CTTĐT - Đuối nước vẫn là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Thực tế này cho thấy, tai nạn đuối nước là một mối nguy hiểm rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng con người, đòi hỏi cả cộng đồng phải tích cực chung tay góp sức phòng, chống.
Thời tiết nắng nóng, để ”hạ nhiệt” nhiều người lớn và trẻ em phải đi tắm ở những con suối, đập nước nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đưới nước (Ảnh minh họa)
Vào kỳ nghỉ hè các em học sinh có nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Đặc biệt, do thời tiết nắng nóng không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất thích được tắm, bơi lội dưới làn nước mát. Ở những địa điểm như: Khu vực Hủm Nụ, đập tràn sang Bản Noỏng thuộc địa phận phường Pú Trạng, suối Nung - xã Nghĩa Phúc, Suối Thi - Phường Cầu Thia… là những địa điểm lý tưởng để các em rủ nhau đến tắm mà không có sự giám sát, quản lý của người lớn, nên nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước rất cao. Đây cũng là nỗi lo thường trực của phụ huynh mỗi dịp hè về, làm sao tìm được chỗ vui chơi bổ ích cho con em…Chị Trần Thu Hà - tổ dân phố 4, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Gia đình chị có 2 con cháu lớn học lớp 1, cháu nhỏ nay cũng 3 tuổi, điều anh, chị lo lắng nhất trong dịp hè là việc gửi con và mỗi buổi chiều thì không biết cho các con đi chơi ở đâu ngoài các địa điểm vui chơi nhỏ.
Thiếu địa điểm chơi cho trẻ là nỗi lo không chỉ với chị Hà và các bậc phụ huynh có con em khác mỗi khi dịp hè về. Trên địa bàn phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ có khu vực Hủm Nụ, đập tràn sang bản Noỏng, vào mỗi dịp hè không chỉ các em tuổi từ tiểu học đến THPT đến tắm mà nơi này vào những ngày hè người dân trên địa bàn thị xã đến tắm cũng rất đông. Chị Nguyễn Thị Yến ở tổ 16, phường Trung Tâm cho biết: Vì không có bể bơi nên chúng tôi phải cho con em mình đi bơi ở những con đập ngăn nước, biết là bơi ở đây sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước nhưng biết làm sao được khi nhu cầu bơi lội là thiết yếu. Không những cho con em mình đi bơi mà còn cho chúng đi học bơi để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra”.
Mặc dù phường đã tổ chức khảo sát, cắm biển cảnh báo tại khu vực này theo sự chỉ đạo của UBND thị xã Nghĩa Lộ nhưng do thiếu địa điểm chơi, không có nhà tắm hay khu vực bể bơi nhân tạo, kèm theo nắng nóng đã biến nơi này thành địa điểm lý tưởng để hình thành bãi tắm tự phát, và từ đây cũng kéo theo nguy cơ đuối nước đối với trẻ em khá cao. Mới đây trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã xảy ra 2 vụ tại nạn đuối nước thương tâm, nguyên nhân tai nạn được xác định là do sự lơ là, chủ quan, không có sự quản lý, giám sát của người lớn, trẻ em chưa có kỹ năng phòng tránh tai nạn do đuối nước…
Trước tình hình này để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, giảm thiểu tối đa trẻ em bị đuối nước. UBND thị xã Nghĩa Lộ đã có công văn yêu cầu các cơ quan, ban nghành, đoàn thể, UBND 7/7 xã, phường tăng cường phòng chống đuối nước cho trẻ em. Đặc biệt, công tác tuyên truyền được thị xã dành nhiều quan tâm và triển khai sâu rộng trong các nhà trường, gia đình và cộng đồng, góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Thị xã cũng đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể như: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh và xã hội, Hội Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị... triển khai các hoạt động truyền thông qua giáo dục cho mọi đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và truyền thông trực tiếp qua mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở về kỹ năng phòng tránh các loại hình tại nạn thương tích trẻ em, nhất là tại nạn do đuối nước. Ủy ban nhân dân phường Pú Trạng tổ chức cắm biển cảnh báo tại khu vực Hủm Nụ, đập tràn sang bản Noỏng - nơi nhân dân hay đến tắm ở suối Nung. Các xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, phường Cầu Thia rà soát các điểm nước sâu nguy hiểm của các con suối trên địa bàn có nguy cơ xẩy ra tại nạn đuối nước để cắm biển báo nguy hiểm cho nhân dân biết…
Để phòng chống đuối nước nói riêng, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nói chung, trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2015, thị xã Nghĩa Lộ cũng tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động xã hội với các chủ đề “Hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”; tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phối hợp với Thị đoàn chuẩn bị các suất quà tặng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các điều kiện để tổ chức Lễ phát động điểm tháng hành động vì trẻ em và diễn đàn trẻ em tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Nghĩa Lộ. Hướng dẫn các xã, phường triển khai Tháng hành động vì trẻ em phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa phương; phối hợp với UBND xã, phường tổ chức lễ phát động điểm “Tháng hành động vì trẻ em” của thị xã. Triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, đặc biệt là chiến dịch phòng chống đuối nước cho trẻ trước kỳ nghỉ hè. Xây dựng kế hoạch vận động và tổ chức tiếp nhận ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp và triển khai chương trình hoạt động của quỹ. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động rà soát, chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ em khuyết tật, mồ côi, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo Tháng hành động vì trẻ em năm 2015 đúng thời gian quy định.
