CTTĐT - Trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách luôn là kho tàng tri thức. Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin, những tưởng sách mất đi vai trò quan trọng của mình, song với nhiều người dân thành phố Yên Bái, sách đã và đang là người bạn thân thiết, làm cho đời sống phong phú, mỹ mãn và luôn hướng cuộc sống tới những cái mới tốt đẹp hơn, hoàn mỹ hơn.
Góc thư viện của trường tiểu học Hồng Thái (Tp Yên Bái)
Đã thành thói quen cứ đến giờ ra chơi giữa giờ là các em học sinh trường tiểu học Hồng Thái thường đến góc thư viện của lớp mình để chọn những cuốn sách mang về chỗ đọc. Là ngôi trường nằm trong nội thành với 675 học sinh học ở 20 lớp, do thư viện của trường không đủ rộng nên nhà trường đã thực hiện mô hình góc thư viện tại các lớp. Điều đó đã tạo nên một nếp đọc sách hàng ngày cho các em học sinh. Qua đó đã góp phần giáo dục các em học sinh hiểu về lợi ích của sách, báo và việc đọc sách trong đời sống cũng như góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giảng dạy, học tập và công tác xây dựng thư viện trong các đơn vị trường học. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Thái, thành phố Yên Bái cho biết: “Vì điều kiện nhà trường chưa xây dựng được thư viện chung, nhưng đã bố trí các góc thư viện ngay tại các lớp học. Để xây dựng các góc thư viện này, các cô giáo và học sinh thường xuyên sưu tầm, bổ sung các loại sách, báo mới phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi của các em. Việc cho các em đọc sách ngay tại các lớp thuận lợi với việc tạo cho các em có thói quen đọc sách.”
Trong bối cảnh cạnh tranh của xã hội công nghệ hiện nay, nhịp sống cuốn người ta chạy đua với thời gian khiến con người đôi lúc cũng trở nên mệt mỏi và cần có những giây phút thư giản. Những lúc như vậy đọc một cuốn sách hay trong một không gian yên tĩnh làm cho người đọc sách vơi bớt phiền não và tâm hồn như được gạn đục khơi trong. Riêng đối với những bạn trẻ có niềm đam mê đọc sách thực sự thì sách vẫn luôn là một “báu vật”, các em vẫn có thể dành thời gian lựa chọn cho mình những cuốn sách bổ ích để đọc. Có thể dành dụm tiền mua quà ăn vặt để mua cho bằng được một cuốn sách mình thích. Em Vũ Hương Giang, tổ 13, phường Yên Ninh tâm sự: “Em có thói quen đọc sách từ bé đến giờ. Em cho rằng sách vừa là người bạn, vừa là người thầy, sách gắn kết cộng đồng với nhau cùng phát triển.”
Hiện nay trên địa bàn thành phố Yên Bái có 146 nhà văn hoá khu dân cư và nhà sinh hoạt cộng đồng. Ở mỗi nhà văn hoá, các khu dân cư đều xây dựng tủ sách pháp luật, thư viện, tủ sách tri thức… đã và đang từng bước phát huy tác dụng của mình tạo điều kiện cho người dân ở địa bàn dân cư duy trì văn hóa đọc. Cùng với đó là hệ thống thư viện sách của tỉnh, thành phố, các thư viện gia đình, dòng họ, thư viện của các tổ chức, các điểm bưu điện văn hóa cơ sở cung cấp hệ thống sách, báo đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên. Nhiều người dân vẫn duy trì thói quen mua sách, đọc sách để tiếp cận thông tin cũng như khuyến khích con cái đọc sách thường xuyên tại gia đình, nhằm khơi gợi tính ham đọc cho con trẻ trong giai đoạn tuổi ấu thơ để giúp con có thêm nguồn tri thức để hoàn thiện nhân cách. Chị Nguyễn Thị Mai, tổ 36, phường Nguyễn Phúc cho biết: “Tôi có thói quen đọc sách từ nhỏ, đến nay tôi lại truyền cho con tôi về thói quen tốt này. Tôi thường xuyên lựa chọn cho con tôi những quyển sách phù hợp vừa để luyện chữ, vừa để nắm bắt những tri thức mới của nhân loại”.
Đọc một quyển sách không khó. Nhưng để trở thành thói quen đọc và chọn sách để đọc phải có sự “tập luyện” của mỗi cá nhân. Văn hóa đọc đã và đang tích cực thi đua với văn hóa nghe nhìn trong việc thực hiện chức năng xã hội của mình. Có thể nói, văn hoá đọc cũng như sức sống của sách vẫn luôn tồn tại song hành với thời gian. Dù xã hội có phát triển đến đâu thì với mỗi người yêu sách, mỗi cuốn sách giúp mở rộng, nâng cao năng lực tư duy, duy trì thói quen tự học và hoàn thiện bản thân cũng như xây dựng văn hoá đọc trong cộng đồng./.
