Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà giúp nhiều hộ dân ven hồ thoát nghèo.
Được biết, cách đây 20 - 30 năm, chăn nuôi
thủy sản ở huyện phát triển mạnh mẽ. Nhà nhà nuôi cá lồng, cá ao. Phong trào
nuôi cá phát triển khắp các miền quê, vùng sông nước. Cá chim trắng, rô phi đơn
tính, chép lai, trắm cỏ... đã được người dân đưa vào nuôi tổng hợp, khi có hiệu
quả thì đầu tư mở rộng thêm diện tích.
Theo đó, sản lượng khai thác mỗi năm đạt
hàng ngàn tấn cá, tôm. Mỗi khi nhà có khách, chủ nhà ra lồng, bắt những con cá
từ 5 - 7kg lên mời khách. Nhà không nuôi cá lồng lại ra hồ làm mẻ lưới là có
ngay cá, tôm tươi đãi khách. Nhưng thời "hoàng kim" ấy cũng dần qua
đi bởi sự phát triển tự phát, thiếu kiến thức khoa học của người dân, khiến
hàng loạt lồng cá bị nhiễm bệnh. Nhiều người đã phá sản, nguồn lợi thủy sản
trên hồ Thác Bà cũng cạn kiệt bởi cách đánh bắt "hủy diệt". Người dân
lại trở về với công việc đồng áng vốn có, cái đói, cái nghèo không sao thoát nổi
đối với nhiều gia đình.
Trước thực trạng trên, huyện quyết tâm vực
dậy nghề nuôi trồng thủy sản. Với lợi thế trên 15.000ha mặt nước hồ Thác Bà và
555ha ao, hồ nhỏ trong dân, huyện đã phát động phong trào chăn nuôi thủy sản
tới hầu hết các xã vùng ven hồ. Và chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản đã tạo
động lực cho người dân. Người dân vùng hồ, ven sông Chảy và kể cả người trong
thị trấn Yên Bình cũng ra hồ, đóng lồng, nuôi cá. Mất hơn 30 phút ngồi thuyền
máy, chúng tôi đến khu vực nuôi cá lồng của gia đình anh Hoàng Văn Sử ở tổ 18,
thị trấn Yên Bình.
Hiện nay, anh Sử đang nuôi 3 lồng cá, trong
đó, 2 lồng cá trắm và 1 lồng cá nheo. Làm nghề nuôi cá trên hồ đã hơn chục năm,
nhưng trước đây, anh làm bè nuôi ngay gần bờ nhưng do nguồn nước bị ô nhiễm nên
hiệu quả không cao. Năm 2013, anh được thuê trông coi đảo cây trên hồ, vậy là, làm
lán, đóng lồng, nuôi cá. Anh Sử cho biết: "Nuôi ở đây, xa dân cư nên nước
không bị ô nhiễm, cá lớn nhanh, không bị bệnh. Nếu tiếp tục được sự hỗ trợ của
Nhà nước và vay vốn ưu đãi thì thời gian tới tôi sẽ nhân rộng và đưa vào nuôi
thêm các loại cá đặc sản".
Theo anh Sử, nuôi cá trắm trong lồng cũng
không khó, nếu thuận lợi cá không mắc bệnh thì thu nhập cao. Một năm, từ 2 lồng
cá cũng mang về cho gia đình anh từ 50 - 60 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Chị Phùng Thế Hồng, cán bộ phụ trách chăn nuôi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện khẳng định: "Chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện những năm
gần đây đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là đối với những xã vùng ven
hồ. Từ nuôi cá lồng, nhiều gia đình vươn lên, xóa đói giảm nghèo, điển hình là
người dân ở xã Vĩnh Kiên, Vũ Linh, thị trấn Yên Bình…".
Những năm qua, người nuôi cá lồng và quây
lưới tại các eo, ngách trên hồ Thác Bà đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Riêng năm 2014, toàn huyện được hỗ trợ 30 lồng cá với mức 3 triệu
đồng/lồng. Song song với đó, huyện còn phối hợp với Chi cục Thủy sản
tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật, thâm canh nuôi
trồng thủy sản tới các hộ dân ven hồ. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các xã có
diện tích ruộng cấy lúa một vụ năng suất thấp sang đào ao thả cá và nuôi cá xen
lúa. Đặc biệt, trong năm qua, một số người dân đã mạnh dạn mua lưới về quây tại
các eo, ngách nhỏ trên hồ để nuôi cá rô phi đơn tính, cho hiệu quả cao.
Nhờ vậy, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn huyện, nhất là nuôi cá lồng phát triển mạnh mẽ. Nhiều người ở hẳn trên hồ
để nuôi cá rồi vào đất liền, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm đầy đủ tiện nghi
sinh hoạt đắt tiền. Dọc các xã ven hồ từ Xuân Lai, Vĩnh Kiên, Phúc Ninh, đến
thị trấn Thác Bà, Thịnh Hưng, thị trấn Yên Bình đâu đâu cũng thấy người dân
nuôi cá lồng. Đến nay, toàn huyện có trên 375 lồng cá các loại gồm: trắm, nheo,
ngạnh, tầm… Sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 3.500 tấn, giá trị đạt gần 20
tỷ đồng.
