Huyện Văn Yên có 27 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao, vùng sâu kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 42%, giao thông không thuận lợi, dân trí thấp, hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thích đẻ con trai, đẻ nhiều con... vẫn tồn tại ở một số bộ phận người dân, gây ảnh hưởng đến lớn đến chất lượng dân số.
Cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ xã Quang Minh tuyên truyền, vận động đồng bào Dao không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS); triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005, của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ), triển khai các mô hình như: phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Đặc biệt, ngày 9/5/2013, Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Yên đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU (gọi tắt là Nghị quyết 10) về việc “Tăng cường lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác DS/KHHGĐ, phòng chống tảo hôn và kết hôn cận huyết thống giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020”. Ngay sau khi ban hành Nghị quyết 10, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện Nghị quyết 10, nâng cao nhận thức về công tác DS/KHHGĐ. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc cam kết giữa gia đình với thôn, bản, xã, thị trấn trong việc thực hiện chính sách DS/KHHGĐ; nghiêm túc kiểm điểm, xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS/KHHGĐ.
Trung tâm DS/KHHGĐ huyện phối hợp với Phòng Y tế huyện tham mưu với UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện mục tiêu Nghị quyết 10; giao kế hoạch công tác DS/KHHGĐ hàng năm cho các xã, thị trấn; xây dựng mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phối hợp với Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện tuyên truyền về nội dung mô hình, các thông tin về tiến độ, kết quả triển khai mô hình tại huyện...; xây dựng và duy trì thực hiện mô hình can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại xã: Quang Minh, Xuân Tầm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện; triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các xã: Yên Hưng, An Bình, Yên Hợp, Đại Sơn, Lâm Giang, Châu Quế Hạ; duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ Tiền hôn nhân tại thị trấn Mậu A và xã Xuân Ái... Thực tế cho thấy, các mô hình đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là ở độ tuổi vị thành niên, thành niên, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Chị Lý Kim Thảo-cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ xã Quang Minh cho hay: xã Quang Minh có 6 thôn, chủ yếu là người Dao đỏ, Dao trắng và một số dân tộc khác. Những năm trước đây, khi chưa triển khai thực hiện Nghị quyết 10, tình trạng tảo hôn ở xã vẫn diễn ra khá phổ biến. Năm 2013, khi có Nghị quyết 10, Đảng ủy, chính quyền xã triển khai thực hiện quyết liệt nên tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã đã giảm nhiều. Cụ thể, năm 2012 có 15 cặp tảo hôn; năm 2013 có 10 cặp, năm 2014 có 3 cặp tảo hôn duy trì từ năm 2013 sang nhưng đầu năm 2015 đến nay lại có 4 cặp tảo hôn. Tuy nhiên, giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn vẫn được xác định là rất khó, không được chủ quan nhất là ở thôn 1, thôn 2 (chủ yếu là người Dao đỏ) có nhiều hủ tục như: con gái chưa đủ tuổi kết hôn nhưng khi có nhà trai đến hỏi là đồng ý cho lấy chồng. Bởi vì, nếu không đồng ý thì các nhà khác không đến cưới hỏi nữa nên bà con lo lắng con gái mình sẽ ế chồng. Từ thực tế này nên nhiều khi cán bộ dân số đi vận động cũng gặp nhiều trở ngại, thậm chí có hộ còn nói: "Không cho nó đi lấy chồng, nếu nó ế thì ai chịu trách nhiệm cho gia đình tôi...”.
Mặc dù vậy, nhìn về tổng thể, bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã cơ bản được hạn chế. Thực tế, tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong những năm gần đây ít xảy ra; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng 69% năm 2005 lên 74% năm 2014; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm từ 14% năm 2005, xuống còn 9% năm 2014%. Hàng năm, huyện có trên 200 thôn, bản không có người sinh con thứ 3 trở lên, trong đó có 95 thôn 5 năm liên tục giữ vững thành tích này và 18 thôn 10 năm liên tục, 1 thôn 15 năm liền không có người sinh con thứ ba trở lên đã được UBND huyện tặng giấy khen... Chất lượng dân số được nâng lên, tỷ lệ bà mẹ có thai được khám thai đúng, đủ 3 lần/thai kỳ trở lên ngày càng tăng; tỷ suất sinh thô duy trì ở mức dưới 20%o; tuổi thọ bình quân của người dân trong huyện tăng từ 65 tuổi lên 73 tuổi trong 10 năm trở lại đây.
