Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ nhằm xóa đói, giảm nghèo cho các địa phương đặc biệt khó khăn trong cả nước là chương trình có ý nghĩa lớn đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Yên Bái có hai huyện là Trạm Tấu và Mù Cang Chải được thụ hưởng Chương trình này. Qua 6 năm thực hiện Chương trình cho thấy đây thực sự là một chặng đường dài và nhiều "chông gai", do vậy, phải vừa làm vừa nhìn nhận, đánh giá để có sự điều chỉnh và thực hiện hiệu quả....
Từ nguồn vốn hỗ trợ theo Chương trình 30a, nhiều địa phương ở huyện Mù Cang Chải đã tích cực khai hoang ruộng nước.
Xuất phát điểm thấp...
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 62 huyện nghèo là chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm
tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho hộ nghèo các
dân tộc thiểu số. Mục tiêu của Chương trình được xác định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,
theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng
mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, xuống bằng mức trung bình của khu vực vào
năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp
5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo nghề đạt
trên 25% vào năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 50% vào năm 2020. Đến năm
2020, giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô
tới các thôn, bản đã được quy hoạch...
Ở phía Tây tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải
nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững và chót vót trên độ cao 1.700m so với mặt
nước biển, cách thành phố Yên Bái 180km, theo quốc lộ 32. Toàn huyện có 13 xã
và 1 thị trấn, trong đó cả 13 xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tổng số dân của
huyện là 48.656 người, trong đó 90% là dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Thái,
Kinh và các dân tộc khác. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu
bốn mùa nhưng ở đây lại hình thành hai mùa tương đối rõ, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10 hàng năm, có năm đến sớm hơn, kết thúc muộn hơn; mùa khô từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau, có năm kéo dài đến trung tuần tháng 4, số giờ
nắng thấp nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như tăng vụ, luân
canh, xen canh, gối vụ và đưa các giống mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, đặc biệt là mùa mưa. Năm 2011, tỷ lệ hộ
nghèo của huyện theo chuẩn mới là 80,4%.
Trạm Tấu cũng là huyện vùng cao, đặc biệt
khó khăn của tỉnh. Toàn huyện có 11 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông
chiếm 77%, dân tộc Thái chiếm 16%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện có 12 xã,
thị trấn thì cũng cả 11 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn. Hệ thống giao
thông nông thôn, liên thôn, bản hầu như rất hạn chế. Cùng với đó, cơ sở thiết yếu
hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa, xã hội còn nhiều thiếu thốn. Địa hình đồi núi
chia cắt mạnh, thời tiết khắc nghiệt thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,
hạn hán, gió lào, rét đậm, rét hại vào mùa Đông. Diện tích đất tự nhiên rộng
nhưng quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ít, do phong tục, tập quán sản xuất
lạc hậu dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, vấn đề an ninh lương thực
tại chỗ chưa được bảo đảm, vẫn còn nhiều trường hợp phải cứu đói trong mùa giáp
hạt. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn mới là 77,3%.
Ông Thào Chù Vàng - Bản Na Háng B,
xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải chăm sóc trâu nái sinh sản được hỗ trợ từ
Chương trình 30a.
... và những trăn trở
Trong những năm qua, được sự quan tâm của
các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân
tộc trong tỉnh, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ
giảm nghèo hàng năm tại hai huyện đều cao hơn mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 4%/năm của Chương trình 30a. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Trạm
Tấu là 77,3%, đến năm 2012 giảm xuống còn là 72,2%, đến năm 2013 giảm xuống còn
66,07% và đến năm 2014 còn 56,2%, như vậy, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo của
Trạm Tấu đạt 5,26%.
Huyện Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo năm 2014
còn 56,5% (giảm 24% so với năm 2011, bình quân giảm 6%/năm). Tuy nhiên, chỉ
tiêu về tỷ lệ hộ nghèo lại chưa đạt, vẫn còn cao hơn mức bình quân chung của
các huyện khác và của toàn tỉnh. Ngoài ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp
so với chỉ tiêu đề ra. Huyện Mù Cang Chải tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014
là 26,1% (chưa đạt được so với mục tiêu đề ra là trên 40%). Huyện Trạm Tấu tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt 31,8%.
Đâu là khó khăn đặt ra khi thực hiện các
mục tiêu kể trên tại hai huyện 30a? Đối với mục tiêu giảm nghèo nhanh, xuất
phát điểm của địa phương quá thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Trong khi
đó, tỷ lệ giảm bình quân hàng năm là một khung tiêu chí cố định, áp dụng cho
toàn quốc nên chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Có nghĩa
là với tốc độ giảm bình quân là 4%/năm như Chương trình 30a đề ra, đưa hai
huyện nghèo của Yên Bái cán đích ngang bằng mức trung bình toàn tỉnh đúng thời
gian, lộ trình là điều không mấy khả thi.
Còn đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững,
vẫn chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và ý thức trách nhiệm
của người dân, thậm chí là một bộ phận cán bộ, trông chờ ỷ lại vào nguồn hỗ trợ
của Nhà nước, không phát huy được những thế mạnh vốn có của địa phương, đầu tư dàn
trải, không có định hướng phát triển tập trung và nhân rộng... Đó là những hạn
chế, tồn tại khiến cho thoát nghèo ở hai huyện vùng cao chưa thực sự bền vững,
nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt là khi Chương trình kết thúc.