Để không còn tình trạng đuối nước ở trẻ em, các bậc phụ huynh phải là những người đi đầu trong việc khuyên răn con cái mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào không được tự ý ra ao, hồ, sông, suối, để tắm, bơi lội. Khi biết con em mình tự ý đi tắm, bơi lội ở ao hồ, sông, suối cần có biện pháp cứng rắn để nhắc nhở, cảnh báo các em nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
1867 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đuối nước vẫn là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Thực tế này cho thấy, tai nạn đuối nước là một mối nguy hiểm rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng con người, đòi hỏi cả cộng đồng phải tích cực chung tay góp sức phòng, chống.
Vào kỳ nghỉ hè các em học sinh có nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Đặc biệt, do thời tiết nắng nóng không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất thích được tắm, bơi lội dưới làn nước mát. Ở những địa điểm như: Khu vực Hủm Nụ, đập tràn sang Bản Noỏng thuộc địa phận phường Pú Trạng, suối Nung - xã Nghĩa Phúc, Suối Thi - Phường Cầu Thia… là những địa điểm lý tưởng để các em rủ nhau đến tắm mà không có sự giám sát, quản lý của người lớn, nên nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước rất cao. Đây cũng là nỗi lo thường trực của phụ huynh mỗi dịp hè về, làm sao tìm được chỗ vui chơi bổ ích cho con em…Chị Trần Thu Hà - tổ dân phố 4, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Gia đình chị có 2 con cháu lớn học lớp 1, cháu nhỏ nay cũng 3 tuổi, điều anh, chị lo lắng nhất trong dịp hè là việc gửi con và mỗi buổi chiều thì không biết cho các con đi chơi ở đâu ngoài các địa điểm vui chơi nhỏ.
Thiếu địa điểm chơi cho trẻ là nỗi lo không chỉ với chị Hà và các bậc phụ huynh có con em khác mỗi khi dịp hè về. Trên địa bàn phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ có khu vực Hủm Nụ, đập tràn sang bản Noỏng, vào mỗi dịp hè không chỉ các em tuổi từ tiểu học đến THPT đến tắm mà nơi này vào những ngày hè người dân trên địa bàn thị xã đến tắm cũng rất đông. Chị Nguyễn Thị Yến ở tổ 16, phường Trung Tâm cho biết: Vì không có bể bơi nên chúng tôi phải cho con em mình đi bơi ở những con đập ngăn nước, biết là bơi ở đây sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước nhưng biết làm sao được khi nhu cầu bơi lội là thiết yếu. Không những cho con em mình đi bơi mà còn cho chúng đi học bơi để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra”.
Mặc dù phường đã tổ chức khảo sát, cắm biển cảnh báo tại khu vực này theo sự chỉ đạo của UBND thị xã Nghĩa Lộ nhưng do thiếu địa điểm chơi, không có nhà tắm hay khu vực bể bơi nhân tạo, kèm theo nắng nóng đã biến nơi này thành địa điểm lý tưởng để hình thành bãi tắm tự phát, và từ đây cũng kéo theo nguy cơ đuối nước đối với trẻ em khá cao. Mới đây trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã xảy ra 2 vụ tại nạn đuối nước thương tâm, nguyên nhân tai nạn được xác định là do sự lơ là, chủ quan, không có sự quản lý, giám sát của người lớn, trẻ em chưa có kỹ năng phòng tránh tai nạn do đuối nước…
Trước tình hình này để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, giảm thiểu tối đa trẻ em bị đuối nước. UBND thị xã Nghĩa Lộ đã có công văn yêu cầu các cơ quan, ban nghành, đoàn thể, UBND 7/7 xã, phường tăng cường phòng chống đuối nước cho trẻ em. Đặc biệt, công tác tuyên truyền được thị xã dành nhiều quan tâm và triển khai sâu rộng trong các nhà trường, gia đình và cộng đồng, góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Thị xã cũng đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể như: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh và xã hội, Hội Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị... triển khai các hoạt động truyền thông qua giáo dục cho mọi đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và truyền thông trực tiếp qua mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở về kỹ năng phòng tránh các loại hình tại nạn thương tích trẻ em, nhất là tại nạn do đuối nước. Ủy ban nhân dân phường Pú Trạng tổ chức cắm biển cảnh báo tại khu vực Hủm Nụ, đập tràn sang bản Noỏng - nơi nhân dân hay đến tắm ở suối Nung. Các xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, phường Cầu Thia rà soát các điểm nước sâu nguy hiểm của các con suối trên địa bàn có nguy cơ xẩy ra tại nạn đuối nước để cắm biển báo nguy hiểm cho nhân dân biết…
Để phòng chống đuối nước nói riêng, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nói chung, trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2015, thị xã Nghĩa Lộ cũng tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động xã hội với các chủ đề “Hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”; tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phối hợp với Thị đoàn chuẩn bị các suất quà tặng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các điều kiện để tổ chức Lễ phát động điểm tháng hành động vì trẻ em và diễn đàn trẻ em tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Nghĩa Lộ. Hướng dẫn các xã, phường triển khai Tháng hành động vì trẻ em phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa phương; phối hợp với UBND xã, phường tổ chức lễ phát động điểm “Tháng hành động vì trẻ em” của thị xã. Triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, đặc biệt là chiến dịch phòng chống đuối nước cho trẻ trước kỳ nghỉ hè. Xây dựng kế hoạch vận động và tổ chức tiếp nhận ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp và triển khai chương trình hoạt động của quỹ. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động rà soát, chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ em khuyết tật, mồ côi, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo Tháng hành động vì trẻ em năm 2015 đúng thời gian quy định.
Để không còn tình trạng đuối nước ở trẻ em, các bậc phụ huynh phải là những người đi đầu trong việc khuyên răn con cái mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào không được tự ý ra ao, hồ, sông, suối, để tắm, bơi lội. Khi biết con em mình tự ý đi tắm, bơi lội ở ao hồ, sông, suối cần có biện pháp cứng rắn để nhắc nhở, cảnh báo các em nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.