Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, nông dân xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Đàn lợn rừng của gia đình ông Trần Ngọc Mão ở thôn 3, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.
Bà Phan Thị Tân ở thôn 3 là một trong những
gia đình có thâm niên trong phát triển chăn nuôi. Khu chăn nuôi của gia đình bà
được bố trí khá hợp lý. Bà Tân cho biết: “Ban đầu, nhận thấy việc chăn nuôi gia
cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi đã bàn bạc với các con đầu tư vào chăn
nuôi gà, ngan, vịt và chim bồ câu. Tôi đã xuống cơ sở của anh trai làm trang
trại chăn nuôi lâu năm ở Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm và mua con giống. Khi
mới bắt tay vào làm, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu kinh nghiệm chăn
nuôi, dịch bệnh liên miên, đến khi nuôi được con gà, con vịt rồi giá cả lại bấp
bênh, trong khi đó, tiền thức ăn ngày một tăng. Có năm không có lãi, thậm chí
còn lỗ nhưng tôi vẫn quyết tâm. Dần dần, nắm vững kỹ thuật chăm sóc và phòng
trừ dịch bệnh, đàn vật nuôi của gia đình tôi phát triển tốt, lứa sau luôn cho
thu nhập cao hơn lứa trước”.
Hiện nay, chuồng gà, ngan, vịt, và chim bồ
câu Pháp của bà Tân lúc nào cũng có tới cả nghìn con. Với giá bán 200 nghìn
đồng/đôi chim giống và 150 nghìn đồng/đôi chim thịt, gia đình bà thu nhập từ 5
- 6 triệu đồng/tháng. Cũng nhờ đó, đầu năm 2014, bà Tân đã nhận được dự án nuôi
gà thương phẩm với quy mô 300 con của thành phố Yên Bái, sau khi bán được giá,
bà lại càng có động lực để mở rộng quy mô lớn hơn.
Cùng với bà Tân, sau nhiều năm vất vả tìm
hướng đi thoát nghèo, năm 2010, ông Trần Ngọc Mão ở thôn 3 đã quyết định đầu tư
hơn 200 triệu đồng để chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn rừng. Ông xây dựng 200m2
chuồng trại và chia thành nhiều ô nhỏ để nuôi lợn thịt, lợn con và một khu riêng,
bảo đảm chỗ ăn, nghỉ và vườn thả rông cho lợn rừng. Nguồn thức ăn được tận dụng
những phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của gia đình như: chuối, rau các loại, ngô,
bỗng rượu. Để thuận lợi cho việc chăm sóc và xử lý chất thải, tránh ô nhiễm môi
trường, ông đã làm hệ thống thoát nước dẫn xuống hầm khí biogas. Ngoài ra, công
tác tiêm phòng dịch bệnh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại được chú trọng, đàn
lợn sinh trưởng nhanh. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Mão xuất chuồng gần 15
tấn lợn hơi, thu gần 100 triệu đồng.
Ngoài việc phát triển cây rau màu, Văn Phú
có trên 30 hộ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Ông
Phan Thanh Nghị - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Xã đã phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thực hiện tốt
các chính sách về chăn nuôi; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển chăn nuôi;
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh; thường
xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ và xử lý
nhanh các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; đưa những giống
mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; triển khai các chính sách
hỗ trợ của tỉnh, thành phố kịp thời đến nhân dân; khuyến khích nhân dân phát
triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Hiện nay, toàn xã có 7.120 con gia
cầm, 1.742 con lợn, 29 con bò, 72 con trâu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23
triệu đồng/năm”.
2193 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, nông dân xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Bà Phan Thị Tân ở thôn 3 là một trong những
gia đình có thâm niên trong phát triển chăn nuôi. Khu chăn nuôi của gia đình bà
được bố trí khá hợp lý. Bà Tân cho biết: “Ban đầu, nhận thấy việc chăn nuôi gia
cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi đã bàn bạc với các con đầu tư vào chăn
nuôi gà, ngan, vịt và chim bồ câu. Tôi đã xuống cơ sở của anh trai làm trang
trại chăn nuôi lâu năm ở Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm và mua con giống. Khi
mới bắt tay vào làm, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu kinh nghiệm chăn
nuôi, dịch bệnh liên miên, đến khi nuôi được con gà, con vịt rồi giá cả lại bấp
bênh, trong khi đó, tiền thức ăn ngày một tăng. Có năm không có lãi, thậm chí
còn lỗ nhưng tôi vẫn quyết tâm. Dần dần, nắm vững kỹ thuật chăm sóc và phòng
trừ dịch bệnh, đàn vật nuôi của gia đình tôi phát triển tốt, lứa sau luôn cho
thu nhập cao hơn lứa trước”.
Hiện nay, chuồng gà, ngan, vịt, và chim bồ
câu Pháp của bà Tân lúc nào cũng có tới cả nghìn con. Với giá bán 200 nghìn
đồng/đôi chim giống và 150 nghìn đồng/đôi chim thịt, gia đình bà thu nhập từ 5
- 6 triệu đồng/tháng. Cũng nhờ đó, đầu năm 2014, bà Tân đã nhận được dự án nuôi
gà thương phẩm với quy mô 300 con của thành phố Yên Bái, sau khi bán được giá,
bà lại càng có động lực để mở rộng quy mô lớn hơn.
Cùng với bà Tân, sau nhiều năm vất vả tìm
hướng đi thoát nghèo, năm 2010, ông Trần Ngọc Mão ở thôn 3 đã quyết định đầu tư
hơn 200 triệu đồng để chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn rừng. Ông xây dựng 200m2
chuồng trại và chia thành nhiều ô nhỏ để nuôi lợn thịt, lợn con và một khu riêng,
bảo đảm chỗ ăn, nghỉ và vườn thả rông cho lợn rừng. Nguồn thức ăn được tận dụng
những phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của gia đình như: chuối, rau các loại, ngô,
bỗng rượu. Để thuận lợi cho việc chăm sóc và xử lý chất thải, tránh ô nhiễm môi
trường, ông đã làm hệ thống thoát nước dẫn xuống hầm khí biogas. Ngoài ra, công
tác tiêm phòng dịch bệnh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại được chú trọng, đàn
lợn sinh trưởng nhanh. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Mão xuất chuồng gần 15
tấn lợn hơi, thu gần 100 triệu đồng.
Ngoài việc phát triển cây rau màu, Văn Phú
có trên 30 hộ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Ông
Phan Thanh Nghị - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Xã đã phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thực hiện tốt
các chính sách về chăn nuôi; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển chăn nuôi;
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh; thường
xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ và xử lý
nhanh các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; đưa những giống
mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; triển khai các chính sách
hỗ trợ của tỉnh, thành phố kịp thời đến nhân dân; khuyến khích nhân dân phát
triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Hiện nay, toàn xã có 7.120 con gia
cầm, 1.742 con lợn, 29 con bò, 72 con trâu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23
triệu đồng/năm”.