Tiềm năng về du lịch là một trong những lợi thế đang được huyện Yên Bình tập trung khai thác, trong đó phải kể đến danh thắng hồ Thác Bà với phong cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ như động Thủy Tiên, động Xuân Long, hệ thống dãy núi đá vôi kì vĩ, có Nhà máy Thủy điện Thác Bà cùng nhiều điểm du lịch tâm linh là nơi đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống với nhiều nét văn hóa đặc trưng.
Một góc hồ Thác Bà. (Ảnh: Vũ Chiến)
Đến nay, ngành du lịch của Yên Bình đã có
những đổi mới. Hạ tầng du lịch từng bước được quan tâm xây dựng. Trên địa bàn
huyện đã hình thành một số điểm du lịch với nhiều loại hình khác nhau như: du
lịch sinh thái hồ Thác Bà; điểm du lịch Nhà máy Thủy điện Thác Bà, đền mẫu Thác
Bà, đền Khả Lĩnh, điểm du lịch sinh thái thác Ô Đồ. Đặc biệt, vài năm trở lại
đây, du lịch cộng đồng của Yên Bình đã bắt đầu nhen nhóm với các điểm du lịch
sinh thái kết hợp văn hóa truyền thống ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, Phúc An, đã
thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế. Theo thống kê của Phòng Văn hóa -
Thông tin huyện, trong năm 2014, các điểm du lịch này đã thu hút trên 2.000
lượt khách quốc tế, đem lại thu nhập cho người dân trên 1 tỷ đồng.
Tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch
cộng đồng của Yên Bình là rất lớn. Vẫn còn nhiều thắng cảnh hoang sơ chưa được
khai thác như hồ Thác Bà với gần 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều hang động tự
nhiên, hoang sơ, nằm xen trong đó là những bản làng của đồng bào Dao, Tày, Nùng
với những nét văn hóa đặc trưng, kiến trúc độc đáo. Hai loại hình du lịch này
giúp người dân tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập và chủ yếu do người dân đầu
tư, hưởng lợi. Phát triển hai loại hình du lịch này thì việc đầu tư cơ sở hạ
tầng ít tốn kém, người dân có thể tự đầu tư. Từ những lợi thế đó, Yên Bình đang
khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư vào du lịch cộng đồng tại thị
trấn.
Hiện nay đã có mô hình của Công ty du lịch
Rubi gồm dịch vụ ăn uống, thăm quan thắng cảnh trên hồ, đua thuyền nan, lướt
ván. Khu vực xã Tân Hương hướng vào các lễ hội văn hóa truyền thống của người
Dao, Cao Lan. Xã Cảm Ân hướng tới du lịch ẩm thực với các món ăn địa phương như
mắm tép, thịt sấy, vịt om măng… Ngoài ra, du khách có thể được tắm thuốc nam.
Khu vực các xã Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành hướng đến loại hình du lịch cộng
đồng, du khách được cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân địa phương,
khám phá vẻ đẹp tự nhiên của các bản làng, lưu trú tại nhà sàn.
Bên cạnh vệc thu hút đầu tư vào các loại
hình du lịch, những năm qua, Yên Bình đã tập trung xây dựng, phát triển đa dạng
các sản phẩm du lịch bằng việc khôi phục các lễ hội truyền thống của đồng bào
dân tộc Dao, Cao Lan, Tày như lễ Cấp sắc, lễ Cầu mùa, lễ Mừng cơm mới, lễ hội
Lồng tồng, lễ hội đền Mẫu Thác Bà. Các làng nghề truyền thống cũng được quan tâm
khôi phục như: làng nghề với sản phẩm đan lát, dệt thêu của các dân tộc địa
phương. Các sản phẩm chè, bưởi Khả Lĩnh, gạo Bạch Hà, mật ong, gỗ lũa là những
sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương cũng rất được chú trọng. Nhân lực cho
phát triển du lịch đã được quan tâm…
Với những nỗ lực đó, năm 2014, Yên Bình đã
thu hút trên 10.000 lượt khách du lịch, trong đó có 2.100 khách nước ngoài,
doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Phát huy kết quả
đã đạt được, trong những năm tới, Yên Bình tiếp tục tập trung phát triển du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh, đẩy mạnh xã hội
hóa về du lịch, khuyến khích cộng đồng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và
ngoài tỉnh tham gia phát triển du lịch.