2407 lượt xem
Bích Liên – Thanh Nghị/Đài TT – TH thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách luôn là kho tàng tri thức. Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin, những tưởng sách mất đi vai trò quan trọng của mình, song với nhiều người dân thành phố Yên Bái, sách đã và đang là người bạn thân thiết, làm cho đời sống phong phú, mỹ mãn và luôn hướng cuộc sống tới những cái mới tốt đẹp hơn, hoàn mỹ hơn.
Đã thành thói quen cứ đến giờ ra chơi giữa giờ là các em học sinh trường tiểu học Hồng Thái thường đến góc thư viện của lớp mình để chọn những cuốn sách mang về chỗ đọc. Là ngôi trường nằm trong nội thành với 675 học sinh học ở 20 lớp, do thư viện của trường không đủ rộng nên nhà trường đã thực hiện mô hình góc thư viện tại các lớp. Điều đó đã tạo nên một nếp đọc sách hàng ngày cho các em học sinh. Qua đó đã góp phần giáo dục các em học sinh hiểu về lợi ích của sách, báo và việc đọc sách trong đời sống cũng như góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giảng dạy, học tập và công tác xây dựng thư viện trong các đơn vị trường học. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Thái, thành phố Yên Bái cho biết: “Vì điều kiện nhà trường chưa xây dựng được thư viện chung, nhưng đã bố trí các góc thư viện ngay tại các lớp học. Để xây dựng các góc thư viện này, các cô giáo và học sinh thường xuyên sưu tầm, bổ sung các loại sách, báo mới phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi của các em. Việc cho các em đọc sách ngay tại các lớp thuận lợi với việc tạo cho các em có thói quen đọc sách.”
Trong bối cảnh cạnh tranh của xã hội công nghệ hiện nay, nhịp sống cuốn người ta chạy đua với thời gian khiến con người đôi lúc cũng trở nên mệt mỏi và cần có những giây phút thư giản. Những lúc như vậy đọc một cuốn sách hay trong một không gian yên tĩnh làm cho người đọc sách vơi bớt phiền não và tâm hồn như được gạn đục khơi trong. Riêng đối với những bạn trẻ có niềm đam mê đọc sách thực sự thì sách vẫn luôn là một “báu vật”, các em vẫn có thể dành thời gian lựa chọn cho mình những cuốn sách bổ ích để đọc. Có thể dành dụm tiền mua quà ăn vặt để mua cho bằng được một cuốn sách mình thích. Em Vũ Hương Giang, tổ 13, phường Yên Ninh tâm sự: “Em có thói quen đọc sách từ bé đến giờ. Em cho rằng sách vừa là người bạn, vừa là người thầy, sách gắn kết cộng đồng với nhau cùng phát triển.”
Hiện nay trên địa bàn thành phố Yên Bái có 146 nhà văn hoá khu dân cư và nhà sinh hoạt cộng đồng. Ở mỗi nhà văn hoá, các khu dân cư đều xây dựng tủ sách pháp luật, thư viện, tủ sách tri thức… đã và đang từng bước phát huy tác dụng của mình tạo điều kiện cho người dân ở địa bàn dân cư duy trì văn hóa đọc. Cùng với đó là hệ thống thư viện sách của tỉnh, thành phố, các thư viện gia đình, dòng họ, thư viện của các tổ chức, các điểm bưu điện văn hóa cơ sở cung cấp hệ thống sách, báo đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên. Nhiều người dân vẫn duy trì thói quen mua sách, đọc sách để tiếp cận thông tin cũng như khuyến khích con cái đọc sách thường xuyên tại gia đình, nhằm khơi gợi tính ham đọc cho con trẻ trong giai đoạn tuổi ấu thơ để giúp con có thêm nguồn tri thức để hoàn thiện nhân cách. Chị Nguyễn Thị Mai, tổ 36, phường Nguyễn Phúc cho biết: “Tôi có thói quen đọc sách từ nhỏ, đến nay tôi lại truyền cho con tôi về thói quen tốt này. Tôi thường xuyên lựa chọn cho con tôi những quyển sách phù hợp vừa để luyện chữ, vừa để nắm bắt những tri thức mới của nhân loại”.
Đọc một quyển sách không khó. Nhưng để trở thành thói quen đọc và chọn sách để đọc phải có sự “tập luyện” của mỗi cá nhân. Văn hóa đọc đã và đang tích cực thi đua với văn hóa nghe nhìn trong việc thực hiện chức năng xã hội của mình. Có thể nói, văn hoá đọc cũng như sức sống của sách vẫn luôn tồn tại song hành với thời gian. Dù xã hội có phát triển đến đâu thì với mỗi người yêu sách, mỗi cuốn sách giúp mở rộng, nâng cao năng lực tư duy, duy trì thói quen tự học và hoàn thiện bản thân cũng như xây dựng văn hoá đọc trong cộng đồng./.