CTTĐT - Thị xã Nghĩa Lộ được biết đến là vùng đất tổ của người Thái đen với những điệu dân ca dân vũ, phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa Thái đã được gìn giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng bởi chính lòng yêu mến, sự tâm huyết và trách nhiệm của người dân thị xã Nghĩa Lộ. Nhờ đó mà năm 2015, thị xã Nghĩa Lộ đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia cho “Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò, Nghĩa Lộ”.
Nghệ nhân Lò Văn Biến say mê truyền dạy xòe cho thế hệ trẻ
Thị xã Nghĩa Lộ nằm trong cánh đồng Mường Lò – cánh đồng rộng lớn thứ hai vùng Tây Bắc, là một vùng đất có giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Có các danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa mang tầm khu vực và quốc gia, đồng thời cũng là vùng đất có truyền thống cách mạng cùng với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc với Di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ, di tích Đền Cầm Hánh đã được xếp hạng hay công trình văn hóa Nhà sàn Bác Hồ là chi nhánh thuộc hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh, đặc biệt nơi đây được xác định là vùng đất Tổ của tộc người Thái.
Đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ là cư dân bản địa có mặt từ rất sớm và là tộc người đóng góp sức khai phá hình thành cánh đồng Mường Lò. Với hình thức tổ chức bản mường chặt chẽ vì có luật tục từ rất sớm cùng với sự phát triển kinh tế trong đó điển hình là nền văn minh lúa nước, người Thái đã biết dẫn thủy nhập điền với thành ngữ đúc kết bao đời “ Mương - Phai - Lái - Lin”. Do vậy Mường Lò - Nghĩa Lộ là địa danh có truyền thống văn hóa đặc thù lâu đời của người Thái với nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, đặc sắc, phong phú và hấp dẫn.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, những thành tựu to lớn về kinh tế đã góp phần cải thiện đáng kể nhu cầu về vật chất trong nhân dân. Nhưng mặt trái của nó cũng gây ra những nguy cơ tiềm ẩn xói mòn và làm biến dạng một số giá trị đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó có dân tộc Thái. Nhiều giá trị văn hóa đặc thù bị mai một dần do không có người truyền dạy, người am hiểu, lưu giữ các giá trị văn hóa đặc thù như: Chữ Thái cổ ở vùng Mường Lò qua khảo sát điều tra năm 2006 chỉ còn chưa đến 10 người biết chữ Thái cổ và chỉ có 1 - 2 người dạy được chữ Thái cổ trong khi tuổi đời của họ đã rất cao như ông Lò Văn Biến - Nghệ nhân ưu tú người Thái. Hay làn điệu hát dân ca Thái, riêng làn điệu Khắp “Hăn nê” nghĩa là Khắp “Báo sao”, Khắp ỉn “Thẳm lé” thì cả vùng Mường lò chỉ còn vài người biết khắp. Hoặc một số giá trị văn hóa đặc thù khác của cả văn hóa vật thể và phi vật thể dần bị mai một.
Với nhận thức sâu sắc văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển gắn với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong những năm qua, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã quán triệt và triển khai thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đặc thù của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ được đặc biệt quan tâm triển khai, thực hiện bằng các nghị quyết, đề án với các chương trình kế hoạch cụ thể.
Năm 2003, thị xã Nghĩa Lộ là một trong 7 đơn vị của cả nước được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lựa chọn làm điểm xây dựng điểm văn hóa miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2013, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và UBND tỉnh Yên Bái ra Quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng thị xã Văn hóa du lịch - Nghĩa Lộ, giai đoạn 2013 - 2020”. Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiếp tục xác định “ Xây dựng thành công thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ, đưa Nghĩa Lộ trở thành Trung tâm Văn hóa - Thương mại du lịch khu vực phía Tây của tỉnh, phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và chỉ đạo UBND thị xã xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để thực hiện cho bằng được mục tiêu đã đề ra. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc, khôi phục các giá trị văn hóa đặc thù của các dân tộc, đặc biệt là giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái như: Ẩm thực, phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc chính là nghệ thuật xòe Thái, các lễ hội truyền thống còn giữ được nguyên giá trị “Chân - Thiện - Mĩ” trong đời sống cộng đồng.
Người Thái có câu “Không xòe lúa không tốt, không xòe thóc cạn bồ, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe trai gái không thành đôi”. Chả vậy mà bao đời nay, nghệ thuật xòe Thái của đồng bào Thái có ở bất cứ lễ hội, sự kiện nào như: Lên nhà mới, mừng đám cưới, mừng năm mới hay bất kỳ những cuộc vui nào trong bản cũng đều thấy người Thái nắm tay nhau theo nhịp chân bước vào vòng xòe với 6 điệu xòe cơ bản nhất khởi nguồn cho 36 điệu dân vũ của đồng bào Thái gồm: Xòe tung khăn, xòe nâng khăn mời rượu, xòe bổ bốn, xòe tiến lùi, xòe vòng, xòe vòng tròn vỗ tay. Nghệ nhân Lò Văn Biến - Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Qua mỗi bước xòe con người gần gũi chan hòa với nhau hơn, thêm tự tin để bước vào cuộc sống với một niềm tin yêu trong sáng. Xòe không chỉ là những tiết mục văn nghệ dân gian mà còn là kết tinh từ thực tế cuộc sống, phán ánh mọi mặt sinh hoạt đời sống, chuyên chở quan niệm về vũ trụ, âm dương ngũ hành cùng khát vọng sống ngày một tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa quan trọng đó, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực và sự bảo tồn khôi phục và truyền dạy điệu xòe trong đời sống cộng đồng, thị xã Nghĩa Lộ đã có một Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên được vinh danh đó chính là “Nghệ thuật xòe Thái vùng Mường Lò, Nghĩa Lộ”.
Hiện nay, để bảo tồn di sản này, thị xã Nghĩa Lộ đã tích cực duy trì hiệu quả của hơn 50 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng tại các thôn bản tổ dân phố, tích cực tham gia tập luyện và biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ hội sự kiện được tổ chức trên địa bàn. Tổ chức biểu diễn và giới thiệu nghệ thuật xòe Thái trong chương trình du lịch cộng đồng. Đồng thời, tập trung khuyến kích các nghệ nhân, người am hiểu văn hóa Thái sưu tầm, phục dựng, lưu truyền các điệu xòe cổ một cách bài bản khoa học.
Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã lập kỷ lục Việt Nam về “Màn đại xòe cổ với 2013 nghệ nhân diễn viên quần chúng tham gia trình diễn”. Đồng thời thị xã tổ chức thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “ Nghiên cứu bảo tồn lưu truyền 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò Nghĩa Lộ”. Đề tài đã thu thập thông tin tư liệu về nguồn gốc, ý nghĩa, vai trò tác dụng của các điệu xòe trong cộng đồng dân cư, xây dựng được tập bài giảng về 6 điệu xòe cổ, sưu tầm bảo tồn các bản nhạc và một dàn nhạc vụ được sử dụng trong xòe cổ. Thị xã cũng xây dựng đĩa CD giới thiệu về 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái. Hiện nay, điệu xòe được truyền dạy trong các trường học vào các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi tạo hứng thú cho học sinh và tiếp tục truyền dạy xòe cho các thế hệ trẻ mai sau. Em Vũ Thanh Thư - Trường Tiểu học và THCS Lý Tự Trọng cho biết: Được các thầy cô giáo trong trường dạy múa xòe, em thấy rất vinh dự và tự hào khi mình đang góp phần bảo tồn và gìn giữ một di sản lớn của đồng bào và em cũng rất tự hào khi được biểu diễn, được múa xòe trong các lễ hội.
Thành công lớn nhất của thị xã Nghĩa Lộ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghệ thuật xòe Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ” chính là đến nay hầu hết bà con nhân dân các thế hệ của thị xã Nghĩa Lộ đều biết múa xòe. Xòe đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến, tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Và trình diễn nghệ thuật văn hóa dân gian xòe Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam đang được các tỉnh thành trong khu vực Tây Bắc hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.
