ thì nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ, thanh niên trai tráng thì giết lợn, mổ gà.
Trước khi tiến hành làm lễ ở đình làng, sáng sớm người dân tập trung ở nhà ông chủ thờ thần linh để tiến hành dâng hương rước các vị thần linh đến đình làng. Sau đó, các công việc tiếp theo của phần lễ sẽ được thực hiện bởi 4 ông thầy cúng. Trong khoảng thời gian 2 ngày liên tục không nghỉ các thầy cúng thực hiện các nghi lễ như: Mời thần linh đến chứng kiến; lễ khai đàn; lễ mời Bản vương; lễ khai sơn lập địa; lễ cầu mùa, cầu an, cầu phúc, cầu tài; lễ tụng kinh cầu nguyện và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn các thần linh. Cầu cho bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả.
Song song với việc các thầy cúng làm lễ cúng tại đình làng, thì phần hội cũng được tổ chức để bà con dân làng trong thôn, bản vui chơi với các trò chơi thể thao như: bóng chuyền, các trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đã thu hút không chỉ đồng bào Dao nơi đây mà còn có sự tham gia, đến thăm của nhiều du khách thập phương.
Lễ Cầu mùa người Dao đỏ xã Khai Trung được tổ chức một năm 2 lần như đã nói ở trên. Tuy nhiên, cứ 3 năm lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài phần lễ, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao đỏ địa phương.
Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc.
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào Dao đỏ ở xã Khai Trung đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã và đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
5. Thông tin liên hệ
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: Ủy ban nhân dân xã Khai Trung, huyện Lục Yên. Ông Phùng Văn Doanh - Phó Chủ tịch UBND xã - Trưởng Ban tổ chức; Điện thoại: 0355720578; Bà Hoàng Thị Tới - Công chức VHXH, điện thoại: 0814959735.
Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở Lưu trú:
+ Khách sạn Hồng Ngọc, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845176.
+ Nhà nghỉ Tùng Dương, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845450.
+ Nhà nghỉ Hương Giang, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845596.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Đông Hồ, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845612.
+ Nhà hàng ẩm thực Lục Yên, tổ 4, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 0986607994.
+ Nhà hàng Hùng Liên, tổ 4, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845476.
+ Nhà hàng Giỏi Liên, tổ 10, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845458.
+ Gia đình Nguyễn Thị Mát, thôn Nà Bái, xã Mường Lai, điện thoại: 0376125849.
- Di chuyển: Đường bộ.
4638 lượt xem
Ban Biên tập
Lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong phong tục tập quán của đồng bào Dao nơi đây. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức vào dịp tháng Giêng và rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. 1. Nguồn gốc Lễ hội
Xã Khai Trung cách thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên khoảng 18km, là nơi quần cư của đồng bào người Dao đỏ. Theo một số già làng ở xã Khai Trung, lễ Cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian dài bị mai một thì trong khoảng 20 năm trở lại đây, lễ Cầu mùa đã được người Dao đỏ khôi phục và duy trì. Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch, để cầu cho mọi người trong dân làng luôn khỏe mạnh, phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, bản làng được bình an.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ hội
Theo phong tục, lễ Cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... tất cả đều phải do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng là những người đã được cấp sắc và thầy cúng sẽ phụ trách việc thờ cúng, phụ nữ thì nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ, thanh niên trai tráng thì giết lợn, mổ gà.
Trước khi tiến hành làm lễ ở đình làng, sáng sớm người dân tập trung ở nhà ông chủ thờ thần linh để tiến hành dâng hương rước các vị thần linh đến đình làng. Sau đó, các công việc tiếp theo của phần lễ sẽ được thực hiện bởi 4 ông thầy cúng. Trong khoảng thời gian 2 ngày liên tục không nghỉ các thầy cúng thực hiện các nghi lễ như: Mời thần linh đến chứng kiến; lễ khai đàn; lễ mời Bản vương; lễ khai sơn lập địa; lễ cầu mùa, cầu an, cầu phúc, cầu tài; lễ tụng kinh cầu nguyện và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn các thần linh. Cầu cho bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả.
Song song với việc các thầy cúng làm lễ cúng tại đình làng, thì phần hội cũng được tổ chức để bà con dân làng trong thôn, bản vui chơi với các trò chơi thể thao như: bóng chuyền, các trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đã thu hút không chỉ đồng bào Dao nơi đây mà còn có sự tham gia, đến thăm của nhiều du khách thập phương.
Lễ Cầu mùa người Dao đỏ xã Khai Trung được tổ chức một năm 2 lần như đã nói ở trên. Tuy nhiên, cứ 3 năm lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài phần lễ, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao đỏ địa phương.
Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc.
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào Dao đỏ ở xã Khai Trung đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã và đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
5. Thông tin liên hệ
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: Ủy ban nhân dân xã Khai Trung, huyện Lục Yên. Ông Phùng Văn Doanh - Phó Chủ tịch UBND xã - Trưởng Ban tổ chức; Điện thoại: 0355720578; Bà Hoàng Thị Tới - Công chức VHXH, điện thoại: 0814959735.
Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở Lưu trú:
+ Khách sạn Hồng Ngọc, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845176.
+ Nhà nghỉ Tùng Dương, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845450.
+ Nhà nghỉ Hương Giang, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845596.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Đông Hồ, tổ 11, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845612.
+ Nhà hàng ẩm thực Lục Yên, tổ 4, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 0986607994.
+ Nhà hàng Hùng Liên, tổ 4, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845476.
+ Nhà hàng Giỏi Liên, tổ 10, thị trấn Yên Thế, điện thoại: 02163845458.
+ Gia đình Nguyễn Thị Mát, thôn Nà Bái, xã Mường Lai, điện thoại: 0376125849.
- Di chuyển: Đường bộ.
Các bài khác
- Lễ hội Tết rừng, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (02/04/2018)
- Độc đáo lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (29/03/2018)
- Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/02/2018)
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
Xem thêm »