Đối với gỗ ván ghép thanh, Yên Bái chỉ có duy nhất một nhà máy tại xã Báo Đáp (Trấn Yên) với sản lượng khoảng 5 đến 7 mét khối/ngày. Từ thực tế trên cho thấy, bản Dự thảo đánh giá ván ghép thanh là sản phẩm “có uy tín trên thị trường” là chưa sát với thực tế.
Ảnh minh họa.
Là người sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng,
tôi rất quan tâm đến bản Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVII, trình Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Yên Bái,
nhiệm kỳ 2015-2020. Do đó, sau khi nghiên cứu Dự thảo, tôi thấy tại mục 4: “Các
ngành dịch vụ có bước phát triển khá rõ nét, sản phẩm và chất lượng dịch vụ
được nâng lên”, có đánh giá một số sản phẩm đã tạo được chỗ đứng uy tín trên
thị trường như: chè vùng cao, bột đá, đá hạt, tinh bột sắn, ván ghép thanh, sản
phẩm từ cây quế.
Tôi đồng ý cách đánh giá đối với các sản
phẩm trên, nhưng riêng ván ghép thanh thì không! Bởi lẽ, Yên Bái là tỉnh có thế
mạnh về nông lâm nghiệp, sản lượng gỗ khai thác hàng năm rất lớn và phần lớn gỗ
rừng trồng được chế biến ra các sản phẩm: ván bóc, xẻ thanh, ván ép, đồ gỗ gia
dụng và ván ghép thanh, trong đó ván bóc có sản lượng lớn nhất với hàng trăm
mét khối sản phẩm/ngày. Các xưởng xẻ gỗ cũng khá nhiều nhưng sản lượng không
bằng ván bóc, năng suất thấp, lợi nhuận không cao. Sản phẩm gỗ ván ép, có sản
lượng khá với các nhà máy ở Hưng Thịnh, Lương Thịnh (Trấn Yên), An Thịnh (Văn
Yên), Bảo Ái, thị trấn Thác Bà, thị trấn Yên Bình (Yên Bình) và một sở tại khu
công nghiệp Đầm Hồng (thành phố Yên Bái).
Mỗi ngày, các cơ sở chế biến gỗ ép làm ra
khoảng trên dưới 150 mét khối sản phẩm. Đối với gỗ ván ghép thanh, Yên Bái chỉ
có duy nhất một nhà máy tại xã Báo Đáp (Trấn Yên) với sản lượng khoảng 5 đến 7
mét khối/ngày. Từ thực tế trên cho thấy, bản Dự thảo đánh giá ván ghép thanh là
sản phẩm “có uy tín trên thị trường” là chưa sát với thực tế.
2268 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Đối với gỗ ván ghép thanh, Yên Bái chỉ có duy nhất một nhà máy tại xã Báo Đáp (Trấn Yên) với sản lượng khoảng 5 đến 7 mét khối/ngày. Từ thực tế trên cho thấy, bản Dự thảo đánh giá ván ghép thanh là sản phẩm “có uy tín trên thị trường” là chưa sát với thực tế.
Là người sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng,
tôi rất quan tâm đến bản Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVII, trình Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Yên Bái,
nhiệm kỳ 2015-2020. Do đó, sau khi nghiên cứu Dự thảo, tôi thấy tại mục 4: “Các
ngành dịch vụ có bước phát triển khá rõ nét, sản phẩm và chất lượng dịch vụ
được nâng lên”, có đánh giá một số sản phẩm đã tạo được chỗ đứng uy tín trên
thị trường như: chè vùng cao, bột đá, đá hạt, tinh bột sắn, ván ghép thanh, sản
phẩm từ cây quế.
Tôi đồng ý cách đánh giá đối với các sản
phẩm trên, nhưng riêng ván ghép thanh thì không! Bởi lẽ, Yên Bái là tỉnh có thế
mạnh về nông lâm nghiệp, sản lượng gỗ khai thác hàng năm rất lớn và phần lớn gỗ
rừng trồng được chế biến ra các sản phẩm: ván bóc, xẻ thanh, ván ép, đồ gỗ gia
dụng và ván ghép thanh, trong đó ván bóc có sản lượng lớn nhất với hàng trăm
mét khối sản phẩm/ngày. Các xưởng xẻ gỗ cũng khá nhiều nhưng sản lượng không
bằng ván bóc, năng suất thấp, lợi nhuận không cao. Sản phẩm gỗ ván ép, có sản
lượng khá với các nhà máy ở Hưng Thịnh, Lương Thịnh (Trấn Yên), An Thịnh (Văn
Yên), Bảo Ái, thị trấn Thác Bà, thị trấn Yên Bình (Yên Bình) và một sở tại khu
công nghiệp Đầm Hồng (thành phố Yên Bái).
Mỗi ngày, các cơ sở chế biến gỗ ép làm ra
khoảng trên dưới 150 mét khối sản phẩm. Đối với gỗ ván ghép thanh, Yên Bái chỉ
có duy nhất một nhà máy tại xã Báo Đáp (Trấn Yên) với sản lượng khoảng 5 đến 7
mét khối/ngày. Từ thực tế trên cho thấy, bản Dự thảo đánh giá ván ghép thanh là
sản phẩm “có uy tín trên thị trường” là chưa sát với thực tế.