Sau 5 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đạt được những kết quả bước đầu góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Lao động nông thôn học nghề thổ cẩm vừa phát triển kinh tế vừa giữ nghề truyền thống.
Giai đoạn 2010 - 2014, toàn huyện đã tổ
chức dạy nghề cho 2.163 lao động với tổng kinh phí 5.812,1 triệu đồng. Số người
tự tạo việc làm, có việc sau đào tạo nghề là 1.675 người với các nghề chủ yếu:
chăn nuôi, trồng nấm, xây dựng, sửa chữa xe máy, điện dân dụng... Trong một số
nghề thu hút nhiều LĐNT tham gia, áp dụng trực tiếp vào sản xuất phải kể đến nghề
nông nghiệp, đặc biệt là nghề nuôi ong mật sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Những nghề phi nông nghiệp như sửa chữa xe máy, khi học nghề xong được hỗ trợ
vay vốn để mở hiệu sửa chữa; nghề xây dựng được tạo điều kiện tham gia xây dựng
các công trình nhỏ của xã như: nhà vệ sinh thuộc dự án của huyện, sửa chữa các
công trình thủy nông hoặc tự xây chuồng lợn, chuồng gà, lát nền nhà. Từ đó,
nhiều LĐNT có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên.
Qua 5 năm thực hiện Đề án cũng đã tạo sự
chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp, ngành và người lao động về
vai trò quan trọng của dạy nghề cho LĐNT đối với phát triển nông nghiệp, nông
dân và nông thôn trên địa bàn huyện. Nông dân được hỗ trợ đào tạo theo chính
sách của Đề án sau khi học nghề hiệu quả, năng suất lao động sau học nghề được
tăng lên. Cụ thể, từ người dân mới được xóa mù chữ đến học xong văn hóa đã đủ
điều kiện tham gia học nghề, được trang bị kiến thức về tư duy cách làm.
Mặt khác, đối với người dân tộc thiểu số ở
vùng sâu, vùng xa theo tập quán chỉ biết làm ruộng, làm nương, chăn nuôi phục
vụ gia đình, tư duy hạn chế, Đề án đã tạo cơ hội người lao động mở mang kiến
thức, nghề nghiệp không chỉ học các nghề nông mà được học cả các nghề phi nông nghiệp
như sửa chữa xe máy, xây dựng, điện dân dụng... Hơn thế, Đề án còn tạo điều
kiện cho người dân giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc gắn liền với phát triển
kinh tế, xã hội tại địa phương như nghề rèn, mây tre đan. Qua đây, lao động đã
tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn,
giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao
thu nhập cho bản thân và gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong
hoạt động dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu
vực nông thôn...
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho LĐNT
những năm qua cũng còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần khắc phục như một số
ngành chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg cũng như
lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ, nguồn vốn từ chương trình 135, chương
trình khuyến công, Chương trình 30a; thiếu tổ chức dạy nghề, huy động sự tham gia
của doanh nghiệp trong dạy nghề gắn với tạo việc làm. Việc làm sau đào tạo chủ
yếu là lao động tự tạo việc làm trong gia đình và một số dịch vụ tại thôn bản
và chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh về giải quyết
việc làm, chưa mở được nhiều lớp học nghề phi nông nghiệp để chuyển đổi ngành
nghề cho nhân dân. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch, khảo sát dạy nghề cho LĐNT
của một số đơn vị, cơ sở dạy nghề chưa sát với tình hình thực tế…
Về vấn đề này, ông Trịnh Thế Bình - Trưởng
phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: “Để đạt được mục tiêu đào
tạo nghề cho LĐNT, huyện đã gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và
thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù
hợp với trình độ học vấn, điều kiện và sở trường của từng người, huyện đã tổ
chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề ở các xã, thị trấn. Đối với các cơ sở
dạy nghề trên địa bàn được kiểm tra, đánh giá năng lực đào tạo và hướng dẫn các
đơn vị dạy nghề xây dựng kế hoạch, chương trình tuyển sinh. Việc tuyển sinh và
đào tạo nghề khá đa dạng từ học tại trường đến tổ chức dạy tại ngay cơ sở theo
nhu cầu, điều kiện thực tế của người học”.
Năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, Mù Cang
Chải đề ra các nhiệm vụ giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nghề như: tập trung nâng
cao chất lượng đào tạo ngề ngắn hạn; tạo điều kiện cho người lao động tìm việc
làm; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đến
năm 2020 theo lộ trình hàng năm; ngành nghề cần đào tạo theo từng vùng, nhu cầu
cụ thể của phát triển kinh tế của các xã, thị trấn trên địa bàn.
