Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đây là dự luật quan trọng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội. Theo dự kiến, Dự luật này sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 19/6. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Bình – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái về một số nội dung xung quanh Dự luật này.
Ông Nguyễn Công Bình – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái trao đổi với phóng viên Yên Bái điện tử bên lề kỳ họp.
PV: Thưa ông, qua nghiên cứu Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ông đánh giá như thế nào về Dự thảo Luật này?
Ông Nguyễn Công Bình: Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 13 chương, 155 điều. Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, cách thức phân định đơn vị hành chính; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Đây là dự luật quan trọng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội. Qua nghiên cứu, tôi cơ bản tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chính lý Dự thảo Luật này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi nhận thấy, Dự thảo Luật trình bày tại kỳ họp lần này đã tiếp thu nhiều ý kiến ĐBQH tại các kỳ họp trước. Dự thảo Luật được xây dựng để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp năm 2013; bảo đảm chính quyền địa phương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.
PV: Quan điểm của ông về các ý kiến thảo luận tại Hội trường như thế nào, đặc biệt là các ý kiến về mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay?
Ông Nguyễn Công Bình: Trước hết, tôi nhất trí cao về tổ chức chính quuyền địa phương quy định tại Điiều 4 Dự thảo Luật. Theo đó, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính. quy định như trên là đảm bảo sự phù hợp với Khoản 1, Điều 110 Hiến pháp năm 2013; đồng thời thể hiện sự thống nhất giữa phân địa giới hành chính với việc thiết lập chính quyền địa phương. Đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu phải có sự giám sát của HĐND với UBND cùng cấp; đảm bảo nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải chịu sự giám sát của cơ quan do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra. Mặt khác, việc tổ chức chính quyền địa phương như vậy thể hiện sự gần dân của chính quyền các cấp.
PV: Ông đánh giá thế nào về bộ máy hoạt động của HĐND các cấp và công tác thi đua - khen thưởng được quy định trong Dự thảo Luật lần này?
Ông Nguyễn Công Bình: Tôi đồng tình với các ý kiến đã phát biểu trước là nên quy định đối với trưởng ban, phó ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là hoạt động chuyên trách. Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, tôi đồng tình với các quy định tại Điều 126 trong Dự thảo Luật. Tuy nhiên, Dự luật mới đề cập đến nhiệm vụ của văn phòng HĐND cấp tỉnh mà chưa xác định địa vị pháp lý của văn phòng HĐND cấp tỉnh; đồng thời cũng chưa quy định rõ mối quan hệ công tác giữa văn phòng HĐND với các cơ quan hữu quan, nhất là đối với các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh. Vì vậy, tôi đề nghị, ngoài quy định về nhiệm vụ của văn phòng HĐND tỉnh thì cần quy định rõ hơn về địa vị pháp lý và nguyên tắc tổ chức bộ máy. Trên cơ sở đó giao Chính phủ có quy định cụ thể để khắc phục những bất cập trong hoạt động quản lý điều hành hoạt động của văn phòng như hiện nay.
Bên cạnh đó, tôi cũng thấy việc đặt văn phòng HĐND và UBND cấp huyện dưới sự điều hành quản lý của UBND là chưa hợp lý. Bởi như vậy sẽ làm mất đi tính khách quan, sự chủ động của văn phòng HĐND cấp huyện trong việc tham mưu, công tác kiểm tra, giám sát của HĐND với UBND cùng cấp. Do đó, tôi đề nghị nên tách bộ phận giúp việc HĐND thành bộ phận chuyên trách, theo hướng tinh gọn. Về công tác thi đua - khen thưởng của HĐND, tôi đề nghị bổ sung thành một điều cụ thể trong Dự thảo Luật vì công tác khen thưởng là thúc đẩy phong trào thi đua trong từng cơ quan, đơn vị. Theo tôi, ai là chủ thể quyết định, định hướng, chỉ đạo thì người đó, tổ chức đó, hệ thống đó phải có thẩm quyền và thực hiện các hình thức khen thưởng, tặng kỷ niệm chương theo quy định pháp luật. Do đó, cần có quy định về HĐND các cấp để khen thưởng đại biểu HĐND, các cơ quan hữu quan có nhiều đóng góp cho hoạt động của HDND.
