Có lẽ, không một quốc gia nào trên thế giới có một thứ vũ khí bảo vệ từng tấc đất, biển trời của Tổ quốc kỳ lạ và vô cùng đặc biệt như Việt Nam. Thứ vũ khí ấy đã góp phần tạo nên một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ, chống mọi vũ khí hủy diệt của quân thù, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - đó là phong trào "Tiếng hát át tiếng bom".
Bà Lê Thị Nhậm (bên trái) thường xuyên gặp gỡ các cựu thanh niên xung phong ôn lại kỷ niệm những năm tháng chống Mỹ.
Một phong trào rộng khắp cả nước những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước thống nhất đã 40 năm, một màu xanh hòa bình, phát triển đã phủ khắp nhưng có lẽ những người con đất Việt không bao giờ quên một thời hoa lửa ấy.
Gặp bà Lê Thị Nhậm ở xã Y Can, huyện Trấn Yên - nữ thanh niên xung phong (TNXP) một thời ở đèo Lũng Lô những ngày chiến tranh ác liệt, nay tuổi đã gần 90. Tai nghễnh ngãng do bị sức ép của bom nhưng chỉ cần nhắc tới cụm từ "Tiếng hát át tiếng bom" trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là bao nhiêu kỷ niệm trong bà ùa về. Những người sống cùng thời với bà, không ai có thể quên được những năm 60 của thế kỷ trước, sau thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ đã dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" và tiến hành leo thang quân sự, đánh phá miền Bắc. Chúng điên cuồng trút bom xuống thị xã Nghĩa Lộ và thị xã Yên Bái từ tháng 6/1965, với các mục tiêu như: trung tâm thị xã, trường học, bệnh viện, nhà ga, đường sắt, cầu phà và các công sở. Lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài viện trợ cho Việt Nam, các thiết bị máy móc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà đều qua Ga Yên Bái, do đó, Yên Bái đã trở thành một trong những mục tiêu hủy diệt của chúng.
Nhớ lại quãng thời gian này, bà Nhậm không khỏi xúc động: "Lúc đó, khắp nơi dấy lên không khí sôi sục, khẩn trương chuẩn bị chiến đấu. Từ phụ nữ, người già và trẻ nhỏ đều nêu cao tinh thần bảo vệ quê hương". Lịch sử còn ghi lại nhiều trận địa pháo được bố trí ven thị xã và đường sắt hình thành các cụm hỏa lực tầm thấp. Các đơn vị pháo cao xạ của bộ đội chủ lực bố trí xung quanh các khu vực trọng điểm như công trường xây dựng Sân bay Yên Bái... hình thành trận địa dày đặc, vững chắc, đánh trả máy bay địch.
Hòa chung không khí thi đua của cả nước, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hừng hực khí thế quyết tâm đánh đuổi giặc Mỹ, hăng hái hưởng ứng các phong trào. Lao động sản xuất trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt không làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân suy yếu, trái lại, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" vẫn vang lên trên mỗi trận địa sau những giờ ngừng bắn, trên đồng ruộng, công trường, xưởng máy trong những giờ nghỉ ngơi, trở thành phong trào quần chúng mạnh mẽ rộng khắp, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân địa phương những ngày đánh Mỹ. Thời điểm đó, sau khi tham gia TNXP ở Lũng Lô, bà Nhậm về quê phụ trách phong trào thanh niên rồi phụ nữ tại xã.
Bà nhớ lại: "Các đội văn nghệ quần chúng của tỉnh và huyện cũng thỉnh thoảng về xã, mang tiếng hát cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nhân dân. Song, theo tinh thần chung của cả nước, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" đã về với xã, lãnh đạo xã chỉ đạo đoàn thanh niên gây dựng phong trào. Sau những giờ lao động sản xuất, chúng tôi dạy các bà, các chị, các em thiếu nhi hát, múa. Ai cũng phấn khởi tham gia. Tôi nhớ như in, những ngày ấy, chúng tôi đã xây dựng một đội nhi đồng cứu quốc gồm 44 em, dạy múa, dạy hát cho các em để biểu diễn cho những người dân trong thôn, trong xã. Còn các chị phụ nữ rất thích học hát, nhất là những bài ca ngợi quê hương, đất nước. Trên đồng, trên nương đồi, bên cạnh những bài hát của dân tộc Dao, Tày, các chị cất lên những lời hát ca ngợi Đảng, quê hương, tinh thần chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước...".