2358 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ nhằm xóa đói, giảm nghèo cho các địa phương đặc biệt khó khăn trong cả nước là chương trình có ý nghĩa lớn đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Yên Bái có hai huyện là Trạm Tấu và Mù Cang Chải được thụ hưởng Chương trình này. Qua 6 năm thực hiện Chương trình cho thấy đây thực sự là một chặng đường dài và nhiều "chông gai", do vậy, phải vừa làm vừa nhìn nhận, đánh giá để có sự điều chỉnh và thực hiện hiệu quả.... Xuất phát điểm thấp...
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 62 huyện nghèo là chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm
tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho hộ nghèo các
dân tộc thiểu số. Mục tiêu của Chương trình được xác định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,
theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng
mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, xuống bằng mức trung bình của khu vực vào
năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp
5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo nghề đạt
trên 25% vào năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 50% vào năm 2020. Đến năm
2020, giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô
tới các thôn, bản đã được quy hoạch...
Ở phía Tây tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải
nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững và chót vót trên độ cao 1.700m so với mặt
nước biển, cách thành phố Yên Bái 180km, theo quốc lộ 32. Toàn huyện có 13 xã
và 1 thị trấn, trong đó cả 13 xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tổng số dân của
huyện là 48.656 người, trong đó 90% là dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Thái,
Kinh và các dân tộc khác. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu
bốn mùa nhưng ở đây lại hình thành hai mùa tương đối rõ, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10 hàng năm, có năm đến sớm hơn, kết thúc muộn hơn; mùa khô từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau, có năm kéo dài đến trung tuần tháng 4, số giờ
nắng thấp nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như tăng vụ, luân
canh, xen canh, gối vụ và đưa các giống mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, đặc biệt là mùa mưa. Năm 2011, tỷ lệ hộ
nghèo của huyện theo chuẩn mới là 80,4%.
Trạm Tấu cũng là huyện vùng cao, đặc biệt
khó khăn của tỉnh. Toàn huyện có 11 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông
chiếm 77%, dân tộc Thái chiếm 16%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện có 12 xã,
thị trấn thì cũng cả 11 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn. Hệ thống giao
thông nông thôn, liên thôn, bản hầu như rất hạn chế. Cùng với đó, cơ sở thiết yếu
hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa, xã hội còn nhiều thiếu thốn. Địa hình đồi núi
chia cắt mạnh, thời tiết khắc nghiệt thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,
hạn hán, gió lào, rét đậm, rét hại vào mùa Đông. Diện tích đất tự nhiên rộng
nhưng quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ít, do phong tục, tập quán sản xuất
lạc hậu dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, vấn đề an ninh lương thực
tại chỗ chưa được bảo đảm, vẫn còn nhiều trường hợp phải cứu đói trong mùa giáp
hạt. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn mới là 77,3%.
Ông Thào Chù Vàng - Bản Na Háng B,
xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải chăm sóc trâu nái sinh sản được hỗ trợ từ
Chương trình 30a.
... và những trăn trở
Trong những năm qua, được sự quan tâm của
các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân
tộc trong tỉnh, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ
giảm nghèo hàng năm tại hai huyện đều cao hơn mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 4%/năm của Chương trình 30a. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Trạm
Tấu là 77,3%, đến năm 2012 giảm xuống còn là 72,2%, đến năm 2013 giảm xuống còn
66,07% và đến năm 2014 còn 56,2%, như vậy, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo của
Trạm Tấu đạt 5,26%.
Huyện Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo năm 2014
còn 56,5% (giảm 24% so với năm 2011, bình quân giảm 6%/năm). Tuy nhiên, chỉ
tiêu về tỷ lệ hộ nghèo lại chưa đạt, vẫn còn cao hơn mức bình quân chung của
các huyện khác và của toàn tỉnh. Ngoài ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp
so với chỉ tiêu đề ra. Huyện Mù Cang Chải tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014
là 26,1% (chưa đạt được so với mục tiêu đề ra là trên 40%). Huyện Trạm Tấu tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt 31,8%.
Đâu là khó khăn đặt ra khi thực hiện các
mục tiêu kể trên tại hai huyện 30a? Đối với mục tiêu giảm nghèo nhanh, xuất
phát điểm của địa phương quá thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Trong khi
đó, tỷ lệ giảm bình quân hàng năm là một khung tiêu chí cố định, áp dụng cho
toàn quốc nên chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Có nghĩa
là với tốc độ giảm bình quân là 4%/năm như Chương trình 30a đề ra, đưa hai
huyện nghèo của Yên Bái cán đích ngang bằng mức trung bình toàn tỉnh đúng thời
gian, lộ trình là điều không mấy khả thi.
Còn đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững,
vẫn chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và ý thức trách nhiệm
của người dân, thậm chí là một bộ phận cán bộ, trông chờ ỷ lại vào nguồn hỗ trợ
của Nhà nước, không phát huy được những thế mạnh vốn có của địa phương, đầu tư dàn
trải, không có định hướng phát triển tập trung và nhân rộng... Đó là những hạn
chế, tồn tại khiến cho thoát nghèo ở hai huyện vùng cao chưa thực sự bền vững,
nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt là khi Chương trình kết thúc.