PV: Xin cảm ơn ông!
1928 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Quốc hội vừa tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đây là dự luật quan trọng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội. Theo dự kiến, Dự luật này sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 19/6. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Bình – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái về một số nội dung xung quanh Dự luật này. PV: Thưa ông, qua nghiên cứu Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ông đánh giá như thế nào về Dự thảo Luật này?
Ông Nguyễn Công Bình: Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 13 chương, 155 điều. Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, cách thức phân định đơn vị hành chính; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Đây là dự luật quan trọng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội. Qua nghiên cứu, tôi cơ bản tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chính lý Dự thảo Luật này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi nhận thấy, Dự thảo Luật trình bày tại kỳ họp lần này đã tiếp thu nhiều ý kiến ĐBQH tại các kỳ họp trước. Dự thảo Luật được xây dựng để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp năm 2013; bảo đảm chính quyền địa phương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.
PV: Quan điểm của ông về các ý kiến thảo luận tại Hội trường như thế nào, đặc biệt là các ý kiến về mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay?
Ông Nguyễn Công Bình: Trước hết, tôi nhất trí cao về tổ chức chính quuyền địa phương quy định tại Điiều 4 Dự thảo Luật. Theo đó, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính. quy định như trên là đảm bảo sự phù hợp với Khoản 1, Điều 110 Hiến pháp năm 2013; đồng thời thể hiện sự thống nhất giữa phân địa giới hành chính với việc thiết lập chính quyền địa phương. Đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu phải có sự giám sát của HĐND với UBND cùng cấp; đảm bảo nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải chịu sự giám sát của cơ quan do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra. Mặt khác, việc tổ chức chính quyền địa phương như vậy thể hiện sự gần dân của chính quyền các cấp.
PV: Ông đánh giá thế nào về bộ máy hoạt động của HĐND các cấp và công tác thi đua - khen thưởng được quy định trong Dự thảo Luật lần này?
Ông Nguyễn Công Bình: Tôi đồng tình với các ý kiến đã phát biểu trước là nên quy định đối với trưởng ban, phó ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là hoạt động chuyên trách. Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, tôi đồng tình với các quy định tại Điều 126 trong Dự thảo Luật. Tuy nhiên, Dự luật mới đề cập đến nhiệm vụ của văn phòng HĐND cấp tỉnh mà chưa xác định địa vị pháp lý của văn phòng HĐND cấp tỉnh; đồng thời cũng chưa quy định rõ mối quan hệ công tác giữa văn phòng HĐND với các cơ quan hữu quan, nhất là đối với các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh. Vì vậy, tôi đề nghị, ngoài quy định về nhiệm vụ của văn phòng HĐND tỉnh thì cần quy định rõ hơn về địa vị pháp lý và nguyên tắc tổ chức bộ máy. Trên cơ sở đó giao Chính phủ có quy định cụ thể để khắc phục những bất cập trong hoạt động quản lý điều hành hoạt động của văn phòng như hiện nay.
Bên cạnh đó, tôi cũng thấy việc đặt văn phòng HĐND và UBND cấp huyện dưới sự điều hành quản lý của UBND là chưa hợp lý. Bởi như vậy sẽ làm mất đi tính khách quan, sự chủ động của văn phòng HĐND cấp huyện trong việc tham mưu, công tác kiểm tra, giám sát của HĐND với UBND cùng cấp. Do đó, tôi đề nghị nên tách bộ phận giúp việc HĐND thành bộ phận chuyên trách, theo hướng tinh gọn. Về công tác thi đua - khen thưởng của HĐND, tôi đề nghị bổ sung thành một điều cụ thể trong Dự thảo Luật vì công tác khen thưởng là thúc đẩy phong trào thi đua trong từng cơ quan, đơn vị. Theo tôi, ai là chủ thể quyết định, định hướng, chỉ đạo thì người đó, tổ chức đó, hệ thống đó phải có thẩm quyền và thực hiện các hình thức khen thưởng, tặng kỷ niệm chương theo quy định pháp luật. Do đó, cần có quy định về HĐND các cấp để khen thưởng đại biểu HĐND, các cơ quan hữu quan có nhiều đóng góp cho hoạt động của HDND.
PV: Xin cảm ơn ông!