CTTĐT - Cách đây tròn 61 năm, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy tướng Đờ Cát-tơ-ri, báo hiệu cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, kết thúc thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 61 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta cùng nhớ về Chiến thắng Điện Biên năm xưa qua câu chuyện chúng tôi ghi lại của 2 trong số các CCB trong Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ - những người trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu 56 ngày đêm trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
CCB Lê Văn Chiến xem lại kỷ vật tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
* CCB Đoàn
Ngọc Cảnh (thuộc đại đội 59 tiểu đoàn 418
trung đoàn 57 Đại đoàn 304):
Là người con của quê hương Hải
Phòng. Tuổi trẻ tôi đã tích cực tham gia các hoạt động du kích tại địa phương.
Đến tháng 8/1952 tôi đã vinh dự trở thành anh bộ đội cụ Hồ. Sau khi nhập
ngũ tôi đã được tham gia chiến dịch Thu Đông năm 1952. Sang năm 1953 tôi tham
gia chiến dịch Thượng Lào đánh địch ở Xiêng Khoảng và giải phóng Xiêng Khoảng. Tháng
5/1953 đơn vị tôi trở về nước. Tôi đã vinh dự được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
vào ngày 5/1/1954 khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Sư đoàn 304. Nhận
lệnh của Đại tướng Trung đoàn 57 chúng tôi đã hành quân cấp tốc lên Điện Biên
Phủ cùng với Sư đoàn 308 với nhiệm vụ tiêu diệt địch khi chúng chưa kịp hoàn
thành công sự và chưa cho pháo xuống hầm. Tất cả đều đi bộ hành quân riêng đối
với tiểu đoàn 148 chúng tôi là được phép hành quân bằng ô tô vì đây là tiểu
đoàn chủ công chuyên đánh địch ở đồn, tôi cùng đồng đội hành quân theo đường
công binh làm sau đó đi trên đường số 6 (Quốc lộ 6 đi Sơn La bây giờ) đến Ngã
ba Tuần Giáo thì rẽ lên Điện Biên.
Trên đường hành quân lên Điện Biên
Phủ bộ đội ta gặp rất nhiều khó khăn, gần đến đường rẽ vào Điện Biên phải dừng
xe để lấy thêm lương thực đặc biệt là phải vượt qua một cửa rừng (cửa tử) có
địch. Cứ 15 đến 30 phút chúng lại cho bắn một loạt đại bác để tiêu diệt ta. Để
vượt qua mưa bom bão đạn bộ đội ta đợi cứ mỗi lần dứt đợt bắn của địch lại cấp
tốc vượt qua, cứ như vậy cuối cùng cũng vào đến Điện Biên. Như vậy từ ngày bắt
đầu hành quân (6/1/1954) cho đến ngày 10/1/1954 sau 4 ngày đêm hành quân không
nghỉ đơn vị chúng tôi cũng vào đến Điện Biên. Vào Điện Biên hôm trước thì đến
ngày hôm sau đơn vị nhận được lệnh tiến hành kéo pháo luôn.
Việc kéo pháo của ta không thuận lợi
vì ta kéo vào ban đêm không có ánh sáng cơ bản là phải dùng đèn pin. Đồng chí
tiểu đoàn trưởng lệnh cho chiến sỹ dùng chiếc đèn pin bình thường nhưng lại
phải bọc một lớp vải bên ngoài tránh để ánh sáng lộ nếu không địch sẽ phát
hiện. Sau đó dùng chiếc đèn pin đã được bọc vải đó chiếu vào từng bánh xe có
đặt pháo để nhích lên từng chút một. Khi kéo pháo những đồng chí cầm gỗ để chèn
vào pháo cơ bản là những đồng chí pháo binh, tôi và các đồng đội khác là những
người kéo pháo nhưng bên cạnh đó cũng có một số đồng chí ở ngoài sẵn sàng thay
thế khi có người bị thương. Số người bị thương khi kéo pháo rất nhiều thế nhưng
bằng sự quyết tâm cuối cùng đơn vị chúng tôi cũng kéo pháo vào đến trận địa.