Từ phong trào văn nghệ quần chúng cơ sở, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" không chỉ ở Y Can mà ở khắp các địa phương trong tỉnh bấy giờ phát triển rất mạnh mẽ, in đậm trong tâm trí của những con người thời ấy. Và nhất là với bà Nhâm, người trực tiếp gây dựng phong trào "Tiếng hát át tiếng bom", "Tiếng loa hòa với tiếng súng" ngày ấy ở Y Can mãi mãi nằm trong tâm trí bà, ở một nơi rõ ràng nhất tuy bà đã ở cái tuổi quên quên nhớ nhớ.
Bà cho biết: "Ngày ấy, đi đến đâu cũng khí thế hừng hực, xã nào cũng thi đua sôi nổi. Chúng tôi có thể hát mọi lúc, mọi nơi, lúc nghỉ tay trên nương hay khi tra mạ. Thửa bên này đối thửa bên kia, rộn rã tiếng cười. Vui lắm!". Cảm xúc vui tươi, cổ động cho lao động sản xuất ở thời nào cũng vậy nhưng có lẽ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, những lời ca, tiếng hát đó đã làm nên một tinh thần thép cho toàn dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về một thời "Tiếng hát át tiếng bom" của những con người dũng cảm, can trường, bền bỉ, truyền "ngọn lửa" sức mạnh đến với đồng bào, đồng chí vẫn vẹn nguyên. Lời ca, tiếng hát của họ còn vang vọng mãi đến mai sau với một thông điệp nhắn nhủ: "Sức mạnh của ý chí và tinh thần vượt lên mọi kẻ thù hung bạo nhất" để "Tiếng hát át tiếng bom" mãi là bài ca không quên.
2287 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Có lẽ, không một quốc gia nào trên thế giới có một thứ vũ khí bảo vệ từng tấc đất, biển trời của Tổ quốc kỳ lạ và vô cùng đặc biệt như Việt Nam. Thứ vũ khí ấy đã góp phần tạo nên một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ, chống mọi vũ khí hủy diệt của quân thù, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - đó là phong trào "Tiếng hát át tiếng bom".
Một phong trào rộng khắp cả nước những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước thống nhất đã 40 năm, một màu xanh hòa bình, phát triển đã phủ khắp nhưng có lẽ những người con đất Việt không bao giờ quên một thời hoa lửa ấy.
Gặp bà Lê Thị Nhậm ở xã Y Can, huyện Trấn Yên - nữ thanh niên xung phong (TNXP) một thời ở đèo Lũng Lô những ngày chiến tranh ác liệt, nay tuổi đã gần 90. Tai nghễnh ngãng do bị sức ép của bom nhưng chỉ cần nhắc tới cụm từ "Tiếng hát át tiếng bom" trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là bao nhiêu kỷ niệm trong bà ùa về. Những người sống cùng thời với bà, không ai có thể quên được những năm 60 của thế kỷ trước, sau thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ đã dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" và tiến hành leo thang quân sự, đánh phá miền Bắc. Chúng điên cuồng trút bom xuống thị xã Nghĩa Lộ và thị xã Yên Bái từ tháng 6/1965, với các mục tiêu như: trung tâm thị xã, trường học, bệnh viện, nhà ga, đường sắt, cầu phà và các công sở. Lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài viện trợ cho Việt Nam, các thiết bị máy móc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà đều qua Ga Yên Bái, do đó, Yên Bái đã trở thành một trong những mục tiêu hủy diệt của chúng.
