CTTĐT - Tỉnh Yên Bái hiện có 3 tôn giáo đã được nhà nước công nhận: Công giáo, Phật giáo, Tin lành với số lượng trên 66 nghìn tín đồ (chiếm khoảng 8,5% dân số toàn tỉnh), cư trú và sinh hoạt tôn giáo tại 140/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Đại diện UBND tỉnh Yên Bái tặng quà, chúc mừng 3 hộ gia đình giáo dân tiêu biểu tại xã Mông Sơn, huyện Yên Bình
Thực hiện, Đề án 03-ĐA/TU, ngày 10/11/2009 của Tỉnh uỷ về “Nâng cao chất lượng công tác tôn giáo - tín ngưỡng giai đoạn 2009 - 2015”, hằng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy và các huyện, thị, thành ủy đã tổ chức các hội nghị để tuyên truyền, học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, chức sắc, chức việc các tôn giáo.
Công tác vận động quần chúng được hết sức chú trọng gắn với các phong trào như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thông qua đó, đời sống văn hóa tại các vùng đồng bào có đạo của tỉnh đã từng bước được cải thiện, đồng bào đã tích cực phát triển kinh tế xã hội, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn hóa, các thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng được xây dựng và củng cố, xây dựng lối sống “tốt đời đẹp đạo”, gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tạo mối quan hệ nhân ái, nghĩa tình trong cộng đồng dân cư.
Việc triển khai Đề án gắn với công tác quản lý bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, qua đó các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được chú trọng giữ gìn, khôi phục, phát huy và đưa vào sinh hoạt đời sống văn hóa cộng đồng mang tính giáo dục cao góp phần tích cực trong công tác đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Bên cạnh đó, thực hiện các nội dung của Đề án, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã phát động các phong trào thi đua, vận động tín đồ tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước như phong trào “thi đua xây dựng họ đạo tiên tiến, gia đình giáo dân tiêu biểu” của đạo Công giáo, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh đề ra chương trình “Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo tham gia phòng chống HIV/AIDS, phong trào "xây dựng chùa cảnh tịnh tiến, chùa cảnh gương mẫu” trong đồng bào Phật giáo. Đồng thời tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội tại thôn Gốc Vối, xã Yên Hưng, Văn Yên; tổ 7A, thị trấn Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn và mô hình thôn Làng Mới, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình.
Từ những thôn có tình hình an ninh trật tự chưa tốt, hay mất đoàn kết giữa xóm làng, đánh cãi chửi nhau, cờ bạc, kém ý thức trong vệ sinh môi trường và các hoạt động thi đua yêu nước, bà con chưa đầu tư cho con em học tập, việc áp dụng khoa học và sản xuất còn hạn chế, thu nhập bình quân thấp… Đến nay, sau khi xây dựng mô hình đã góp phần làm chuyển biến tích cực về hành vi và nhận thức của bà con trong thôn. Các hoạt động phong trào của thôn được bà con hưởng ứng tích cực, nhiều hộ hiến đất làm đường giao thông liên thôn, xây cống rãnh, đường thôn vào các xóm đều được bê tông hoá và giao cho các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng tự quản, an ninh chính trị, an toàn xã hội ổn định, không có người mắc các tệ nạn xã hội, trong thôn không có hộ sinh con thứ 3, các hộ cơ bản tạo điều kiện cho con em mình học tập, không có tình trạng bỏ học. Hiện nay nhà văn hoá đã phát huy tác dụng rất hiệu quả, 100% các sinh hoạt của người dân trong thôn được diễn ra tại đây, đã góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tới nhân dân, gắn chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, anh em, làng xóm, giữ gìn trật tự tại khu dân cư, đồng thời mối quan hệ giữa chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo với chính quyền, giữa các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo nào đã hợp tác, gần gũi, đoàn kết.
Có thể nói, thực hiện Đề án 03 của Tỉnh uỷ, tình hình tôn giáo, tĩn ngưỡng trên địa bàn tỉnh ổn định, đại bộ phân chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo chấp hành quy định của pháp luật gần gũi, đồng thuận với cấp ủy, chính quyền, vận động đoàn kết giữa các tôn giáo, sống tốt đời đẹp đạo, hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật. Nhiều lễ hội tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng dân gian diễn rất trang trọng thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham gia. Tà đạo, đạo lạ được kiềm chế, không có dấu hiệu phát triển. Các tôn giáo quan tâm đầu tư củng cố, kiện toàn tổ chức, phát triển tín đồ, nhiều cơ sở thờ tự được tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới khang trang. Các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, nhất là ủng hộ tín đồ khó khăn và đồng bào vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. Tỷ lệ thu hút, tập hợp đồng bào có đạo tham gia các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng đạt 75%, tỷ lệ tín đồ các tôn giáo tham gia phong trào phát triển kinh tế xã hội giữ gìn an ninh quốc phòng đạt 100%, tỷ lệ chính quyền cơ sở vùng tôn giáo được kiện toàn, củng cố, đảm bảo trong sạch vững mạnh đáp ứng lòng tin của nhân dân đạt 97%.