Tuy nhiên hôm trước kéo vào thì ngay ngày hôm sau đơn vị nhận được lệnh là phải
kéo pháo ra. Lúc đó tất cả anh em trong đơn vị đều không hiểu vì sao lại kéo pháo ra, nhưng chúng tôi nhớ lại trong chiến dịch Hoà Bình năm 1952 địch liên tiếp
tấn công Hoà Bình thế nhưng Bác Hồ lại nhận định nhất định chúng sẽ tự rút khỏi
Hoà Bình. Quả nhiên sau đó địch đã tự rút khỏi Hoà Bình, nên dù không hiểu lý
do vì sao phải kéo pháo ra nhưng các chiến sỹ vẫn
thực hiện lệnh của cấp trên vì tôi và đồng đội đều có một niềm tin mãnh liệt vào Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.
Nhiệm vụ chính sau khi kéo pháo ra
là nhiệm vụ đào hầm và giao thông hào cắt đôi Mường Thanh và Hồng Cúm. Chỉ có
Trung đoàn 57 chúng tôi là làm nhiệm vụ ở Hồng Cúm, tại Hồng Cúm có 3 đồn đó
là: đồn A, đồn B và đồn C. Đơn vị đào hào cao 1,5m, đắp đất lên thành 1,7m đấy
là chiến hào trục, trong chiến hào trục này đào đến đâu củng cố đến đó, cứ hai
chiến sỹ đào 1 hào, sau mỗi một tuần các chiến sỹ đào hào mới được về phía sau
tắm rửa và lấy gạo. Thế nhưng cứ đào xong thì địch lại cho máy ủi san lấp các hào,
các chiến sỹ của ta bị thương rất nhiều, nhưng ta vẫn quyết tâm hoàn thành mục
tiêu đặt ra là cắt đôi Mường Thanh và Hồng Cúm. Cuối cùng ông và đồng đội cũng
đào được nhánh xuyên qua sân bay Hồng Cúm và đào vào rất nhiều dây thép gai từ
hàng thứ nhất, đến hàng thứ hai rồi thứ ba, một đêm chỉ đào được 60 đến 70 phân
vì vừa đào vừa phải tránh đạn của địch. Mỗi một tấc đất đều là mồ hôi và xương
máu của người chiến sỹ.
Sau khi hoàn thành xong việc đào hào (hào nổi và hào ngầm), trận đánh đầu
tiên tôi
được tham gia trong chiến dịch đó là trận đánh đầu tiên
vào đồn C ta thắng lợi địch thất bại, ngay sau đó tôi và đồng đội tiếp tục củng
cố hầm hào, tiếp đó quân ta đánh đồn B và phá cầu ở đồn A để xe tăng của chúng
không có đường ra. Trong trận đánh ở đồn A địch bắn pháo nhiều dữ dội nên tôi
đã bị thương vào đúng ngày 6/5, đến sáng ngày 7/5 thì quân ta đại thắng địch
đầu hàng.
Tôi phải về trại
quân y của Trung đoàn để điều trị, sau khi phục hồi sức khoẻ tôi cùng Trung
đoàn 57 về tiếp quản Thủ đô. Trên đường hành quân về Hà Nội tôi đã vô tình nhìn
thấy người chị họ của mình, cũng chỉ khi đó gia đình của tôi ở Hải Phòng mới
biết tin mình còn sống nay đã trở về. Trong tôi trào dâng niềm xúc động, đến
tận bây giờ tôi vẫn còn rất tự hào vì đã được tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ.
* CCB Lê Văn Chiến (tiểu đội trưởng đại đội 59 tiểu đoàn 418
trung đoàn 57 Đại đoàn 304):
Nhiệm vụ chính của đơn vị tôi là đào hầm và giao thông hào, từ núi xuống
cánh đồng cắt sân bay không cho máy bay lên xuống, dùng súng cao xạ, súng 12ly7
khống chế, vừa chiến đấu vừa củng cố giao thông hào, vừa nhặt dù, vừa bắn tỉa,
nhất là khi hệ thống giao thông hào gần và sát hàng rào gây thép gai và lô cốt
của địch, chúng ném lựu đạn xuống hào của ta để phá huỷ khi đó ta cần phải
nhanh chóng nhặt lựu đạn và ném trở lại để tránh thương vong cho quân ta.