1999 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Sau 5 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đạt được những kết quả bước đầu góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Giai đoạn 2010 - 2014, toàn huyện đã tổ
chức dạy nghề cho 2.163 lao động với tổng kinh phí 5.812,1 triệu đồng. Số người
tự tạo việc làm, có việc sau đào tạo nghề là 1.675 người với các nghề chủ yếu:
chăn nuôi, trồng nấm, xây dựng, sửa chữa xe máy, điện dân dụng... Trong một số
nghề thu hút nhiều LĐNT tham gia, áp dụng trực tiếp vào sản xuất phải kể đến nghề
nông nghiệp, đặc biệt là nghề nuôi ong mật sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Những nghề phi nông nghiệp như sửa chữa xe máy, khi học nghề xong được hỗ trợ
vay vốn để mở hiệu sửa chữa; nghề xây dựng được tạo điều kiện tham gia xây dựng
các công trình nhỏ của xã như: nhà vệ sinh thuộc dự án của huyện, sửa chữa các
công trình thủy nông hoặc tự xây chuồng lợn, chuồng gà, lát nền nhà. Từ đó,
nhiều LĐNT có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên.
Qua 5 năm thực hiện Đề án cũng đã tạo sự
chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp, ngành và người lao động về
vai trò quan trọng của dạy nghề cho LĐNT đối với phát triển nông nghiệp, nông
dân và nông thôn trên địa bàn huyện. Nông dân được hỗ trợ đào tạo theo chính
sách của Đề án sau khi học nghề hiệu quả, năng suất lao động sau học nghề được
tăng lên. Cụ thể, từ người dân mới được xóa mù chữ đến học xong văn hóa đã đủ
điều kiện tham gia học nghề, được trang bị kiến thức về tư duy cách làm.
Mặt khác, đối với người dân tộc thiểu số ở
vùng sâu, vùng xa theo tập quán chỉ biết làm ruộng, làm nương, chăn nuôi phục
vụ gia đình, tư duy hạn chế, Đề án đã tạo cơ hội người lao động mở mang kiến
thức, nghề nghiệp không chỉ học các nghề nông mà được học cả các nghề phi nông nghiệp
như sửa chữa xe máy, xây dựng, điện dân dụng... Hơn thế, Đề án còn tạo điều
kiện cho người dân giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc gắn liền với phát triển
kinh tế, xã hội tại địa phương như nghề rèn, mây tre đan. Qua đây, lao động đã
tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn,
giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao
thu nhập cho bản thân và gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong
hoạt động dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu
vực nông thôn...
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho LĐNT
những năm qua cũng còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần khắc phục như một số
ngành chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg cũng như
lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ, nguồn vốn từ chương trình 135, chương
trình khuyến công, Chương trình 30a; thiếu tổ chức dạy nghề, huy động sự tham gia
của doanh nghiệp trong dạy nghề gắn với tạo việc làm. Việc làm sau đào tạo chủ
yếu là lao động tự tạo việc làm trong gia đình và một số dịch vụ tại thôn bản
và chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh về giải quyết
việc làm, chưa mở được nhiều lớp học nghề phi nông nghiệp để chuyển đổi ngành
nghề cho nhân dân. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch, khảo sát dạy nghề cho LĐNT
của một số đơn vị, cơ sở dạy nghề chưa sát với tình hình thực tế…
Về vấn đề này, ông Trịnh Thế Bình - Trưởng
phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: “Để đạt được mục tiêu đào
tạo nghề cho LĐNT, huyện đã gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và
thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù
hợp với trình độ học vấn, điều kiện và sở trường của từng người, huyện đã tổ
chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề ở các xã, thị trấn. Đối với các cơ sở
dạy nghề trên địa bàn được kiểm tra, đánh giá năng lực đào tạo và hướng dẫn các
đơn vị dạy nghề xây dựng kế hoạch, chương trình tuyển sinh. Việc tuyển sinh và
đào tạo nghề khá đa dạng từ học tại trường đến tổ chức dạy tại ngay cơ sở theo
nhu cầu, điều kiện thực tế của người học”.
Năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, Mù Cang
Chải đề ra các nhiệm vụ giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nghề như: tập trung nâng
cao chất lượng đào tạo ngề ngắn hạn; tạo điều kiện cho người lao động tìm việc
làm; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đến
năm 2020 theo lộ trình hàng năm; ngành nghề cần đào tạo theo từng vùng, nhu cầu
cụ thể của phát triển kinh tế của các xã, thị trấn trên địa bàn.