CTTĐT - Trấn Yên là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Đến nay, diện tích trồng dâu trên toàn huyện đã đạt trên 200 ha, trong đó có 130 ha dâu kinh doanh ở 7 xã nằm dọc bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành.
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Trấn Yên, năm 2014 sản lượng kén toàn huyện đạt 184 tấn, với giá
bán bình quân 110.000 đ/kg đã mang lại nguồn thu nhập cho người dân trồng dâu
nuôi tằm gần 20 tỷ đồng. Nếu so sánh hiệu quả kinh tế, nghề trồng dâu nuôi tằm
đem lại hiệu quả cao hơn từ 2 - 3 lần so với việc sản xuất các loại rau màu
khác như ngô, đỗ tương, lạc,… Thấy được hiệu quả kinh tế từ nghề trồng dâu nuôi
tằm, đến nay người dân nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã biết áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng dâu nuôi tằm, dần hình thành những nhóm hộ
cùng sở thích như xã Yên Hưng - huyện Văn Yên, xã Xuân Long - huyện Yên Bình…
Chị Hoàng Thị Hòa ở thôn 4, xã Tân
Đồng, huyện Trấn Yên đã trồng dâu nuôi tằm gần chục năm nay. Trước đây, kinh tế
gia đình chị chủ yếu trông chờ vào mấy sào lúa, con lợn, con gà. Thấy nhiều hộ
trong xã trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao lại ổn định nên vợ chồng
chị quyết định tận dụng diện tích soi bãi của gia đình để trồng dâu. Được tham
gia nhiều lớp tập huấn, lại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình về quy
trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
trong quá trình sản xuất nên chị quyết định chọn cách nuôi tằm con để cung cấp
tằm giống cho bà con trong xã và các địa phương lân cận. Nuôi tằm con đòi hỏi
người nuôi phải có áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật nuôi cũng như phải có kỹ
thuật cao và nhiều kinh nghiệm thì tằm mới nở đều và tập trung, đảm bảo cho
năng suất và chất lượng kén sau này. Với tổng diện tích dâu của gia đình khoảng
1,5 mẫu, gia đình chị nuôi 20 vòng tằm/lứa, sau khoảng 3 - 4 ngày gia đình chị
lại xuất bán 1 lứa tằm. Chỉ tính riêng năm 2014, gia đình chị xuất bán gần
1.000 vòng tằm con, với giá bán trung bình khoảng 220.000 đồng/vòng, sau khi
trừ đi mọi chi phí cũng cho thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Là một trong những hộ được người dân
nhiều nơi đến tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm, chị Hán Thị Liệng ở thôn
1, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng đã trồng
dâu nuôi tằm nhưng thất bại nhiều vì chưa nắm được kỹ thuật nuôi tằm nên cũng
chán và cũng chặt bỏ dâu một thời gian. Vài năm gần đây, được cán bộ khuyến
nông tuyên truyền, vận động, lại được tham gia các lớp tập huấn, nhất là sau
khi tham gia lớp đào tạo nghề trồng dâu, nuôi tằm, gia đình tôi lại tiếp tục
quay trở lại nghề trồng dâu nuôi tằm. Do thiện tốt các quy trình kỹ thuật trồng
dâu nuôi tằm nên kén của gia đình tôi ít xuất hiện kén đôi, chất lượng kén đảm
bảo nên luôn được thương lái mua với giá cao hơn ngoài thị trường. Hiện nay,
mỗi lứa tằm gia đình tôi nuôi 4 - 5 vòng
kèn kế tiếp nhau. Năm 2014, sau khi trừ
chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 150 triệu đồng”.
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã được
người dân đưa vào sản xuất từ lâu, nhưng do chưa nắm vững được quy trình kỹ
thuật nuôi cộng với thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế không cao. Với cách
làm mới, chuyển từ phương pháp nuôi bằng nong né sang nuôi trên nền xi
măng vừa giảm thiểu được ngày công lao động lại giảm chi phí đầu vào
và tăng năng suất, người dân không tốn công bưng bê nong né, không phải thay
phân hàng ngày, thì tằm khoẻ hơn do ít bị di chuyển.