Việc đào hầm và giao thông hào để khép chặt Hồng Cúm, đồng thời cắt đứt con
đường 41 qua sông Nậm Rốm vì đây là tuyến đường
huyết mạch từ Mường Thanh đi Hồng Cúm và qua Thượng Lào, nếu cắt được thì ở
Hồng Cúm địch sẽ bị cô lập. Chúng nhận thấy rõ tính chất quan trọng đó nên ngày
đêm canh gác nghiêm ngặt, ban đêm thì thắp điện sáng để kịp thời phát hiện động
tĩnh của ta. Trong điều kiện địch tăng cường canh gác nghiêm ngặt như vậy việc đầu tiên là ta phá đường dây điện của địch sau đó tranh thủ lúc địch sơ
hở lại tiếp tục đào hầm hào. Tuy nhiên chúng thường thả đèn dù sáng thấy từng
bụi cây, thấy chỗ nào nghi vấn là tập trung bắn phá, vì vậy giữa ta và địch
thường xảy ra chạm súng, không lúc nào là ngớt tiếng súng.
Vừa phải làm nhiệm vụ đào hầm, hào nhưng cũng vừa phải chiến đấu để giữ gìn
từng mét hào mà ta đã dốc sức có được, quá trình đó diễn ra thật gian lao và
vất vả mà các chiến sỹ của chúng ta lúc bấy giờ phải trải qua.
Là một tiểu đội
trưởng đại đội 59 tiểu đoàn 418 Trung đoàn 57 Đại đoàn 304 trong quá trình tham
gia chiến dịch Điện Biên Phủ tôi có rất nhiều kỷ niệm. Điều khiến tôi nhớ nhất
vào khoảng sáng ngày 12/3/1954 đại đội 59 của tôi đào hào suốt đêm đến gần sáng
ở đoạn khe Cạn còn cách bản Noang Nhai chừng 100m, lúc bấy giờ anh em quá mệt
và đói nên đại đội trưởng có lệnh đơn vị tạm nghỉ, kiểm tra lại vũ khí chờ anh
nuôi mang cơm ra ăn rồi tiếp tục đào hầm và sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng khi
anh nuôi chưa kịp mang cơm ra thì máy bay địch liên tục xuất hiện, đại bác của
địch ở Mường Thanh và Hồng Cúm liên tiếp bắn vào đại đội của chúng tôi, một số đoạn
hào đã bị sạt lở. Ngay lúc đó tôi và đồng đội phát hiện có tiếng động cơ xe
tăng và xe ủi đất đang tiến lại gần, địch đông chừng 2 tiểu đoàn lại có phi
pháo, xe tăng yểm trợ, còn phía ta thì chỉ có một đại đội. Khi đó cả đơn vị
quên hết cảm giác đói và mệt mà dâng lên là lòng căm thù giặc, với tinh thần đó
cùng với việc đã có công sự nên hễ địch xông vào là đại đội chúng tôi lại đánh
bật ra, hai bên giằng co nhau quyết liệt, tranh chấp từng đoạn giao thông hào.
Đến khoảng 2 giờ chiều cùng ngày lúc này đạn đã không còn, lựu đạn đã ném hết
một đồng chí trong đơn vị đã bị hi sinh. Cách tôi khoảng 4m có một đồng chí đã
hi sinh nhưng bên mình vẫn còn quả thủ pháo. Tôi liền lại gần và lấy quả thủ
pháo đó, chờ cho xe ủi hào của địch lại gần cách chừng khoảng hơn 10m, tôi ném
quả thủ pháo đó vào xe của địch sau đó thì bất tỉnh. Hai ngày sau tôi tỉnh lại
thì đồng đội cho biết tôi đã bị vùi lấp dưới lớp đất dày, cũng may có bộ phận
tải thương trung đoàn đi qua thấy bàn chân của tôi còn ấm nên tìm cách bới đất
và đưa lên. Sau lần được đồng đội cứu sống đó tôi được đưa về trạm xá tiền
phương để điều trị. Với sự dũng cảm chiến đấu đến cùng với quân địch để giữ gìn
từng mét hào giao thông, đến ngày 29/3/1954 tôi được đại đoàn tặng bằng khen,
được Bác Hồ tặng huy hiệu và đặc biệt là tôi đã được vinh dự đứng trong hàng
ngũ của Đảng.