1991 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Tiềm năng về du lịch là một trong những lợi thế đang được huyện Yên Bình tập trung khai thác, trong đó phải kể đến danh thắng hồ Thác Bà với phong cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ như động Thủy Tiên, động Xuân Long, hệ thống dãy núi đá vôi kì vĩ, có Nhà máy Thủy điện Thác Bà cùng nhiều điểm du lịch tâm linh là nơi đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống với nhiều nét văn hóa đặc trưng.
Đến nay, ngành du lịch của Yên Bình đã có
những đổi mới. Hạ tầng du lịch từng bước được quan tâm xây dựng. Trên địa bàn
huyện đã hình thành một số điểm du lịch với nhiều loại hình khác nhau như: du
lịch sinh thái hồ Thác Bà; điểm du lịch Nhà máy Thủy điện Thác Bà, đền mẫu Thác
Bà, đền Khả Lĩnh, điểm du lịch sinh thái thác Ô Đồ. Đặc biệt, vài năm trở lại
đây, du lịch cộng đồng của Yên Bình đã bắt đầu nhen nhóm với các điểm du lịch
sinh thái kết hợp văn hóa truyền thống ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, Phúc An, đã
thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế. Theo thống kê của Phòng Văn hóa -
Thông tin huyện, trong năm 2014, các điểm du lịch này đã thu hút trên 2.000
lượt khách quốc tế, đem lại thu nhập cho người dân trên 1 tỷ đồng.
Tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch
cộng đồng của Yên Bình là rất lớn. Vẫn còn nhiều thắng cảnh hoang sơ chưa được
khai thác như hồ Thác Bà với gần 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều hang động tự
nhiên, hoang sơ, nằm xen trong đó là những bản làng của đồng bào Dao, Tày, Nùng
với những nét văn hóa đặc trưng, kiến trúc độc đáo. Hai loại hình du lịch này
giúp người dân tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập và chủ yếu do người dân đầu
tư, hưởng lợi. Phát triển hai loại hình du lịch này thì việc đầu tư cơ sở hạ
tầng ít tốn kém, người dân có thể tự đầu tư. Từ những lợi thế đó, Yên Bình đang
khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư vào du lịch cộng đồng tại thị
trấn.
Hiện nay đã có mô hình của Công ty du lịch
Rubi gồm dịch vụ ăn uống, thăm quan thắng cảnh trên hồ, đua thuyền nan, lướt
ván. Khu vực xã Tân Hương hướng vào các lễ hội văn hóa truyền thống của người
Dao, Cao Lan. Xã Cảm Ân hướng tới du lịch ẩm thực với các món ăn địa phương như
mắm tép, thịt sấy, vịt om măng… Ngoài ra, du khách có thể được tắm thuốc nam.
Khu vực các xã Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành hướng đến loại hình du lịch cộng
đồng, du khách được cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân địa phương,
khám phá vẻ đẹp tự nhiên của các bản làng, lưu trú tại nhà sàn.
Bên cạnh vệc thu hút đầu tư vào các loại
hình du lịch, những năm qua, Yên Bình đã tập trung xây dựng, phát triển đa dạng
các sản phẩm du lịch bằng việc khôi phục các lễ hội truyền thống của đồng bào
dân tộc Dao, Cao Lan, Tày như lễ Cấp sắc, lễ Cầu mùa, lễ Mừng cơm mới, lễ hội
Lồng tồng, lễ hội đền Mẫu Thác Bà. Các làng nghề truyền thống cũng được quan tâm
khôi phục như: làng nghề với sản phẩm đan lát, dệt thêu của các dân tộc địa
phương. Các sản phẩm chè, bưởi Khả Lĩnh, gạo Bạch Hà, mật ong, gỗ lũa là những
sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương cũng rất được chú trọng. Nhân lực cho
phát triển du lịch đã được quan tâm…
Với những nỗ lực đó, năm 2014, Yên Bình đã
thu hút trên 10.000 lượt khách du lịch, trong đó có 2.100 khách nước ngoài,
doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Phát huy kết quả
đã đạt được, trong những năm tới, Yên Bình tiếp tục tập trung phát triển du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh, đẩy mạnh xã hội
hóa về du lịch, khuyến khích cộng đồng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và
ngoài tỉnh tham gia phát triển du lịch.