Với lợi thế về mặt nước và truyền thống
nuôi cá cùng với những định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp, nghề nuôi trồng
thủy sản ở Yên Bình sẽ ngày một phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2660 lượt xem
(Theo Hồng Duyên/Báo Yên Bái)
Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Được biết, cách đây 20 - 30 năm, chăn nuôi
thủy sản ở huyện phát triển mạnh mẽ. Nhà nhà nuôi cá lồng, cá ao. Phong trào
nuôi cá phát triển khắp các miền quê, vùng sông nước. Cá chim trắng, rô phi đơn
tính, chép lai, trắm cỏ... đã được người dân đưa vào nuôi tổng hợp, khi có hiệu
quả thì đầu tư mở rộng thêm diện tích.
Theo đó, sản lượng khai thác mỗi năm đạt
hàng ngàn tấn cá, tôm. Mỗi khi nhà có khách, chủ nhà ra lồng, bắt những con cá
từ 5 - 7kg lên mời khách. Nhà không nuôi cá lồng lại ra hồ làm mẻ lưới là có
ngay cá, tôm tươi đãi khách. Nhưng thời "hoàng kim" ấy cũng dần qua
đi bởi sự phát triển tự phát, thiếu kiến thức khoa học của người dân, khiến
hàng loạt lồng cá bị nhiễm bệnh. Nhiều người đã phá sản, nguồn lợi thủy sản
trên hồ Thác Bà cũng cạn kiệt bởi cách đánh bắt "hủy diệt". Người dân
lại trở về với công việc đồng áng vốn có, cái đói, cái nghèo không sao thoát nổi
đối với nhiều gia đình.
Trước thực trạng trên, huyện quyết tâm vực
dậy nghề nuôi trồng thủy sản. Với lợi thế trên 15.000ha mặt nước hồ Thác Bà và
555ha ao, hồ nhỏ trong dân, huyện đã phát động phong trào chăn nuôi thủy sản
tới hầu hết các xã vùng ven hồ. Và chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản đã tạo
động lực cho người dân. Người dân vùng hồ, ven sông Chảy và kể cả người trong
thị trấn Yên Bình cũng ra hồ, đóng lồng, nuôi cá. Mất hơn 30 phút ngồi thuyền
máy, chúng tôi đến khu vực nuôi cá lồng của gia đình anh Hoàng Văn Sử ở tổ 18,
thị trấn Yên Bình.
Hiện nay, anh Sử đang nuôi 3 lồng cá, trong
đó, 2 lồng cá trắm và 1 lồng cá nheo. Làm nghề nuôi cá trên hồ đã hơn chục năm,
nhưng trước đây, anh làm bè nuôi ngay gần bờ nhưng do nguồn nước bị ô nhiễm nên
hiệu quả không cao. Năm 2013, anh được thuê trông coi đảo cây trên hồ, vậy là, làm
lán, đóng lồng, nuôi cá. Anh Sử cho biết: "Nuôi ở đây, xa dân cư nên nước
không bị ô nhiễm, cá lớn nhanh, không bị bệnh. Nếu tiếp tục được sự hỗ trợ của
Nhà nước và vay vốn ưu đãi thì thời gian tới tôi sẽ nhân rộng và đưa vào nuôi
thêm các loại cá đặc sản".
Theo anh Sử, nuôi cá trắm trong lồng cũng
không khó, nếu thuận lợi cá không mắc bệnh thì thu nhập cao. Một năm, từ 2 lồng
cá cũng mang về cho gia đình anh từ 50 - 60 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Chị Phùng Thế Hồng, cán bộ phụ trách chăn nuôi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện khẳng định: "Chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện những năm
gần đây đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là đối với những xã vùng ven
hồ. Từ nuôi cá lồng, nhiều gia đình vươn lên, xóa đói giảm nghèo, điển hình là
người dân ở xã Vĩnh Kiên, Vũ Linh, thị trấn Yên Bình…".
Những năm qua, người nuôi cá lồng và quây
lưới tại các eo, ngách trên hồ Thác Bà đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Riêng năm 2014, toàn huyện được hỗ trợ 30 lồng cá với mức 3 triệu
đồng/lồng. Song song với đó, huyện còn phối hợp với Chi cục Thủy sản
tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật, thâm canh nuôi
trồng thủy sản tới các hộ dân ven hồ. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các xã có
diện tích ruộng cấy lúa một vụ năng suất thấp sang đào ao thả cá và nuôi cá xen
lúa. Đặc biệt, trong năm qua, một số người dân đã mạnh dạn mua lưới về quây tại
các eo, ngách nhỏ trên hồ để nuôi cá rô phi đơn tính, cho hiệu quả cao.
Nhờ vậy, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn huyện, nhất là nuôi cá lồng phát triển mạnh mẽ. Nhiều người ở hẳn trên hồ
để nuôi cá rồi vào đất liền, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm đầy đủ tiện nghi
sinh hoạt đắt tiền. Dọc các xã ven hồ từ Xuân Lai, Vĩnh Kiên, Phúc Ninh, đến
thị trấn Thác Bà, Thịnh Hưng, thị trấn Yên Bình đâu đâu cũng thấy người dân
nuôi cá lồng. Đến nay, toàn huyện có trên 375 lồng cá các loại gồm: trắm, nheo,
ngạnh, tầm… Sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 3.500 tấn, giá trị đạt gần 20
tỷ đồng.
Với lợi thế về mặt nước và truyền thống
nuôi cá cùng với những định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp, nghề nuôi trồng
thủy sản ở Yên Bình sẽ ngày một phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.