2071 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Huyện Văn Yên có 27 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao, vùng sâu kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 42%, giao thông không thuận lợi, dân trí thấp, hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thích đẻ con trai, đẻ nhiều con... vẫn tồn tại ở một số bộ phận người dân, gây ảnh hưởng đến lớn đến chất lượng dân số. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS); triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005, của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ), triển khai các mô hình như: phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Đặc biệt, ngày 9/5/2013, Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Yên đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU (gọi tắt là Nghị quyết 10) về việc “Tăng cường lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác DS/KHHGĐ, phòng chống tảo hôn và kết hôn cận huyết thống giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020”. Ngay sau khi ban hành Nghị quyết 10, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện Nghị quyết 10, nâng cao nhận thức về công tác DS/KHHGĐ. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc cam kết giữa gia đình với thôn, bản, xã, thị trấn trong việc thực hiện chính sách DS/KHHGĐ; nghiêm túc kiểm điểm, xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS/KHHGĐ.
Trung tâm DS/KHHGĐ huyện phối hợp với Phòng Y tế huyện tham mưu với UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện mục tiêu Nghị quyết 10; giao kế hoạch công tác DS/KHHGĐ hàng năm cho các xã, thị trấn; xây dựng mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phối hợp với Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện tuyên truyền về nội dung mô hình, các thông tin về tiến độ, kết quả triển khai mô hình tại huyện...; xây dựng và duy trì thực hiện mô hình can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại xã: Quang Minh, Xuân Tầm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện; triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các xã: Yên Hưng, An Bình, Yên Hợp, Đại Sơn, Lâm Giang, Châu Quế Hạ; duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ Tiền hôn nhân tại thị trấn Mậu A và xã Xuân Ái... Thực tế cho thấy, các mô hình đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là ở độ tuổi vị thành niên, thành niên, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Chị Lý Kim Thảo-cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ xã Quang Minh cho hay: xã Quang Minh có 6 thôn, chủ yếu là người Dao đỏ, Dao trắng và một số dân tộc khác. Những năm trước đây, khi chưa triển khai thực hiện Nghị quyết 10, tình trạng tảo hôn ở xã vẫn diễn ra khá phổ biến. Năm 2013, khi có Nghị quyết 10, Đảng ủy, chính quyền xã triển khai thực hiện quyết liệt nên tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã đã giảm nhiều. Cụ thể, năm 2012 có 15 cặp tảo hôn; năm 2013 có 10 cặp, năm 2014 có 3 cặp tảo hôn duy trì từ năm 2013 sang nhưng đầu năm 2015 đến nay lại có 4 cặp tảo hôn. Tuy nhiên, giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn vẫn được xác định là rất khó, không được chủ quan nhất là ở thôn 1, thôn 2 (chủ yếu là người Dao đỏ) có nhiều hủ tục như: con gái chưa đủ tuổi kết hôn nhưng khi có nhà trai đến hỏi là đồng ý cho lấy chồng. Bởi vì, nếu không đồng ý thì các nhà khác không đến cưới hỏi nữa nên bà con lo lắng con gái mình sẽ ế chồng. Từ thực tế này nên nhiều khi cán bộ dân số đi vận động cũng gặp nhiều trở ngại, thậm chí có hộ còn nói: "Không cho nó đi lấy chồng, nếu nó ế thì ai chịu trách nhiệm cho gia đình tôi...”.
Mặc dù vậy, nhìn về tổng thể, bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã cơ bản được hạn chế. Thực tế, tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong những năm gần đây ít xảy ra; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng 69% năm 2005 lên 74% năm 2014; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm từ 14% năm 2005, xuống còn 9% năm 2014%. Hàng năm, huyện có trên 200 thôn, bản không có người sinh con thứ 3 trở lên, trong đó có 95 thôn 5 năm liên tục giữ vững thành tích này và 18 thôn 10 năm liên tục, 1 thôn 15 năm liền không có người sinh con thứ ba trở lên đã được UBND huyện tặng giấy khen... Chất lượng dân số được nâng lên, tỷ lệ bà mẹ có thai được khám thai đúng, đủ 3 lần/thai kỳ trở lên ngày càng tăng; tỷ suất sinh thô duy trì ở mức dưới 20%o; tuổi thọ bình quân của người dân trong huyện tăng từ 65 tuổi lên 73 tuổi trong 10 năm trở lại đây.