Thật vinh dự và tự
hào, lúc đó tôi nhớ đồng chí Trần Tuấn Viên - Chính trị viên đại đội - Bí thư
chi bộ 59 có nói: "...Đồng chí Chiến là 1 tiểu đội trưởng dũng cảm, trong
quá trình chiến đấu đã bị xe ủi đất của địch vùi dưới giao thông hào, may mà bộ
phận tải thương trung đoàn đi qua phát hiện còn sống mang về trạm xá tiền
phương. Nay đã phục hồi tiếp tục về đơn vị tham gia chiến đấu. Đồng chí xứng
đáng là chiến sỹ thi đua, xứng đáng là một đảng viên Đảng lao động Việt Nam. Tôi thay
mặt chi bộ đại đội 59 tuyên bố kết nạp đồng chí vào Đảng lao động Việt Nam...".
Các thành viên trong Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ
Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ kể chuyện về Chiến thắng Điện Biên cho các cháu
thiếu niên, nhi đồng.
Ban liên lạc
truyền thống chiến sỹ Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập từ ngày
7/5/1996 là nơi hội tụ các chiến sỹ Điện Biên thuộc các đơn vị đại đoàn 308,
304, 316, 312, 351 sau khi được nghỉ chế độ ra quân có nguyện vọng được tập hợp
lại. Khi mới thành lập Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ Điện Biên, thị xã
Nghĩa Lộ có 34 đồng chí. Trải qua thời gian, với những vết thương hằn sâu của
chiến tranh, bom đạn cùng tuổi cao, sức yếu, nhiều người nay đã không còn và
đến nay, Ban liên lạc chỉ còn lại 15 người. Mới đây, Ban liên lạc đã tổ chức
chương trình gặp mặt truyền thống tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị
xã Nghĩa Lộ. Những dòng ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ trên đây là câu
chuyện chúng tôi ghi lại của 2 trong số các CCB trong Ban liên lạc - những
người trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu 56 ngày đêm trong chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ.
Trên quê hương
Nghĩa Lộ hôm nay, còn đó sừng sững, uy nghiêm một di tích Lịch sử - văn hóa
cấp Quốc gia - Di tích lịch sử Căng - Đồn Nghĩa Lộ với tượng đài chiến
thắng vươn cao, minh chứng cho lịch sử hào hùng của quê hương. Nơi đây đã ghi
dấu một chiến thắng vẻ vang đã đi vào lịch sử của dân tộc - Chiến thắng Nghĩa Lộ 18/10/1952 đập tan một mắt xích quan
trọng trong hệ thống phòng thủ của địch, mở thông đường vào cửa ngõ Tây Bắc
nối liền với căn cứ Việt Bắc, làm tiền đề thuận lợi cho các chiến dịch tiếp
theo, tạo
thế và lực cho trận quyết chiến của ta ở Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong thời chiến
nhân dân các dân tộc của thị xã Nghĩa Lộ luôn phát huy tinh thần đoàn kết,
đồng sức đồng lòng để đánh đuổi thực dân Pháp giành lại từng tấc đất cha ông
gây dựng nên, thì trong thời bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền
địa phương nhân dân ta vừa tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội vừa xây dựng củng cố an ninh quốc phòng ngày càng bền vững. Những
người con Nghĩa Lộ hôm nay được sinh ra và lớn lên trong thời bình, không có
tiếng bom, tiếng súng càng cảm phục, biết ơn thế hệ cha ông đi trước. Để tiếp
bước cha anh thế hệ trẻ hôm nay nguyện sẽ không ngừng học tập, phấn đấu và
cống hiến để xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.
