CTTĐT - Văn Chấn là huyện miền núi, địa hình phân cắt mạnh với núi cao, sườn dốc và vùng đồng bằng. Hàng năm, vào mùa mưa bão huyện Văn Chấn đã xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét, gió xoáy và sạt lở ta luy làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Để chủ động phòng tránh những thiệt hại do thiên tai, huyện Văn Chấn đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng, chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Huy động kịp thời lực lượng tham gia ứng cứu khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Địa hình của huyện Văn Chấn được phân chia thành 3 vùng gồm vùng cao, vùng đồng bằng cánh đồng Mường Lò và vùng ngoài. Do đặc điểm của từng vùng vào mùa mưa bão đều tiềm ẩn những nguy cơ của thiên tai như: Lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy…
Năm 2014, huyện Văn Chấn đã phải hứng chịu 7 trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn, làm sập 7 ngôi nhà và hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái; hơn 689 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại, trong đó hơn 16 ha lúa, 465 ha ngô bị ảnh hưởng hơn 70%. Mưa lũ đã cuốn trôi 23 cầu dân sinh và 7 đập thủy lợi bị ảnh hưởng, ước thiệt hại khoảng 4,5 tỷ đồng. Để chủ động phòng, chống, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện Văn Chấn đã tiến hành kiện toàn lại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT – TKCN) từ huyện đến cơ sở, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động rà soát xây dựng kế hoạch PCTT -TKCN sát với thực tế của từng đơn vị và địa phương mình. Huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Mặc khác, huyện thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, phòng chống lốc xoáy; cảnh báo sớm về mức độ nguy hại của bão lũ, tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".
Ông Nguyễn Văn Toản, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: “Huyện Văn Chấn đã tổ chức cho nhân dân phòng là chính, trước mùa mưa bão huyện đã có Chỉ thị; hướng dẫn cho nhân dân chằng, chống nhà cửa, các kho tàng, nhất là các vùng thường xảy ra lốc tố. Đặc biệt là vào mùa mưa bão có thể xảy ra lũ quét, lũ ống, thì chuẩn bị các phương án tuyên truyền để nhân dân biết khu vực nguy hiểm, đồng thời có thể di dời khi có nguy hiểm. Cùng với đó hướng dẫn nhân dân thu hoạch các diện tích hoa màu đến thời kỳ thu hoạch và chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm trong mùa mưa bão”.
Thiên tai bão lũ luôn có những diễn biến phức tạp, bất thường, nhưng sự chủ động tích cực từ phía chính quyền địa phương và tinh thần nêu cao cảnh giác của người dân sẽ hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra.
1832 lượt xem
Nguyễn Nghĩa/Đài TT-TH Văn Chấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn Chấn là huyện miền núi, địa hình phân cắt mạnh với núi cao, sườn dốc và vùng đồng bằng. Hàng năm, vào mùa mưa bão huyện Văn Chấn đã xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét, gió xoáy và sạt lở ta luy làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Để chủ động phòng tránh những thiệt hại do thiên tai, huyện Văn Chấn đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng, chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Địa hình của huyện Văn Chấn được phân chia thành 3 vùng gồm vùng cao, vùng đồng bằng cánh đồng Mường Lò và vùng ngoài. Do đặc điểm của từng vùng vào mùa mưa bão đều tiềm ẩn những nguy cơ của thiên tai như: Lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy…Năm 2014, huyện Văn Chấn đã phải hứng chịu 7 trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn, làm sập 7 ngôi nhà và hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái; hơn 689 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại, trong đó hơn 16 ha lúa, 465 ha ngô bị ảnh hưởng hơn 70%. Mưa lũ đã cuốn trôi 23 cầu dân sinh và 7 đập thủy lợi bị ảnh hưởng, ước thiệt hại khoảng 4,5 tỷ đồng. Để chủ động phòng, chống, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện Văn Chấn đã tiến hành kiện toàn lại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT – TKCN) từ huyện đến cơ sở, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động rà soát xây dựng kế hoạch PCTT -TKCN sát với thực tế của từng đơn vị và địa phương mình. Huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Mặc khác, huyện thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, phòng chống lốc xoáy; cảnh báo sớm về mức độ nguy hại của bão lũ, tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".
Ông Nguyễn Văn Toản, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: “Huyện Văn Chấn đã tổ chức cho nhân dân phòng là chính, trước mùa mưa bão huyện đã có Chỉ thị; hướng dẫn cho nhân dân chằng, chống nhà cửa, các kho tàng, nhất là các vùng thường xảy ra lốc tố. Đặc biệt là vào mùa mưa bão có thể xảy ra lũ quét, lũ ống, thì chuẩn bị các phương án tuyên truyền để nhân dân biết khu vực nguy hiểm, đồng thời có thể di dời khi có nguy hiểm. Cùng với đó hướng dẫn nhân dân thu hoạch các diện tích hoa màu đến thời kỳ thu hoạch và chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm trong mùa mưa bão”.
Thiên tai bão lũ luôn có những diễn biến phức tạp, bất thường, nhưng sự chủ động tích cực từ phía chính quyền địa phương và tinh thần nêu cao cảnh giác của người dân sẽ hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra.