Nét ẩm thực của Người Tày - Lục Yên, Yên Bái thật đơn giản nhưng lại mang tính độc đáo, món ăn ưa thích của họ là những sản vật của núi rừng như: Rau măng, cá suối, chim thú; các món ăn như: Cơm lam, măng chua nấu cá, thịt cò, thịt trâu nướng với ớt khô cùng với rượu bắp, rượu chuối, rượu gấc, rượu ngô, rượu mật ong rừng... và đặc biệt ngày Tết, người Tày ở huyện Lục Yên có món Bẳm Nựa Mu, hay còn gọi là thịt mắm cơm đỏ sẽ khiến thực khách ăn một lần khó quên.
Thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên
Không cầu kỳ như nhiều món ăn khác, được chế biến đơn giản từ các nguyên liệu mang đậm chất quê của người miền núi, thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên cho người thưởng thức biết tới một hương vị riêng biệt của món ăn dân tộc.
Người Tày Lục Yên khi mổ một con lợn, dù to hay bé, phần thịt ba chỉ (thịt bụng) thường được dành riêng để làm thịt mắm cơm đỏ. Trước đó, họ đã chuẩn bị loại gạo nếp thơm ngon nhất để dành, đến những ngày gần giáp tết nấu thành cơm nếp rồi ủ bằng men lá được làm từ các loại lá cây rừng. Khi nếp cái đã lên men thơm lừng có thể ăn được là lúc có thể dùng làm nguyên liệu.
Nguyên liệu làm thịt mắm cơm đỏ không thể thiếu củ giềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏ. Lục Yên có hai loại cây cơm đỏ và cơm đen quen thuộc trong vườn nhà. Vào ngày Tết người ta thường dùng nước luộc riêng biệt của cây cơm đen và cơm đỏ để đồ xôi sẽ cho 2 loại xôi đỏ và đen khác nhau đem trộn lẫn thành xôi hai màu đen đỏ rất đẹp mắt, thơm ngon.
Để làm thịt mắm cơm đỏ, người ta lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua trên nắng cho ráo nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ giềng thái chỉ, một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở chum mùi thơm đã sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi giềng thái nhỏ.
Gắp miếng thịt mắm lên thưởng thức, ta vừa thấy được vị ngọt, vị chua, vị cay của giềng và hương nồng của nếp cái thơm, ăn không ngấy và ngon đến khó tả. Nước thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống rất ngon. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ, nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được. Nhưng theo kinh nghiệm của người dân làm thịt mắm nên làm chum vừa phải, một chum chỉ mở một lần rồi đậy kín, lấy ra đến đâu ăn dần hết đến đấy rồi buộc chặt mới bảo quản được, nếu mở ra nhiều sẽ cay và không còn vị ngọt. Nếu bạn một lần được thưởng thức thịt mắm cơm đỏ, chắc chắn sẽ có những dư vị rất khó quên.
9396 lượt xem
Ban Biên tập
Nét ẩm thực của Người Tày - Lục Yên, Yên Bái thật đơn giản nhưng lại mang tính độc đáo, món ăn ưa thích của họ là những sản vật của núi rừng như: Rau măng, cá suối, chim thú; các món ăn như: Cơm lam, măng chua nấu cá, thịt cò, thịt trâu nướng với ớt khô cùng với rượu bắp, rượu chuối, rượu gấc, rượu ngô, rượu mật ong rừng... và đặc biệt ngày Tết, người Tày ở huyện Lục Yên có món Bẳm Nựa Mu, hay còn gọi là thịt mắm cơm đỏ sẽ khiến thực khách ăn một lần khó quên.Không cầu kỳ như nhiều món ăn khác, được chế biến đơn giản từ các nguyên liệu mang đậm chất quê của người miền núi, thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên cho người thưởng thức biết tới một hương vị riêng biệt của món ăn dân tộc.
Người Tày Lục Yên khi mổ một con lợn, dù to hay bé, phần thịt ba chỉ (thịt bụng) thường được dành riêng để làm thịt mắm cơm đỏ. Trước đó, họ đã chuẩn bị loại gạo nếp thơm ngon nhất để dành, đến những ngày gần giáp tết nấu thành cơm nếp rồi ủ bằng men lá được làm từ các loại lá cây rừng. Khi nếp cái đã lên men thơm lừng có thể ăn được là lúc có thể dùng làm nguyên liệu.
Nguyên liệu làm thịt mắm cơm đỏ không thể thiếu củ giềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏ. Lục Yên có hai loại cây cơm đỏ và cơm đen quen thuộc trong vườn nhà. Vào ngày Tết người ta thường dùng nước luộc riêng biệt của cây cơm đen và cơm đỏ để đồ xôi sẽ cho 2 loại xôi đỏ và đen khác nhau đem trộn lẫn thành xôi hai màu đen đỏ rất đẹp mắt, thơm ngon.
Để làm thịt mắm cơm đỏ, người ta lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua trên nắng cho ráo nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ giềng thái chỉ, một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở chum mùi thơm đã sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi giềng thái nhỏ.
Gắp miếng thịt mắm lên thưởng thức, ta vừa thấy được vị ngọt, vị chua, vị cay của giềng và hương nồng của nếp cái thơm, ăn không ngấy và ngon đến khó tả. Nước thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống rất ngon. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ, nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được. Nhưng theo kinh nghiệm của người dân làm thịt mắm nên làm chum vừa phải, một chum chỉ mở một lần rồi đậy kín, lấy ra đến đâu ăn dần hết đến đấy rồi buộc chặt mới bảo quản được, nếu mở ra nhiều sẽ cay và không còn vị ngọt. Nếu bạn một lần được thưởng thức thịt mắm cơm đỏ, chắc chắn sẽ có những dư vị rất khó quên.