Nhớ lại quãng thời gian này, bà Nhậm không khỏi xúc động: "Lúc đó, khắp nơi dấy lên không khí sôi sục, khẩn trương chuẩn bị chiến đấu. Từ phụ nữ, người già và trẻ nhỏ đều nêu cao tinh thần bảo vệ quê hương". Lịch sử còn ghi lại nhiều trận địa pháo được bố trí ven thị xã và đường sắt hình thành các cụm hỏa lực tầm thấp. Các đơn vị pháo cao xạ của bộ đội chủ lực bố trí xung quanh các khu vực trọng điểm như công trường xây dựng Sân bay Yên Bái... hình thành trận địa dày đặc, vững chắc, đánh trả máy bay địch.
Hòa chung không khí thi đua của cả nước, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hừng hực khí thế quyết tâm đánh đuổi giặc Mỹ, hăng hái hưởng ứng các phong trào. Lao động sản xuất trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt không làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân suy yếu, trái lại, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" vẫn vang lên trên mỗi trận địa sau những giờ ngừng bắn, trên đồng ruộng, công trường, xưởng máy trong những giờ nghỉ ngơi, trở thành phong trào quần chúng mạnh mẽ rộng khắp, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân địa phương những ngày đánh Mỹ. Thời điểm đó, sau khi tham gia TNXP ở Lũng Lô, bà Nhậm về quê phụ trách phong trào thanh niên rồi phụ nữ tại xã.
Bà nhớ lại: "Các đội văn nghệ quần chúng của tỉnh và huyện cũng thỉnh thoảng về xã, mang tiếng hát cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nhân dân. Song, theo tinh thần chung của cả nước, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" đã về với xã, lãnh đạo xã chỉ đạo đoàn thanh niên gây dựng phong trào. Sau những giờ lao động sản xuất, chúng tôi dạy các bà, các chị, các em thiếu nhi hát, múa. Ai cũng phấn khởi tham gia. Tôi nhớ như in, những ngày ấy, chúng tôi đã xây dựng một đội nhi đồng cứu quốc gồm 44 em, dạy múa, dạy hát cho các em để biểu diễn cho những người dân trong thôn, trong xã. Còn các chị phụ nữ rất thích học hát, nhất là những bài ca ngợi quê hương, đất nước. Trên đồng, trên nương đồi, bên cạnh những bài hát của dân tộc Dao, Tày, các chị cất lên những lời hát ca ngợi Đảng, quê hương, tinh thần chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước...".
Từ phong trào văn nghệ quần chúng cơ sở, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" không chỉ ở Y Can mà ở khắp các địa phương trong tỉnh bấy giờ phát triển rất mạnh mẽ, in đậm trong tâm trí của những con người thời ấy. Và nhất là với bà Nhâm, người trực tiếp gây dựng phong trào "Tiếng hát át tiếng bom", "Tiếng loa hòa với tiếng súng" ngày ấy ở Y Can mãi mãi nằm trong tâm trí bà, ở một nơi rõ ràng nhất tuy bà đã ở cái tuổi quên quên nhớ nhớ.
Bà cho biết: "Ngày ấy, đi đến đâu cũng khí thế hừng hực, xã nào cũng thi đua sôi nổi. Chúng tôi có thể hát mọi lúc, mọi nơi, lúc nghỉ tay trên nương hay khi tra mạ. Thửa bên này đối thửa bên kia, rộn rã tiếng cười. Vui lắm!". Cảm xúc vui tươi, cổ động cho lao động sản xuất ở thời nào cũng vậy nhưng có lẽ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, những lời ca, tiếng hát đó đã làm nên một tinh thần thép cho toàn dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về một thời "Tiếng hát át tiếng bom" của những con người dũng cảm, can trường, bền bỉ, truyền "ngọn lửa" sức mạnh đến với đồng bào, đồng chí vẫn vẹn nguyên. Lời ca, tiếng hát của họ còn vang vọng mãi đến mai sau với một thông điệp nhắn nhủ: "Sức mạnh của ý chí và tinh thần vượt lên mọi kẻ thù hung bạo nhất" để "Tiếng hát át tiếng bom" mãi là bài ca không quên.