CTTĐT - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, đó là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là nhiệm vụ được tỉnh Yên Bái xác định mang tính trọng tâm, cốt lõi trong phát triển kinh tế của tỉnh.
Mô hình trồng ớt của người dân xã Tuy Lộc - TP Yên Bái
Do vậy, trong nông nghiệp, tỉnh Yên
Bái đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung những cây trồng có giá trị
kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tuy là tỉnh nghèo, nhưng hàng năm tỉnh Yên Bái vẫn bố trí
từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 35 - 45 tỷ đồng hỗ trợ cho phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp. Thông qua công tác quy hoạch và thực hiện triển khai các chính
sách của tỉnh, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành được các vùng sản xuất
nông nghiệp chuyên canh, có quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng cao 4.000 ha,
vùng chè 11.000 ha, vùng sản xuất tre măng Bát độ trên 3.000 ha, vùng quế trên
25.000 ha, vùng gỗ nguyên liệu giấy trên 110.000 ha ...
Kết quả thực hiện trong 04 năm đã xây dựng được nhiều mô
hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình sản xuất lúa chất lượng quy
mô 50 ha tại huyện Trấn Yên và Thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình dâu tằm tơ tại xã Tân Đồng,
huyện Trấn Yên... Ngoài ra đã xây dựng được các mô hình phát triển sản xuất có
sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định góp
phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn như: Mô hình trồng
tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên; Mô hình trồng ớt tại xã Tuy Lộc - thành phố
Yên Bái...
Tuy nhiên, trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của
tỉnh còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như: quy mô lớn chưa nhiều và chưa đồng
đều giữa các khu; sản xuất chưa gắn chặt với bảo vệ môi trường và phát triển
chưa bền vững; mối liên kết "bốn nhà" chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp,
sản phẩm sản xuất ra chưa hình thành thị trường với khối lượng hàng hóa lớn...
Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển
toàn diện, theo hướng hiện đại tỉnh Yên Bái đã và đang thực hiện việc quy hoạch
các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác,
quy hoạch đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như xây dựng công
trình thủy lợi, giao thông, điện, chợ đầu mối, chế biến tiêu thụ sản phẩm; Phát
triển chăn nuôi theo hướng bền vững với quy mô trang trại, quản lý giết mổ tập
trung cách khu dân cư đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn
vệ sinh thực phẩm; Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, chủ động
tưới tiêu, phòng chống lũ lụt; Gắn kết chặt chẽ hài hòa giữa phát triển nông
nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; Tăng cường
công tác khuyến nông, phát huy sức mạnh khuyến nông cơ sở...
2197 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, đó là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là nhiệm vụ được tỉnh Yên Bái xác định mang tính trọng tâm, cốt lõi trong phát triển kinh tế của tỉnh.
Do vậy, trong nông nghiệp, tỉnh Yên
Bái đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung những cây trồng có giá trị
kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tuy là tỉnh nghèo, nhưng hàng năm tỉnh Yên Bái vẫn bố trí
từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 35 - 45 tỷ đồng hỗ trợ cho phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp. Thông qua công tác quy hoạch và thực hiện triển khai các chính
sách của tỉnh, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành được các vùng sản xuất
nông nghiệp chuyên canh, có quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng cao 4.000 ha,
vùng chè 11.000 ha, vùng sản xuất tre măng Bát độ trên 3.000 ha, vùng quế trên
25.000 ha, vùng gỗ nguyên liệu giấy trên 110.000 ha ...
Kết quả thực hiện trong 04 năm đã xây dựng được nhiều mô
hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình sản xuất lúa chất lượng quy
mô 50 ha tại huyện Trấn Yên và Thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình dâu tằm tơ tại xã Tân Đồng,
huyện Trấn Yên... Ngoài ra đã xây dựng được các mô hình phát triển sản xuất có
sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định góp
phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn như: Mô hình trồng
tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên; Mô hình trồng ớt tại xã Tuy Lộc - thành phố
Yên Bái...
Tuy nhiên, trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của
tỉnh còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như: quy mô lớn chưa nhiều và chưa đồng
đều giữa các khu; sản xuất chưa gắn chặt với bảo vệ môi trường và phát triển
chưa bền vững; mối liên kết "bốn nhà" chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp,
sản phẩm sản xuất ra chưa hình thành thị trường với khối lượng hàng hóa lớn...
Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển
toàn diện, theo hướng hiện đại tỉnh Yên Bái đã và đang thực hiện việc quy hoạch
các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác,
quy hoạch đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như xây dựng công
trình thủy lợi, giao thông, điện, chợ đầu mối, chế biến tiêu thụ sản phẩm; Phát
triển chăn nuôi theo hướng bền vững với quy mô trang trại, quản lý giết mổ tập
trung cách khu dân cư đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn
vệ sinh thực phẩm; Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, chủ động
tưới tiêu, phòng chống lũ lụt; Gắn kết chặt chẽ hài hòa giữa phát triển nông
nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; Tăng cường
công tác khuyến nông, phát huy sức mạnh khuyến nông cơ sở...