CTTĐT- Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ ngày 10-11/10/2017 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa trên diện rộng, kết hợp lũ thượng nguồn làm mực nước sông Hồng lên trên báo động cấp III, gây nhiều thiệt hại tới sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nước Sông Hồng đang rút chậm, các đại phương đang tích cực khắc phục hậu quả thiên tai.
Gần 250ha lúa và hoa mầu của Trấn Yên bị ngập do mưa bão.
Trong đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua, trên địa bàn huyện Trấn Yên xảy ra mưa to, kết hợp với lũ đầu nguồn đã gây ngập úng trên diện rộng, nhiều tuyến đường cụm dân cư bị ngập, hơn 30ha lúa mùa của bà con chưa thu hoạch kịp và cây ngô đông mới trồng đã bị ngập chìm. Trước thực trạng này, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn xã đã cắt cử lực lượng ứng trực trên các tuyến đường bị ngập, nước rút đến đâu vận động nhân dân khắc phục trên đồng ruộng tới đó.
Tuyến đê Lan Đình của xã Việt Thành dài hơn 3km đảm nhiệm việc bảo vệ trên 300 hộ dân của 4 thôn trong xã và nhiều thôn, khu phố của thị trấn Cổ Phúc. Hiện 1,3km đê đã xuống cấp, trong đợt mưa bão vừa qua nhiều đoạn đã có hiện tượng sụt lún, nếu tiếp tục mưa nội vùng và nước Sông Hồng dâng cao thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đến đời sống của người dân.
Ngay sau khi áp thấp đổ bộ vào đất liền và xảy ra mưa nội vùng lớn, huyện Trấn Yên kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp phòng tránh tại đại bàn các xã, thị trấn; duy trì trực 24/24h, chuẩn bị đầy đủ phương tiện và lực lượng tại chỗ sẵn sàng sơ tán các hộ dân có nguy cơ bị ngập úng và sạt lở; cảnh giới tại các ngầm tràn hướng dẫn người dân tham gia giao thông đi lại đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
Mưa lớn làm cho 12 nhà dân phải di dời, 1 nhà bị sạt ta luy, hơn 244 ha lúa, hoa màu bị ngập, trong đó diện tích lúa chưa kịp thu hoạch bị ngập và lũ quét là 49 ha; Diện tích ngô và rau màu các loại mới trồng bị ngập là 165ha, 30ha cây dâu tằm bị ngập.
Mưa lũ làm nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị ngập, bị sạt ta luy âm gây chia cắt giữa các vùng tại xã Đào Thịnh, Việt Thành, Nga Quán, Minh Quân, Y Can, Quy Mông, Kiên Thành, Hưng Khánh, Hồng Ca; Làm gẫy, sập 1 số kênh mương nội đồng. Đặc biệt, tuyến đê Lan Đình của xã Việt Thành có nguy cơ bị rò rỉ, sạt lún, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn của hàng trăm hộ dân của Việt Thành cũng như của thị trấn Cổ Phúc.
Hiện tại, mực nước Sông Hồng đang rút, nhưng rút chậm, huyện Trấn Yên đã và đang chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra để nhanh chóng đảm bảo lưu thông, ổn định sản xuất, cũng như đời sống của người dân.
1169 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ ngày 10-11/10/2017 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa trên diện rộng, kết hợp lũ thượng nguồn làm mực nước sông Hồng lên trên báo động cấp III, gây nhiều thiệt hại tới sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nước Sông Hồng đang rút chậm, các đại phương đang tích cực khắc phục hậu quả thiên tai.Trong đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua, trên địa bàn huyện Trấn Yên xảy ra mưa to, kết hợp với lũ đầu nguồn đã gây ngập úng trên diện rộng, nhiều tuyến đường cụm dân cư bị ngập, hơn 30ha lúa mùa của bà con chưa thu hoạch kịp và cây ngô đông mới trồng đã bị ngập chìm. Trước thực trạng này, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn xã đã cắt cử lực lượng ứng trực trên các tuyến đường bị ngập, nước rút đến đâu vận động nhân dân khắc phục trên đồng ruộng tới đó.
Tuyến đê Lan Đình của xã Việt Thành dài hơn 3km đảm nhiệm việc bảo vệ trên 300 hộ dân của 4 thôn trong xã và nhiều thôn, khu phố của thị trấn Cổ Phúc. Hiện 1,3km đê đã xuống cấp, trong đợt mưa bão vừa qua nhiều đoạn đã có hiện tượng sụt lún, nếu tiếp tục mưa nội vùng và nước Sông Hồng dâng cao thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đến đời sống của người dân.
Ngay sau khi áp thấp đổ bộ vào đất liền và xảy ra mưa nội vùng lớn, huyện Trấn Yên kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp phòng tránh tại đại bàn các xã, thị trấn; duy trì trực 24/24h, chuẩn bị đầy đủ phương tiện và lực lượng tại chỗ sẵn sàng sơ tán các hộ dân có nguy cơ bị ngập úng và sạt lở; cảnh giới tại các ngầm tràn hướng dẫn người dân tham gia giao thông đi lại đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
Mưa lớn làm cho 12 nhà dân phải di dời, 1 nhà bị sạt ta luy, hơn 244 ha lúa, hoa màu bị ngập, trong đó diện tích lúa chưa kịp thu hoạch bị ngập và lũ quét là 49 ha; Diện tích ngô và rau màu các loại mới trồng bị ngập là 165ha, 30ha cây dâu tằm bị ngập.
Mưa lũ làm nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị ngập, bị sạt ta luy âm gây chia cắt giữa các vùng tại xã Đào Thịnh, Việt Thành, Nga Quán, Minh Quân, Y Can, Quy Mông, Kiên Thành, Hưng Khánh, Hồng Ca; Làm gẫy, sập 1 số kênh mương nội đồng. Đặc biệt, tuyến đê Lan Đình của xã Việt Thành có nguy cơ bị rò rỉ, sạt lún, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn của hàng trăm hộ dân của Việt Thành cũng như của thị trấn Cổ Phúc.
Hiện tại, mực nước Sông Hồng đang rút, nhưng rút chậm, huyện Trấn Yên đã và đang chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra để nhanh chóng đảm bảo lưu thông, ổn định sản xuất, cũng như đời sống của người dân.