CTTĐT – Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015”, Ban Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” trong thời gian từ 15/4 đến 15/5/2015 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm
năm 2015 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” được
triển khai thực hiện với mục tiêu nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền
cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm với rau,
thịt. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm rau,
thịt tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán
thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau,
thịt mất an toàn thực phẩm.
Có thể thấy, rau, thịt là những thực
phẩm phổ biến hàng ngày, phục vụ nhu cầu thiết yếu của mọi người, mọi nhà. Tuy
nhiên hiện nay, những thực phẩm này lại đang tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ
gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, các chất
cấm sử dụng, nitrat trên rau, thuốc kháng sinh trên thịt, rau, thịt nhiễm
khuẩn… Sản phẩm rau, thịt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra các bệnh đường ruột,
gây ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến
công tác an sinh xã hội.
Trước thực trạng tỷ lệ mẫu rau tồn
dư thuốc bảo vệ thực vật, mẫu thịt ô nhiễm vi sinh, hóa học vượt giới hạn cho
phép ở mức khá cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tác động xấu đến
sản xuất và làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông nghiệp. Để
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các ngành chức năng liên tục triển khai các
hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chỉ tính riêng trong quý I/2015, toàn tỉnh đã
thành lập 128 đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành đồng loạt thanh tra, kiểm tra
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó có 1 đoàn tuyến tỉnh,
10 đoàn tuyến huyện và 117 đoàn tuyến xã. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có
5.439 cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm. Qua kiểm tra 2117 cơ sở sản xuất
chế biến, kinh doanh thực phẩm thì có 397 cơ sở có vi phạm và 105 cơ sở vi phạm
bị xử lý; 22 cơ sở bị cảnh cáo và 36 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền lên
tới trên 100 triệu đồng; 39 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 563 loại sản phẩm bị
tiêu hủy với tổng trị giá hàng hóa khoảng 120 triệu đồng.
Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra
về chất lượng an toàn thực phẩm được quan tâm nhưng hiện nay, tỉnh Yên Bái còn là một tỉnh
khó khăn, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chợ đầu mối không có nhiều mà
chủ yếu là chợ cóc tự phát do người dân tụ họp lại để buôn bán nên quá trình
quản lý các nguồn nhập nông sản thực phẩm của các tiểu thương, người dân còn
gặp khó khăn. Vì vậy công tác thanh tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa còn gặp
nhiều trở ngại, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp quản lý và sự nâng
cao ý thức tiêu dùng của mỗi người dân.
Song song với hoạt động thanh tra,
kiểm tra, để thực hiện có hiệu quả “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm
2015” thì giải pháp quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn.
Tuyên truyền thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y, hóa chất, phụ gia; vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế
biến rau, thịt.
Ông Quản Chí Đức – Phó Chi cục
trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền, việc tuyên truyền cần tập trung vào 3 đối tượng là các tổ chức, cá nhân
tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, giết mổ, xuất, nhập khẩu, kinh doanh rau
thịt. Đặc biệt với những người làm công tác quản lý như chính quyền cơ sở, cán
bộ làm công tác thanh, kiểm tra tuyên truyền để nâng cao nhận thức, làm đúng
trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP theo quy định của pháp
luật. Đối với người tiêu dùng, cần tự nghiên cứu và bằng kinh nghiệm cuộc sống
hãy là những người tiêu dùng thông thái, tích cực hưởng ứng tháng hành động vì
ATTP để đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình, bản thân và toàn xã hội. Đặc
biệt, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 sẽ có nhiều buổi toạ
đàm, nói chuyện chuyên đề và tăng cường thời lượng tuyên truyền sâu rộng trên
các phương tiện thông tin đại chúng từ thành phố đến các thôn bản, xã phường về
an toàn thực phẩm”.
Với việc tăng cường các hoạt động
thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các ngành chức
năng, việc nâng cao ý thức của người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, tỉnh
Yên Bái phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong “Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm” và giảm thiểu số ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn
thực phẩm trong năm 2015.
