CTTĐT - Trước những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 2,5 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; tạm thời trước mắt hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 2 tháng để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.
Các lực lượng hỗ trợ nhân dân di dời đến nơi an toàn
Ngay sau có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công điện số 07-CĐ/UBND ngày 16/7/2018 về chủ động động ứng phó với mưa lũ, sạt lợt đất). Đồng thời, Thường tực Tỉnh ủy ban hành 02 văn bản chỉ đạo về thực hiện nghiêm công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1297-CV/TU ngày 18/7/2018, Công văn số 1299-CV/TU ngày 19/7/2018). Trong đó, phân công các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp đi kiểm tra, nắm chắc tình hình, chỉ đạo các địa phương để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức các đoàn công tác xuống tận cơ sở phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, nắm chắc tình hình những địa bàn, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai để chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương: Theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách, thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết để chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và địa phương cơ sở thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai; hạn chế đi công tác ngoài tỉnh để tập trung đi kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống thiên tai tại cơ sở. Chỉ đạo bí thư các huyện, thị, thành ủy khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm; theo dõi sát diễn biến của thời tiết để kịp thời thông báo, cảnh báo thiên tai đến từng hộ dân; chủ động xây dựng phương án, tăng cường củng cố lực lượng, chuẩn bị tốt phương tiện, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra; yêu cầu phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành, trưởng các phòng, ban, đơn vị được phân công phụ trách các xã, thôn, bản xuống trực tiếp tại cơ sở để phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền cấp xã kiểm tra, rà soát, nắm chắc tình hình những khu vực sung yếu, có khả năng xảy ra thiên tai… đặc biệt là những dấu hiệu bất thường có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để chủ động các phương án khẩn cấp ứng phó.
Ngay trong chiều ngày 19/7 và sáng ngày 20/7/2018, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đến tận cơ sở để kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là công tác tìm kiếm người mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên ngay các hộ gia đình bị thiệt hại; chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại khu vực xảy ra thiên tai, kiên quyết không để người dân đến những khu vực nguy hiểm; khắc phục, đảm bảo ngay thông tin liên lạc, điện sinh hoạt cho nhân dân và sớm khắc phục, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các xã bị cô lập và xã tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ; kiên quyết di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Chỉ đạo huy động các lực lượng quân sự, công an, dân quân tự vệ, cán bộ công chức viên chức, các đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân tham gia khắc phục hậu quả thiên tai cho nhân dân.
Bước đầu, tỉnh đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 2,5 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; tạm thời trước mắt hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 2 tháng để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất. Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Rà soát, tìm những địa điểm đất nền để dự kiến làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn.
Cùng với đó tiếp tục tổ chức lực lượng tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi hỗ trợ, động viên các gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương và mất nhà, tài sản; rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất xây dựng nhà mới cho số hộ dân bị mất nhà cửa, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống; chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi khi có mưa lũ; thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai.
Tính đến 15h30 ngày 20/7 toàn tỉnh đã có 6 người chết, 18 người mất tích, 7 người bị thương; 346 nhà bị sập, trôi, tốc mái, hư hỏng; 585 hộ phải di dời khẩn cấp người và tài sản; 730,5 ha lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng, ngập úng; 1 cột điện 35KV bị đổ tại bản Đao, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn; nhiều tuyến đường bộ bị chia cắt, gián đoạn; nhiều công trình thủy lợi bị sạt lở....
|
Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt, các công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất, các công trình điện, nước sạch đảm bảo đời sống nhân dân; có biện pháp khắc phục sản xuất các diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn. Tiếp tục chỉ đạo rà soát thống kê toàn bộ thiệt hại do đợt mưa lũ gây ra, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục.
1369 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 2,5 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; tạm thời trước mắt hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 2 tháng để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.Ngay sau có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công điện số 07-CĐ/UBND ngày 16/7/2018 về chủ động động ứng phó với mưa lũ, sạt lợt đất). Đồng thời, Thường tực Tỉnh ủy ban hành 02 văn bản chỉ đạo về thực hiện nghiêm công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1297-CV/TU ngày 18/7/2018, Công văn số 1299-CV/TU ngày 19/7/2018). Trong đó, phân công các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp đi kiểm tra, nắm chắc tình hình, chỉ đạo các địa phương để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức các đoàn công tác xuống tận cơ sở phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, nắm chắc tình hình những địa bàn, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai để chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương: Theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách, thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết để chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và địa phương cơ sở thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai; hạn chế đi công tác ngoài tỉnh để tập trung đi kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống thiên tai tại cơ sở. Chỉ đạo bí thư các huyện, thị, thành ủy khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm; theo dõi sát diễn biến của thời tiết để kịp thời thông báo, cảnh báo thiên tai đến từng hộ dân; chủ động xây dựng phương án, tăng cường củng cố lực lượng, chuẩn bị tốt phương tiện, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra; yêu cầu phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành, trưởng các phòng, ban, đơn vị được phân công phụ trách các xã, thôn, bản xuống trực tiếp tại cơ sở để phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền cấp xã kiểm tra, rà soát, nắm chắc tình hình những khu vực sung yếu, có khả năng xảy ra thiên tai… đặc biệt là những dấu hiệu bất thường có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để chủ động các phương án khẩn cấp ứng phó.
Ngay trong chiều ngày 19/7 và sáng ngày 20/7/2018, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đến tận cơ sở để kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là công tác tìm kiếm người mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên ngay các hộ gia đình bị thiệt hại; chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại khu vực xảy ra thiên tai, kiên quyết không để người dân đến những khu vực nguy hiểm; khắc phục, đảm bảo ngay thông tin liên lạc, điện sinh hoạt cho nhân dân và sớm khắc phục, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các xã bị cô lập và xã tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ; kiên quyết di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Chỉ đạo huy động các lực lượng quân sự, công an, dân quân tự vệ, cán bộ công chức viên chức, các đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân tham gia khắc phục hậu quả thiên tai cho nhân dân.
Bước đầu, tỉnh đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 2,5 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; tạm thời trước mắt hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 2 tháng để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất. Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Rà soát, tìm những địa điểm đất nền để dự kiến làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn.
Cùng với đó tiếp tục tổ chức lực lượng tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi hỗ trợ, động viên các gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương và mất nhà, tài sản; rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất xây dựng nhà mới cho số hộ dân bị mất nhà cửa, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống; chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi khi có mưa lũ; thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai.
Tính đến 15h30 ngày 20/7 toàn tỉnh đã có 6 người chết, 18 người mất tích, 7 người bị thương; 346 nhà bị sập, trôi, tốc mái, hư hỏng; 585 hộ phải di dời khẩn cấp người và tài sản; 730,5 ha lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng, ngập úng; 1 cột điện 35KV bị đổ tại bản Đao, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn; nhiều tuyến đường bộ bị chia cắt, gián đoạn; nhiều công trình thủy lợi bị sạt lở....
Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt, các công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất, các công trình điện, nước sạch đảm bảo đời sống nhân dân; có biện pháp khắc phục sản xuất các diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn. Tiếp tục chỉ đạo rà soát thống kê toàn bộ thiệt hại do đợt mưa lũ gây ra, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục.
Các bài khác
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 9-13/7/2018 (16/07/2018)
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6/2018 (13/07/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/7 (09/07/2018)
- Chính phủ chỉ đạo xây dựng chính sách tiền lương mới cho vùng khó khăn (02/07/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25-29/6 (01/07/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-22/6 (24/06/2018)
- UBND tỉnh yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2018 (23/06/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4/6-8/6 (11/06/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 5/2018 (04/06/2018)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/5-1/6 (03/06/2018)
Xem thêm »