|
2491 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cách đây tròn 61 năm, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy tướng Đờ Cát-tơ-ri, báo hiệu cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, kết thúc thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 61 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta cùng nhớ về Chiến thắng Điện Biên năm xưa qua câu chuyện chúng tôi ghi lại của 2 trong số các CCB trong Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ - những người trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu 56 ngày đêm trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
* CCB Đoàn
Ngọc Cảnh (thuộc đại đội 59 tiểu đoàn 418
trung đoàn 57 Đại đoàn 304):
Là người con của quê hương Hải
Phòng. Tuổi trẻ tôi đã tích cực tham gia các hoạt động du kích tại địa phương.
Đến tháng 8/1952 tôi đã vinh dự trở thành anh bộ đội cụ Hồ. Sau khi nhập
ngũ tôi đã được tham gia chiến dịch Thu Đông năm 1952. Sang năm 1953 tôi tham
gia chiến dịch Thượng Lào đánh địch ở Xiêng Khoảng và giải phóng Xiêng Khoảng. Tháng
5/1953 đơn vị tôi trở về nước. Tôi đã vinh dự được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
vào ngày 5/1/1954 khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Sư đoàn 304. Nhận
lệnh của Đại tướng Trung đoàn 57 chúng tôi đã hành quân cấp tốc lên Điện Biên
Phủ cùng với Sư đoàn 308 với nhiệm vụ tiêu diệt địch khi chúng chưa kịp hoàn
thành công sự và chưa cho pháo xuống hầm. Tất cả đều đi bộ hành quân riêng đối
với tiểu đoàn 148 chúng tôi là được phép hành quân bằng ô tô vì đây là tiểu
đoàn chủ công chuyên đánh địch ở đồn, tôi cùng đồng đội hành quân theo đường
công binh làm sau đó đi trên đường số 6 (Quốc lộ 6 đi Sơn La bây giờ) đến Ngã
ba Tuần Giáo thì rẽ lên Điện Biên.
Trên đường hành quân lên Điện Biên
Phủ bộ đội ta gặp rất nhiều khó khăn, gần đến đường rẽ vào Điện Biên phải dừng
xe để lấy thêm lương thực đặc biệt là phải vượt qua một cửa rừng (cửa tử) có
địch. Cứ 15 đến 30 phút chúng lại cho bắn một loạt đại bác để tiêu diệt ta. Để
vượt qua mưa bom bão đạn bộ đội ta đợi cứ mỗi lần dứt đợt bắn của địch lại cấp
tốc vượt qua, cứ như vậy cuối cùng cũng vào đến Điện Biên. Như vậy từ ngày bắt
đầu hành quân (6/1/1954) cho đến ngày 10/1/1954 sau 4 ngày đêm hành quân không
nghỉ đơn vị chúng tôi cũng vào đến Điện Biên. Vào Điện Biên hôm trước thì đến
ngày hôm sau đơn vị nhận được lệnh tiến hành kéo pháo luôn.
Việc kéo pháo của ta không thuận lợi
vì ta kéo vào ban đêm không có ánh sáng cơ bản là phải dùng đèn pin. Đồng chí
tiểu đoàn trưởng lệnh cho chiến sỹ dùng chiếc đèn pin bình thường nhưng lại
phải bọc một lớp vải bên ngoài tránh để ánh sáng lộ nếu không địch sẽ phát
hiện. Sau đó dùng chiếc đèn pin đã được bọc vải đó chiếu vào từng bánh xe có
đặt pháo để nhích lên từng chút một. Khi kéo pháo những đồng chí cầm gỗ để chèn
vào pháo cơ bản là những đồng chí pháo binh, tôi và các đồng đội khác là những
người kéo pháo nhưng bên cạnh đó cũng có một số đồng chí ở ngoài sẵn sàng thay
thế khi có người bị thương. Số người bị thương khi kéo pháo rất nhiều thế nhưng
bằng sự quyết tâm cuối cùng đơn vị chúng tôi cũng kéo pháo vào đến trận địa.