2270 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh Yên Bái hiện có 3 tôn giáo đã được nhà nước công nhận: Công giáo, Phật giáo, Tin lành với số lượng trên 66 nghìn tín đồ (chiếm khoảng 8,5% dân số toàn tỉnh), cư trú và sinh hoạt tôn giáo tại 140/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện, Đề án 03-ĐA/TU, ngày 10/11/2009 của Tỉnh uỷ về “Nâng cao chất lượng công tác tôn giáo - tín ngưỡng giai đoạn 2009 - 2015”, hằng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy và các huyện, thị, thành ủy đã tổ chức các hội nghị để tuyên truyền, học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, chức sắc, chức việc các tôn giáo.
Công tác vận động quần chúng được hết sức chú trọng gắn với các phong trào như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thông qua đó, đời sống văn hóa tại các vùng đồng bào có đạo của tỉnh đã từng bước được cải thiện, đồng bào đã tích cực phát triển kinh tế xã hội, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn hóa, các thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng được xây dựng và củng cố, xây dựng lối sống “tốt đời đẹp đạo”, gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tạo mối quan hệ nhân ái, nghĩa tình trong cộng đồng dân cư.
Việc triển khai Đề án gắn với công tác quản lý bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, qua đó các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được chú trọng giữ gìn, khôi phục, phát huy và đưa vào sinh hoạt đời sống văn hóa cộng đồng mang tính giáo dục cao góp phần tích cực trong công tác đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Bên cạnh đó, thực hiện các nội dung của Đề án, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã phát động các phong trào thi đua, vận động tín đồ tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước như phong trào “thi đua xây dựng họ đạo tiên tiến, gia đình giáo dân tiêu biểu” của đạo Công giáo, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh đề ra chương trình “Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo tham gia phòng chống HIV/AIDS, phong trào "xây dựng chùa cảnh tịnh tiến, chùa cảnh gương mẫu” trong đồng bào Phật giáo. Đồng thời tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội tại thôn Gốc Vối, xã Yên Hưng, Văn Yên; tổ 7A, thị trấn Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn và mô hình thôn Làng Mới, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình.
Từ những thôn có tình hình an ninh trật tự chưa tốt, hay mất đoàn kết giữa xóm làng, đánh cãi chửi nhau, cờ bạc, kém ý thức trong vệ sinh môi trường và các hoạt động thi đua yêu nước, bà con chưa đầu tư cho con em học tập, việc áp dụng khoa học và sản xuất còn hạn chế, thu nhập bình quân thấp… Đến nay, sau khi xây dựng mô hình đã góp phần làm chuyển biến tích cực về hành vi và nhận thức của bà con trong thôn. Các hoạt động phong trào của thôn được bà con hưởng ứng tích cực, nhiều hộ hiến đất làm đường giao thông liên thôn, xây cống rãnh, đường thôn vào các xóm đều được bê tông hoá và giao cho các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng tự quản, an ninh chính trị, an toàn xã hội ổn định, không có người mắc các tệ nạn xã hội, trong thôn không có hộ sinh con thứ 3, các hộ cơ bản tạo điều kiện cho con em mình học tập, không có tình trạng bỏ học. Hiện nay nhà văn hoá đã phát huy tác dụng rất hiệu quả, 100% các sinh hoạt của người dân trong thôn được diễn ra tại đây, đã góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tới nhân dân, gắn chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, anh em, làng xóm, giữ gìn trật tự tại khu dân cư, đồng thời mối quan hệ giữa chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo với chính quyền, giữa các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo nào đã hợp tác, gần gũi, đoàn kết.
Có thể nói, thực hiện Đề án 03 của Tỉnh uỷ, tình hình tôn giáo, tĩn ngưỡng trên địa bàn tỉnh ổn định, đại bộ phân chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo chấp hành quy định của pháp luật gần gũi, đồng thuận với cấp ủy, chính quyền, vận động đoàn kết giữa các tôn giáo, sống tốt đời đẹp đạo, hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật. Nhiều lễ hội tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng dân gian diễn rất trang trọng thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham gia. Tà đạo, đạo lạ được kiềm chế, không có dấu hiệu phát triển. Các tôn giáo quan tâm đầu tư củng cố, kiện toàn tổ chức, phát triển tín đồ, nhiều cơ sở thờ tự được tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới khang trang. Các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, nhất là ủng hộ tín đồ khó khăn và đồng bào vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. Tỷ lệ thu hút, tập hợp đồng bào có đạo tham gia các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng đạt 75%, tỷ lệ tín đồ các tôn giáo tham gia phong trào phát triển kinh tế xã hội giữ gìn an ninh quốc phòng đạt 100%, tỷ lệ chính quyền cơ sở vùng tôn giáo được kiện toàn, củng cố, đảm bảo trong sạch vững mạnh đáp ứng lòng tin của nhân dân đạt 97%.