Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa.
Ảnh minh họa
Theo quy định, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cụ thể, đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế phải khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 4 và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 9 theo Nghị định này cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy, người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Nghị định nêu rõ, kiểm dịch viên y tế sẽ thực hiện kiểm tra giấy tờ, kiểm tra thực tế đối với hàng hóa có yếu tố nguy cơ sau: 1- Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; 2- Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; 3- Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này; 4- Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ như ở trên, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.
1487 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa.Theo quy định, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cụ thể, đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế phải khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 4 và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 9 theo Nghị định này cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy, người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Nghị định nêu rõ, kiểm dịch viên y tế sẽ thực hiện kiểm tra giấy tờ, kiểm tra thực tế đối với hàng hóa có yếu tố nguy cơ sau: 1- Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; 2- Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; 3- Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này; 4- Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ như ở trên, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.