Tuy nhiên hôm trước kéo vào thì ngay ngày hôm sau đơn vị nhận được lệnh là phải
kéo pháo ra. Lúc đó tất cả anh em trong đơn vị đều không hiểu vì sao lại kéo pháo ra, nhưng chúng tôi nhớ lại trong chiến dịch Hoà Bình năm 1952 địch liên tiếp
tấn công Hoà Bình thế nhưng Bác Hồ lại nhận định nhất định chúng sẽ tự rút khỏi
Hoà Bình. Quả nhiên sau đó địch đã tự rút khỏi Hoà Bình, nên dù không hiểu lý
do vì sao phải kéo pháo ra nhưng các chiến sỹ vẫn
thực hiện lệnh của cấp trên vì tôi và đồng đội đều có một niềm tin mãnh liệt vào Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.
Nhiệm vụ chính sau khi kéo pháo ra
là nhiệm vụ đào hầm và giao thông hào cắt đôi Mường Thanh và Hồng Cúm. Chỉ có
Trung đoàn 57 chúng tôi là làm nhiệm vụ ở Hồng Cúm, tại Hồng Cúm có 3 đồn đó
là: đồn A, đồn B và đồn C. Đơn vị đào hào cao 1,5m, đắp đất lên thành 1,7m đấy
là chiến hào trục, trong chiến hào trục này đào đến đâu củng cố đến đó, cứ hai
chiến sỹ đào 1 hào, sau mỗi một tuần các chiến sỹ đào hào mới được về phía sau
tắm rửa và lấy gạo. Thế nhưng cứ đào xong thì địch lại cho máy ủi san lấp các hào,
các chiến sỹ của ta bị thương rất nhiều, nhưng ta vẫn quyết tâm hoàn thành mục
tiêu đặt ra là cắt đôi Mường Thanh và Hồng Cúm. Cuối cùng ông và đồng đội cũng
đào được nhánh xuyên qua sân bay Hồng Cúm và đào vào rất nhiều dây thép gai từ
hàng thứ nhất, đến hàng thứ hai rồi thứ ba, một đêm chỉ đào được 60 đến 70 phân
vì vừa đào vừa phải tránh đạn của địch. Mỗi một tấc đất đều là mồ hôi và xương
máu của người chiến sỹ.
Sau khi hoàn thành xong việc đào hào (hào nổi và hào ngầm), trận đánh đầu
tiên tôi
được tham gia trong chiến dịch đó là trận đánh đầu tiên
vào đồn C ta thắng lợi địch thất bại, ngay sau đó tôi và đồng đội tiếp tục củng
cố hầm hào, tiếp đó quân ta đánh đồn B và phá cầu ở đồn A để xe tăng của chúng
không có đường ra. Trong trận đánh ở đồn A địch bắn pháo nhiều dữ dội nên tôi
đã bị thương vào đúng ngày 6/5, đến sáng ngày 7/5 thì quân ta đại thắng địch
đầu hàng.
Tôi phải về trại
quân y của Trung đoàn để điều trị, sau khi phục hồi sức khoẻ tôi cùng Trung
đoàn 57 về tiếp quản Thủ đô. Trên đường hành quân về Hà Nội tôi đã vô tình nhìn
thấy người chị họ của mình, cũng chỉ khi đó gia đình của tôi ở Hải Phòng mới
biết tin mình còn sống nay đã trở về. Trong tôi trào dâng niềm xúc động, đến
tận bây giờ tôi vẫn còn rất tự hào vì đã được tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ.
* CCB Lê Văn Chiến (tiểu đội trưởng đại đội 59 tiểu đoàn 418
trung đoàn 57 Đại đoàn 304):
Nhiệm vụ chính của đơn vị tôi là đào hầm và giao thông hào, từ núi xuống
cánh đồng cắt sân bay không cho máy bay lên xuống, dùng súng cao xạ, súng 12ly7
khống chế, vừa chiến đấu vừa củng cố giao thông hào, vừa nhặt dù, vừa bắn tỉa,
nhất là khi hệ thống giao thông hào gần và sát hàng rào gây thép gai và lô cốt
của địch, chúng ném lựu đạn xuống hào của ta để phá huỷ khi đó ta cần phải
nhanh chóng nhặt lựu đạn và ném trở lại để tránh thương vong cho quân ta.
