Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là "giặc ở trong lòng", là "giặc nội xâm" và là tội ác, làm hỏng tinh thần và phá hoại đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên...
Ban Nội chính Tỉnh ủy làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng. (Ảnh: Thúy Hải)
Tại Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung
ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu
rõ: Công tác PCTN, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn
chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn
nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh
vực, nhiều cấp, nhiều ngành...
Thực tế cũng chứng minh, tham nhũng hiện đã
trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Bởi, cũng như ở các quốc gia
trên thế giới, tham nhũng là nguyên nhân kìm hãm lớn nhất đến sự phát triển
kinh tế của mỗi đất nước. Ở nước ta cũng vậy, nạn tham nhũng đang làm giảm lòng
tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là
"giặc ở trong lòng", là "giặc nội xâm" và là tội ác, làm
hỏng tinh thần và phá hoại đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Người
cho rằng, tệ tham ô, lãng phí vốn là căn bệnh "tứ chứng nan y" của
bất kỳ một nhà nước nào nếu như mà các hoạt động của nó không được đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí.
Những năm qua, bằng quyết tâm cao trong chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Nhà nước với
những giải pháp mạnh và quyết liệt, công tác PCTN, lãng phí từ Trung ương tới
các địa phương đang có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động,
đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch
hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công.
Điển hình như ở Yên Bái, năm 2014 vừa qua,
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xác định công tác PCTN là nhiệm vụ trọng tâm nên đã ban
hành văn bản số 1156-CV/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc
kê khai tài sản. UBND tỉnh cũng ban hành văn bản số 319/UBND-NC về việc triển
khai thực hiện Thông tư số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc thực
hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập. Đặc biệt, công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN và các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN đã
được các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ
chức tuyên truyền được gần 4.000 buổi cho gần 168.000 lượt người tham gia.
Riêng ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại
các cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013 - 2014.
Kết quả các giải pháp thực hiện PCTN của
tỉnh Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung mặc dù đã có những chuyển biến tích
cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy
lùi tham nhũng, lãng phí. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này cũng được
nêu rõ trong Kết luận số 21, đó là: không ít cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền
và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo công tác PCTN, lãng phí. Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở
Đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả
cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và
thiếu kiên quyết PCTN, lãng phí. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội
trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập; một số quy định thiếu nhất quán,
thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng "xin - cho"; tổ chức và hoạt động
của cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý.
Để làm tốt công tác PCTN, lãng phí theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI), các địa phương cần hoàn thiện và
thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện
dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu
tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật; từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ,
công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và
có mức sống khá trong xã hội.
Đặc biệt, phải dựa vào quần chúng nhân dân
để đấu tranh PCTN vì "nhân dân chính là tai mắt của Đảng, của chế độ"
như Bác Hồ đã khẳng định đồng thời cần xây dựng cho được đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cơ quan Đảng, Nhà nước thật sự có năng lực, có tâm huyết và có
đạo đức; lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, công
việc chung và năng lực thực tế của từng người; nêu cao vai trò của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong công tác đấu tranh PCTN; nâng cao
hiểu biết, kiến thức pháp luật về PCTN cho cán bộ, công chức và người dân; theo
đó, cần đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và triển khai thực
hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí.
1903 lượt xem
(Theo Thanh Hương/Báo Yên Bái)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là "giặc ở trong lòng", là "giặc nội xâm" và là tội ác, làm hỏng tinh thần và phá hoại đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên...
Tại Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung
ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu
rõ: Công tác PCTN, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn
chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn
nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh
vực, nhiều cấp, nhiều ngành...
Thực tế cũng chứng minh, tham nhũng hiện đã
trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Bởi, cũng như ở các quốc gia
trên thế giới, tham nhũng là nguyên nhân kìm hãm lớn nhất đến sự phát triển
kinh tế của mỗi đất nước. Ở nước ta cũng vậy, nạn tham nhũng đang làm giảm lòng
tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là
"giặc ở trong lòng", là "giặc nội xâm" và là tội ác, làm
hỏng tinh thần và phá hoại đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Người
cho rằng, tệ tham ô, lãng phí vốn là căn bệnh "tứ chứng nan y" của
bất kỳ một nhà nước nào nếu như mà các hoạt động của nó không được đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí.
Những năm qua, bằng quyết tâm cao trong chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Nhà nước với
những giải pháp mạnh và quyết liệt, công tác PCTN, lãng phí từ Trung ương tới
các địa phương đang có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động,
đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch
hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công.
Điển hình như ở Yên Bái, năm 2014 vừa qua,
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xác định công tác PCTN là nhiệm vụ trọng tâm nên đã ban
hành văn bản số 1156-CV/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc
kê khai tài sản. UBND tỉnh cũng ban hành văn bản số 319/UBND-NC về việc triển
khai thực hiện Thông tư số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc thực
hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập. Đặc biệt, công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN và các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN đã
được các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ
chức tuyên truyền được gần 4.000 buổi cho gần 168.000 lượt người tham gia.
Riêng ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại
các cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013 - 2014.
Kết quả các giải pháp thực hiện PCTN của
tỉnh Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung mặc dù đã có những chuyển biến tích
cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy
lùi tham nhũng, lãng phí. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này cũng được
nêu rõ trong Kết luận số 21, đó là: không ít cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền
và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo công tác PCTN, lãng phí. Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở
Đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả
cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và
thiếu kiên quyết PCTN, lãng phí. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội
trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập; một số quy định thiếu nhất quán,
thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng "xin - cho"; tổ chức và hoạt động
của cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý.
Để làm tốt công tác PCTN, lãng phí theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI), các địa phương cần hoàn thiện và
thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện
dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu
tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật; từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ,
công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và
có mức sống khá trong xã hội.
Đặc biệt, phải dựa vào quần chúng nhân dân
để đấu tranh PCTN vì "nhân dân chính là tai mắt của Đảng, của chế độ"
như Bác Hồ đã khẳng định đồng thời cần xây dựng cho được đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cơ quan Đảng, Nhà nước thật sự có năng lực, có tâm huyết và có
đạo đức; lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, công
việc chung và năng lực thực tế của từng người; nêu cao vai trò của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong công tác đấu tranh PCTN; nâng cao
hiểu biết, kiến thức pháp luật về PCTN cho cán bộ, công chức và người dân; theo
đó, cần đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và triển khai thực
hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí.