Ngày 21/5, Đoàn công tác của tỉnh Lai Châu do đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao đổi một số kinh nghiệm trong công quản lý nhà nước về dạy nghề và cai nghiện ma túy tại tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Yên Bái, đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Báo kết quả trong công tác dạy nghề và cai nghiện ma túy của tỉnh Yên Bái những năm qua cho thấy: Về công tác dạy nghề, trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh Yên Bái đã tuyển mới dạy nghề được trên 55 nghìn người, trong đó trình độ cao đẳng nghề trên 3.200 người, trung cấp nghề gần 5.000 người, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên 47 nghìn người (dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên 31 nghìn người) và đã có gần 23 nghìn người lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề... Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, các chương trình, giáo trình dạy nghề, công tác liên kết đào tạo nghề, tạo việc làm được củng cố và đạt kết quả cao.
Về công tác cai nghiện ma túy, hiện nay tỉnh Yên Bái có gần 3.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã tổ chức cai nghiện tập trung cho gần 1.700 lượt người đảm bảo an toàn và đúng các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho gần 750 học viên; đã đầu tư xây dựng khu quản lý sau cai nghiện tại tổ 18, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình với công suất thiết kế 200 học viên và hiện nay có 1.250 đối tượng quản lý sau cai tại nơi cư trú theo quy định.
Đặc biệt, công tác triển khai và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã và đang phát huy hiệu quả tích cực với 6 cơ sở và gần 550 bệnh nhân được điều trị. Trong năm 2015, tỉnh sẽ tiếp tục thành lập mới từ 2 đến 5 cơ sở điều trị Methadone và phấn đấu điều trị cho trên 1.200 bệnh nhân…
Sau khi thăm quan và làm việc trực tiếp với các trường đào tạo nghề trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái, đoàn công tác của tỉnh Lai Châu đánh giá cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và cai nghiện ma túy của tỉnh Yên Bái, nhất là những kinh nghiệm hay trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ những kinh nghiệm với đoàn công tác của tỉnh Lai Châu như: tranh thủ tối đã sự quan tâm, ủng hộ, đầu tư của Trung ương; chú trọng nguồn ngân sách cho đào tạo nghề vài cai nghiện ma túy, đối với hộ nghèo thực hiện hỗ trợ 100% và hộ cận nghèo là 50%; chú trọng rà soát, sắp xếp bộ máy, tổ chức trong công tác đào tạo nghề và cai nghiện ma túy từ tỉnh đến cơ sở.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục quan tâm, sử dụng có hiệu quả về cơ sở vật chất của các trường đã được đầu tư; đưa một số trường có liên quan đến công tác đào tạo nghề sát nhập vào trường nghề; xã hội hóa về công tác tự chủ đối với các đơn vị trường nghề; tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới đào tạo nghề và cai nghiện ma túy hợp lý; quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; chú trọng công tác điều trị Methadone, phấn đấu 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh có cở sở điều trị Methadone cho các bệnh nhân cai nghiện ma túy…
2125 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 21/5, Đoàn công tác của tỉnh Lai Châu do đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao đổi một số kinh nghiệm trong công quản lý nhà nước về dạy nghề và cai nghiện ma túy tại tỉnh Yên Bái.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Yên Bái, đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Báo kết quả trong công tác dạy nghề và cai nghiện ma túy của tỉnh Yên Bái những năm qua cho thấy: Về công tác dạy nghề, trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh Yên Bái đã tuyển mới dạy nghề được trên 55 nghìn người, trong đó trình độ cao đẳng nghề trên 3.200 người, trung cấp nghề gần 5.000 người, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên 47 nghìn người (dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên 31 nghìn người) và đã có gần 23 nghìn người lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề... Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, các chương trình, giáo trình dạy nghề, công tác liên kết đào tạo nghề, tạo việc làm được củng cố và đạt kết quả cao.
Về công tác cai nghiện ma túy, hiện nay tỉnh Yên Bái có gần 3.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã tổ chức cai nghiện tập trung cho gần 1.700 lượt người đảm bảo an toàn và đúng các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho gần 750 học viên; đã đầu tư xây dựng khu quản lý sau cai nghiện tại tổ 18, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình với công suất thiết kế 200 học viên và hiện nay có 1.250 đối tượng quản lý sau cai tại nơi cư trú theo quy định.
Đặc biệt, công tác triển khai và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã và đang phát huy hiệu quả tích cực với 6 cơ sở và gần 550 bệnh nhân được điều trị. Trong năm 2015, tỉnh sẽ tiếp tục thành lập mới từ 2 đến 5 cơ sở điều trị Methadone và phấn đấu điều trị cho trên 1.200 bệnh nhân…
Sau khi thăm quan và làm việc trực tiếp với các trường đào tạo nghề trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái, đoàn công tác của tỉnh Lai Châu đánh giá cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và cai nghiện ma túy của tỉnh Yên Bái, nhất là những kinh nghiệm hay trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ những kinh nghiệm với đoàn công tác của tỉnh Lai Châu như: tranh thủ tối đã sự quan tâm, ủng hộ, đầu tư của Trung ương; chú trọng nguồn ngân sách cho đào tạo nghề vài cai nghiện ma túy, đối với hộ nghèo thực hiện hỗ trợ 100% và hộ cận nghèo là 50%; chú trọng rà soát, sắp xếp bộ máy, tổ chức trong công tác đào tạo nghề và cai nghiện ma túy từ tỉnh đến cơ sở.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục quan tâm, sử dụng có hiệu quả về cơ sở vật chất của các trường đã được đầu tư; đưa một số trường có liên quan đến công tác đào tạo nghề sát nhập vào trường nghề; xã hội hóa về công tác tự chủ đối với các đơn vị trường nghề; tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới đào tạo nghề và cai nghiện ma túy hợp lý; quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; chú trọng công tác điều trị Methadone, phấn đấu 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh có cở sở điều trị Methadone cho các bệnh nhân cai nghiện ma túy…