3177 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thị xã Nghĩa Lộ được biết đến là vùng đất tổ của người Thái đen với những điệu dân ca dân vũ, phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa Thái đã được gìn giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng bởi chính lòng yêu mến, sự tâm huyết và trách nhiệm của người dân thị xã Nghĩa Lộ. Nhờ đó mà năm 2015, thị xã Nghĩa Lộ đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia cho “Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò, Nghĩa Lộ”.Thị xã Nghĩa Lộ nằm trong cánh đồng Mường Lò – cánh đồng rộng lớn thứ hai vùng Tây Bắc, là một vùng đất có giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Có các danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa mang tầm khu vực và quốc gia, đồng thời cũng là vùng đất có truyền thống cách mạng cùng với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc với Di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ, di tích Đền Cầm Hánh đã được xếp hạng hay công trình văn hóa Nhà sàn Bác Hồ là chi nhánh thuộc hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh, đặc biệt nơi đây được xác định là vùng đất Tổ của tộc người Thái.
Đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ là cư dân bản địa có mặt từ rất sớm và là tộc người đóng góp sức khai phá hình thành cánh đồng Mường Lò. Với hình thức tổ chức bản mường chặt chẽ vì có luật tục từ rất sớm cùng với sự phát triển kinh tế trong đó điển hình là nền văn minh lúa nước, người Thái đã biết dẫn thủy nhập điền với thành ngữ đúc kết bao đời “ Mương - Phai - Lái - Lin”. Do vậy Mường Lò - Nghĩa Lộ là địa danh có truyền thống văn hóa đặc thù lâu đời của người Thái với nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, đặc sắc, phong phú và hấp dẫn.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, những thành tựu to lớn về kinh tế đã góp phần cải thiện đáng kể nhu cầu về vật chất trong nhân dân. Nhưng mặt trái của nó cũng gây ra những nguy cơ tiềm ẩn xói mòn và làm biến dạng một số giá trị đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó có dân tộc Thái. Nhiều giá trị văn hóa đặc thù bị mai một dần do không có người truyền dạy, người am hiểu, lưu giữ các giá trị văn hóa đặc thù như: Chữ Thái cổ ở vùng Mường Lò qua khảo sát điều tra năm 2006 chỉ còn chưa đến 10 người biết chữ Thái cổ và chỉ có 1 - 2 người dạy được chữ Thái cổ trong khi tuổi đời của họ đã rất cao như ông Lò Văn Biến - Nghệ nhân ưu tú người Thái. Hay làn điệu hát dân ca Thái, riêng làn điệu Khắp “Hăn nê” nghĩa là Khắp “Báo sao”, Khắp ỉn “Thẳm lé” thì cả vùng Mường lò chỉ còn vài người biết khắp. Hoặc một số giá trị văn hóa đặc thù khác của cả văn hóa vật thể và phi vật thể dần bị mai một.
Với nhận thức sâu sắc văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển gắn với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong những năm qua, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã quán triệt và triển khai thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đặc thù của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ được đặc biệt quan tâm triển khai, thực hiện bằng các nghị quyết, đề án với các chương trình kế hoạch cụ thể.
Năm 2003, thị xã Nghĩa Lộ là một trong 7 đơn vị của cả nước được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lựa chọn làm điểm xây dựng điểm văn hóa miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2013, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và UBND tỉnh Yên Bái ra Quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng thị xã Văn hóa du lịch - Nghĩa Lộ, giai đoạn 2013 - 2020”. Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiếp tục xác định “ Xây dựng thành công thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ, đưa Nghĩa Lộ trở thành Trung tâm Văn hóa - Thương mại du lịch khu vực phía Tây của tỉnh, phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và chỉ đạo UBND thị xã xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để thực hiện cho bằng được mục tiêu đã đề ra. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc, khôi phục các giá trị văn hóa đặc thù của các dân tộc, đặc biệt là giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái như: Ẩm thực, phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc chính là nghệ thuật xòe Thái, các lễ hội truyền thống còn giữ được nguyên giá trị “Chân - Thiện - Mĩ” trong đời sống cộng đồng.