Việc đào hầm và giao thông hào để khép chặt Hồng Cúm, đồng thời cắt đứt con
đường 41 qua sông Nậm Rốm vì đây là tuyến đường
huyết mạch từ Mường Thanh đi Hồng Cúm và qua Thượng Lào, nếu cắt được thì ở
Hồng Cúm địch sẽ bị cô lập. Chúng nhận thấy rõ tính chất quan trọng đó nên ngày
đêm canh gác nghiêm ngặt, ban đêm thì thắp điện sáng để kịp thời phát hiện động
tĩnh của ta. Trong điều kiện địch tăng cường canh gác nghiêm ngặt như vậy việc đầu tiên là ta phá đường dây điện của địch sau đó tranh thủ lúc địch sơ
hở lại tiếp tục đào hầm hào. Tuy nhiên chúng thường thả đèn dù sáng thấy từng
bụi cây, thấy chỗ nào nghi vấn là tập trung bắn phá, vì vậy giữa ta và địch
thường xảy ra chạm súng, không lúc nào là ngớt tiếng súng.
Vừa phải làm nhiệm vụ đào hầm, hào nhưng cũng vừa phải chiến đấu để giữ gìn
từng mét hào mà ta đã dốc sức có được, quá trình đó diễn ra thật gian lao và
vất vả mà các chiến sỹ của chúng ta lúc bấy giờ phải trải qua.
Là một tiểu đội
trưởng đại đội 59 tiểu đoàn 418 Trung đoàn 57 Đại đoàn 304 trong quá trình tham
gia chiến dịch Điện Biên Phủ tôi có rất nhiều kỷ niệm. Điều khiến tôi nhớ nhất
vào khoảng sáng ngày 12/3/1954 đại đội 59 của tôi đào hào suốt đêm đến gần sáng
ở đoạn khe Cạn còn cách bản Noang Nhai chừng 100m, lúc bấy giờ anh em quá mệt
và đói nên đại đội trưởng có lệnh đơn vị tạm nghỉ, kiểm tra lại vũ khí chờ anh
nuôi mang cơm ra ăn rồi tiếp tục đào hầm và sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng khi
anh nuôi chưa kịp mang cơm ra thì máy bay địch liên tục xuất hiện, đại bác của
địch ở Mường Thanh và Hồng Cúm liên tiếp bắn vào đại đội của chúng tôi, một số đoạn
hào đã bị sạt lở. Ngay lúc đó tôi và đồng đội phát hiện có tiếng động cơ xe
tăng và xe ủi đất đang tiến lại gần, địch đông chừng 2 tiểu đoàn lại có phi
pháo, xe tăng yểm trợ, còn phía ta thì chỉ có một đại đội. Khi đó cả đơn vị
quên hết cảm giác đói và mệt mà dâng lên là lòng căm thù giặc, với tinh thần đó
cùng với việc đã có công sự nên hễ địch xông vào là đại đội chúng tôi lại đánh
bật ra, hai bên giằng co nhau quyết liệt, tranh chấp từng đoạn giao thông hào.
Đến khoảng 2 giờ chiều cùng ngày lúc này đạn đã không còn, lựu đạn đã ném hết
một đồng chí trong đơn vị đã bị hi sinh. Cách tôi khoảng 4m có một đồng chí đã
hi sinh nhưng bên mình vẫn còn quả thủ pháo. Tôi liền lại gần và lấy quả thủ
pháo đó, chờ cho xe ủi hào của địch lại gần cách chừng khoảng hơn 10m, tôi ném
quả thủ pháo đó vào xe của địch sau đó thì bất tỉnh. Hai ngày sau tôi tỉnh lại
thì đồng đội cho biết tôi đã bị vùi lấp dưới lớp đất dày, cũng may có bộ phận
tải thương trung đoàn đi qua thấy bàn chân của tôi còn ấm nên tìm cách bới đất
và đưa lên. Sau lần được đồng đội cứu sống đó tôi được đưa về trạm xá tiền
phương để điều trị. Với sự dũng cảm chiến đấu đến cùng với quân địch để giữ gìn
từng mét hào giao thông, đến ngày 29/3/1954 tôi được đại đoàn tặng bằng khen,
được Bác Hồ tặng huy hiệu và đặc biệt là tôi đã được vinh dự đứng trong hàng
ngũ của Đảng.