2311 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015”, Ban Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” trong thời gian từ 15/4 đến 15/5/2015 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm
năm 2015 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” được
triển khai thực hiện với mục tiêu nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền
cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm với rau,
thịt. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm rau,
thịt tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán
thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau,
thịt mất an toàn thực phẩm.
Có thể thấy, rau, thịt là những thực
phẩm phổ biến hàng ngày, phục vụ nhu cầu thiết yếu của mọi người, mọi nhà. Tuy
nhiên hiện nay, những thực phẩm này lại đang tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ
gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, các chất
cấm sử dụng, nitrat trên rau, thuốc kháng sinh trên thịt, rau, thịt nhiễm
khuẩn… Sản phẩm rau, thịt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra các bệnh đường ruột,
gây ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến
công tác an sinh xã hội.
Trước thực trạng tỷ lệ mẫu rau tồn
dư thuốc bảo vệ thực vật, mẫu thịt ô nhiễm vi sinh, hóa học vượt giới hạn cho
phép ở mức khá cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tác động xấu đến
sản xuất và làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông nghiệp. Để
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các ngành chức năng liên tục triển khai các
hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chỉ tính riêng trong quý I/2015, toàn tỉnh đã
thành lập 128 đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành đồng loạt thanh tra, kiểm tra
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó có 1 đoàn tuyến tỉnh,
10 đoàn tuyến huyện và 117 đoàn tuyến xã. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có
5.439 cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm. Qua kiểm tra 2117 cơ sở sản xuất
chế biến, kinh doanh thực phẩm thì có 397 cơ sở có vi phạm và 105 cơ sở vi phạm
bị xử lý; 22 cơ sở bị cảnh cáo và 36 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền lên
tới trên 100 triệu đồng; 39 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 563 loại sản phẩm bị
tiêu hủy với tổng trị giá hàng hóa khoảng 120 triệu đồng.
Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra
về chất lượng an toàn thực phẩm được quan tâm nhưng hiện nay, tỉnh Yên Bái còn là một tỉnh
khó khăn, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chợ đầu mối không có nhiều mà
chủ yếu là chợ cóc tự phát do người dân tụ họp lại để buôn bán nên quá trình
quản lý các nguồn nhập nông sản thực phẩm của các tiểu thương, người dân còn
gặp khó khăn. Vì vậy công tác thanh tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa còn gặp
nhiều trở ngại, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp quản lý và sự nâng
cao ý thức tiêu dùng của mỗi người dân.
Song song với hoạt động thanh tra,
kiểm tra, để thực hiện có hiệu quả “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm
2015” thì giải pháp quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn.
Tuyên truyền thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y, hóa chất, phụ gia; vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế
biến rau, thịt.
Ông Quản Chí Đức – Phó Chi cục
trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền, việc tuyên truyền cần tập trung vào 3 đối tượng là các tổ chức, cá nhân
tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, giết mổ, xuất, nhập khẩu, kinh doanh rau
thịt. Đặc biệt với những người làm công tác quản lý như chính quyền cơ sở, cán
bộ làm công tác thanh, kiểm tra tuyên truyền để nâng cao nhận thức, làm đúng
trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP theo quy định của pháp
luật. Đối với người tiêu dùng, cần tự nghiên cứu và bằng kinh nghiệm cuộc sống
hãy là những người tiêu dùng thông thái, tích cực hưởng ứng tháng hành động vì
ATTP để đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình, bản thân và toàn xã hội. Đặc
biệt, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 sẽ có nhiều buổi toạ
đàm, nói chuyện chuyên đề và tăng cường thời lượng tuyên truyền sâu rộng trên
các phương tiện thông tin đại chúng từ thành phố đến các thôn bản, xã phường về
an toàn thực phẩm”.
Với việc tăng cường các hoạt động
thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các ngành chức
năng, việc nâng cao ý thức của người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, tỉnh
Yên Bái phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong “Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm” và giảm thiểu số ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn
thực phẩm trong năm 2015.