Người Thái có câu “Không xòe lúa không tốt, không xòe thóc cạn bồ, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe trai gái không thành đôi”. Chả vậy mà bao đời nay, nghệ thuật xòe Thái của đồng bào Thái có ở bất cứ lễ hội, sự kiện nào như: Lên nhà mới, mừng đám cưới, mừng năm mới hay bất kỳ những cuộc vui nào trong bản cũng đều thấy người Thái nắm tay nhau theo nhịp chân bước vào vòng xòe với 6 điệu xòe cơ bản nhất khởi nguồn cho 36 điệu dân vũ của đồng bào Thái gồm: Xòe tung khăn, xòe nâng khăn mời rượu, xòe bổ bốn, xòe tiến lùi, xòe vòng, xòe vòng tròn vỗ tay. Nghệ nhân Lò Văn Biến - Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Qua mỗi bước xòe con người gần gũi chan hòa với nhau hơn, thêm tự tin để bước vào cuộc sống với một niềm tin yêu trong sáng. Xòe không chỉ là những tiết mục văn nghệ dân gian mà còn là kết tinh từ thực tế cuộc sống, phán ánh mọi mặt sinh hoạt đời sống, chuyên chở quan niệm về vũ trụ, âm dương ngũ hành cùng khát vọng sống ngày một tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa quan trọng đó, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực và sự bảo tồn khôi phục và truyền dạy điệu xòe trong đời sống cộng đồng, thị xã Nghĩa Lộ đã có một Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên được vinh danh đó chính là “Nghệ thuật xòe Thái vùng Mường Lò, Nghĩa Lộ”.
Hiện nay, để bảo tồn di sản này, thị xã Nghĩa Lộ đã tích cực duy trì hiệu quả của hơn 50 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng tại các thôn bản tổ dân phố, tích cực tham gia tập luyện và biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ hội sự kiện được tổ chức trên địa bàn. Tổ chức biểu diễn và giới thiệu nghệ thuật xòe Thái trong chương trình du lịch cộng đồng. Đồng thời, tập trung khuyến kích các nghệ nhân, người am hiểu văn hóa Thái sưu tầm, phục dựng, lưu truyền các điệu xòe cổ một cách bài bản khoa học.
Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã lập kỷ lục Việt Nam về “Màn đại xòe cổ với 2013 nghệ nhân diễn viên quần chúng tham gia trình diễn”. Đồng thời thị xã tổ chức thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “ Nghiên cứu bảo tồn lưu truyền 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò Nghĩa Lộ”. Đề tài đã thu thập thông tin tư liệu về nguồn gốc, ý nghĩa, vai trò tác dụng của các điệu xòe trong cộng đồng dân cư, xây dựng được tập bài giảng về 6 điệu xòe cổ, sưu tầm bảo tồn các bản nhạc và một dàn nhạc vụ được sử dụng trong xòe cổ. Thị xã cũng xây dựng đĩa CD giới thiệu về 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái. Hiện nay, điệu xòe được truyền dạy trong các trường học vào các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi tạo hứng thú cho học sinh và tiếp tục truyền dạy xòe cho các thế hệ trẻ mai sau. Em Vũ Thanh Thư - Trường Tiểu học và THCS Lý Tự Trọng cho biết: Được các thầy cô giáo trong trường dạy múa xòe, em thấy rất vinh dự và tự hào khi mình đang góp phần bảo tồn và gìn giữ một di sản lớn của đồng bào và em cũng rất tự hào khi được biểu diễn, được múa xòe trong các lễ hội.
Thành công lớn nhất của thị xã Nghĩa Lộ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghệ thuật xòe Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ” chính là đến nay hầu hết bà con nhân dân các thế hệ của thị xã Nghĩa Lộ đều biết múa xòe. Xòe đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến, tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Và trình diễn nghệ thuật văn hóa dân gian xòe Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam đang được các tỉnh thành trong khu vực Tây Bắc hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.