Thật vinh dự và tự
hào, lúc đó tôi nhớ đồng chí Trần Tuấn Viên - Chính trị viên đại đội - Bí thư
chi bộ 59 có nói: "...Đồng chí Chiến là 1 tiểu đội trưởng dũng cảm, trong
quá trình chiến đấu đã bị xe ủi đất của địch vùi dưới giao thông hào, may mà bộ
phận tải thương trung đoàn đi qua phát hiện còn sống mang về trạm xá tiền
phương. Nay đã phục hồi tiếp tục về đơn vị tham gia chiến đấu. Đồng chí xứng
đáng là chiến sỹ thi đua, xứng đáng là một đảng viên Đảng lao động Việt Nam. Tôi thay
mặt chi bộ đại đội 59 tuyên bố kết nạp đồng chí vào Đảng lao động Việt Nam...".
Các thành viên trong Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ
Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ kể chuyện về Chiến thắng Điện Biên cho các cháu
thiếu niên, nhi đồng.
Ban liên lạc
truyền thống chiến sỹ Điện Biên, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập từ ngày
7/5/1996 là nơi hội tụ các chiến sỹ Điện Biên thuộc các đơn vị đại đoàn 308,
304, 316, 312, 351 sau khi được nghỉ chế độ ra quân có nguyện vọng được tập hợp
lại. Khi mới thành lập Ban liên lạc truyền thống chiến sỹ Điện Biên, thị xã
Nghĩa Lộ có 34 đồng chí. Trải qua thời gian, với những vết thương hằn sâu của
chiến tranh, bom đạn cùng tuổi cao, sức yếu, nhiều người nay đã không còn và
đến nay, Ban liên lạc chỉ còn lại 15 người. Mới đây, Ban liên lạc đã tổ chức
chương trình gặp mặt truyền thống tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị
xã Nghĩa Lộ. Những dòng ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ trên đây là câu
chuyện chúng tôi ghi lại của 2 trong số các CCB trong Ban liên lạc - những
người trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu 56 ngày đêm trong chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ.
Trên quê hương
Nghĩa Lộ hôm nay, còn đó sừng sững, uy nghiêm một di tích Lịch sử - văn hóa
cấp Quốc gia - Di tích lịch sử Căng - Đồn Nghĩa Lộ với tượng đài chiến
thắng vươn cao, minh chứng cho lịch sử hào hùng của quê hương. Nơi đây đã ghi
dấu một chiến thắng vẻ vang đã đi vào lịch sử của dân tộc - Chiến thắng Nghĩa Lộ 18/10/1952 đập tan một mắt xích quan
trọng trong hệ thống phòng thủ của địch, mở thông đường vào cửa ngõ Tây Bắc
nối liền với căn cứ Việt Bắc, làm tiền đề thuận lợi cho các chiến dịch tiếp
theo, tạo
thế và lực cho trận quyết chiến của ta ở Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong thời chiến
nhân dân các dân tộc của thị xã Nghĩa Lộ luôn phát huy tinh thần đoàn kết,
đồng sức đồng lòng để đánh đuổi thực dân Pháp giành lại từng tấc đất cha ông
gây dựng nên, thì trong thời bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền
địa phương nhân dân ta vừa tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội vừa xây dựng củng cố an ninh quốc phòng ngày càng bền vững. Những
người con Nghĩa Lộ hôm nay được sinh ra và lớn lên trong thời bình, không có
tiếng bom, tiếng súng càng cảm phục, biết ơn thế hệ cha ông đi trước. Để tiếp
bước cha anh thế hệ trẻ hôm nay nguyện sẽ không ngừng học tập, phấn đấu và
cống hiến để xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.