Ai đã từng đặt chân đến vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ hẳn sẽ nhớ những cánh rừng hoa ban nở trắng, nhớ những cọn nước quay đều bên suối, những cô gái Thái xinh như hoa với những điệu xòe làm mê đắm lòng người. Nhưng Mường Lò còn nhiều điều thú vị khác nữa, nhất là các món ẩm thực của đồng bào dân tộc mà bất cứ ai nếu đã thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên. Trong các món ăn truyền thống đó có bánh chưng đen - món ăn mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc chứa đựng tình cảm của con người và đất trời nơi đây.
Bánh chưng đen Mường Lò
Bánh chưng đen Mường Lò của người Thái không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc đặc biệt mà còn có hương vị tuyệt vời. Những ai đã thưởng thức bánh sẽ không thể quên được độ dẻo dẻo, vị ngọt ngọt, béo béo quyện lại với nhau tạo nên 1 món ngon khó thể cưỡng lại.
Giống như bánh chưng xanh của người Kinh, bánh chưng đen Mường Lò của người Thái cũng được cha truyền con nối qua nhiều thế hệ. Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, được thưởng thức miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen như có cảm giác thưởng thức cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên miền Tây Yên Bái.
Chiếc bánh được tạo ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này cũng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, đất trời mỗi khi xuân về.
Những nguyên liệu để làm bánh chưng đen được chọn lựa kỹ càng. Lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô; gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn; thịt lợn (ngon nhất là thịt ba chỉ) nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, người Thái lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.
Bánh chưng đen Mường Lò được làm khá thủ công, phải khá tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nước đến khâu chỉnh lửa. Lúc bánh chưa sôi thì đun lửa to, khi bánh đã có độ sôi nhất định thì cần giữ cho lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, chín đều và đun khoảng 6 - 7 tiếng. Khi chín vớt ra cho vào chậu nước rửa qua để làm sạch mỡ bám trên vỏ bánh, treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc. Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ bột núc nác, vị mát của lá dong thì quả là điều thú vị.
Ngày trước, loại bánh này chỉ xuất hiện tại những ngày lễ, Tết, giỗ chạp… nhưng hiện nay nó đã trở thành món ăn phổ biến mà bất cứ ai khi tới đây đều muốn mua về làm quà tặng người thân, bạn bè hay thưởng thức ngay tại chỗ.
Đặc sản trong ẩm thực của người dân Yên Bái không chỉ là lạp xưởng, chè shan tuyết hay thịt trâu gác bếp mà còn là hương vị của những chiếc bánh chưng đen Mường Lò. Ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không thể quên được mùi thơm ngon rất riêng của vùng miền này. Chính vì cảnh sắc, con người và ẩm thực đặc sản đã tạo nên thế mạnh cho Yên Bái để trở thành vùng đất tương lai đầy hứa hẹn của du lịch Việt Nam.
6586 lượt xem
Ban Biên tập
Ai đã từng đặt chân đến vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ hẳn sẽ nhớ những cánh rừng hoa ban nở trắng, nhớ những cọn nước quay đều bên suối, những cô gái Thái xinh như hoa với những điệu xòe làm mê đắm lòng người. Nhưng Mường Lò còn nhiều điều thú vị khác nữa, nhất là các món ẩm thực của đồng bào dân tộc mà bất cứ ai nếu đã thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên. Trong các món ăn truyền thống đó có bánh chưng đen - món ăn mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc chứa đựng tình cảm của con người và đất trời nơi đây.Bánh chưng đen Mường Lò của người Thái không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc đặc biệt mà còn có hương vị tuyệt vời. Những ai đã thưởng thức bánh sẽ không thể quên được độ dẻo dẻo, vị ngọt ngọt, béo béo quyện lại với nhau tạo nên 1 món ngon khó thể cưỡng lại.
Giống như bánh chưng xanh của người Kinh, bánh chưng đen Mường Lò của người Thái cũng được cha truyền con nối qua nhiều thế hệ. Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, được thưởng thức miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen như có cảm giác thưởng thức cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên miền Tây Yên Bái.
Chiếc bánh được tạo ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này cũng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, đất trời mỗi khi xuân về.
Những nguyên liệu để làm bánh chưng đen được chọn lựa kỹ càng. Lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô; gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn; thịt lợn (ngon nhất là thịt ba chỉ) nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, người Thái lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.
Bánh chưng đen Mường Lò được làm khá thủ công, phải khá tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nước đến khâu chỉnh lửa. Lúc bánh chưa sôi thì đun lửa to, khi bánh đã có độ sôi nhất định thì cần giữ cho lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, chín đều và đun khoảng 6 - 7 tiếng. Khi chín vớt ra cho vào chậu nước rửa qua để làm sạch mỡ bám trên vỏ bánh, treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc. Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ bột núc nác, vị mát của lá dong thì quả là điều thú vị.
Ngày trước, loại bánh này chỉ xuất hiện tại những ngày lễ, Tết, giỗ chạp… nhưng hiện nay nó đã trở thành món ăn phổ biến mà bất cứ ai khi tới đây đều muốn mua về làm quà tặng người thân, bạn bè hay thưởng thức ngay tại chỗ.
Đặc sản trong ẩm thực của người dân Yên Bái không chỉ là lạp xưởng, chè shan tuyết hay thịt trâu gác bếp mà còn là hương vị của những chiếc bánh chưng đen Mường Lò. Ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không thể quên được mùi thơm ngon rất riêng của vùng miền này. Chính vì cảnh sắc, con người và ẩm thực đặc sản đã tạo nên thế mạnh cho Yên Bái để trở thành vùng đất tương lai đầy hứa hẹn của du lịch Việt Nam.