Ngoài ra, còn rất nhiều hộ gia đình
ở huyện Trấn Yên cũng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, có nguồn thu nhập khá từ
nghề trồng dâu nuôi tằm như: ông Nguyễn Thế Ngữ ở thôn 10, xã Việt Thành; ông Nguyễn Văn Thái ở thôn 10, xã Việt Thành; ông Nguyễn Văn Côn ở thôn Đình Xây, xã Báo Đáp….
Gần 15 năm qua, nghề trồng dâu
nuôi tằm đã dần phát triển ổn định và bền vững trên đất Trấn Yên,
đó là do có sự chỉ đạo một cách đồng bộ của huyện như quy hoạch
vùng trồng dâu, lựa chọn các giống dâu phù hợp đặc biệt là ứng
dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi tằm như xây dựng mạng
lưới nuôi tằm con tập trung, áp dụng kỹ thuật nuôi tằm dưới nền
nhà... đã góp phần giảm chi phí công lao động, hạn chế dịch bệnh
trong nuôi tằm, nâng cao năng suất, chất lượng kén, nâng cao hiệu quả
nghề trồng dâu nuôi tằm
Có thể nói, nghề
trồng dâu nuôi tằm đem lại nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định. Rủi ro từ nuôi
tằm rất thấp, nếu nuôi có thất bại thì chỉ mất ít tiền giống và công chăm sóc, trong
khi đó chi phí sản xuất cho nghề này lại thấp, vốn đầu tư không cao. Hơn nữa,
cây dâu dễ trồng, sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, kể cả đất bạc màu, chỉ
sau 4 - 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch
trên 10 năm.
Tuy nhiên để nghề
trồng dâu nuôi tằm ở huyện Trấn Yên nói riêng và toàn tỉnh nói chung phát triển
một cách có hiệu quả và bền vững thì cần quy hoạch vùng trồng dâu tại mỗi địa
phương. Đồng thời có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn
giống dâu phù hợp, hỗ trợ làm nhà nuôi tằm, mở các
lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt cần xây dựng các tổ hợp
tác dâu tằm tơ để khuyến khích người dân
gắn bó lâu dài và làm giàu từ dâu tằm.
1643 lượt xem
Nguyễn Thị Minh Phượng - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trấn Yên là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Đến nay, diện tích trồng dâu trên toàn huyện đã đạt trên 200 ha, trong đó có 130 ha dâu kinh doanh ở 7 xã nằm dọc bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành.
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Trấn Yên, năm 2014 sản lượng kén toàn huyện đạt 184 tấn, với giá
bán bình quân 110.000 đ/kg đã mang lại nguồn thu nhập cho người dân trồng dâu
nuôi tằm gần 20 tỷ đồng. Nếu so sánh hiệu quả kinh tế, nghề trồng dâu nuôi tằm
đem lại hiệu quả cao hơn từ 2 - 3 lần so với việc sản xuất các loại rau màu
khác như ngô, đỗ tương, lạc,… Thấy được hiệu quả kinh tế từ nghề trồng dâu nuôi
tằm, đến nay người dân nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã biết áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng dâu nuôi tằm, dần hình thành những nhóm hộ
cùng sở thích như xã Yên Hưng - huyện Văn Yên, xã Xuân Long - huyện Yên Bình…
Chị Hoàng Thị Hòa ở thôn 4, xã Tân
Đồng, huyện Trấn Yên đã trồng dâu nuôi tằm gần chục năm nay. Trước đây, kinh tế
gia đình chị chủ yếu trông chờ vào mấy sào lúa, con lợn, con gà. Thấy nhiều hộ
trong xã trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao lại ổn định nên vợ chồng
chị quyết định tận dụng diện tích soi bãi của gia đình để trồng dâu. Được tham
gia nhiều lớp tập huấn, lại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình về quy
trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
trong quá trình sản xuất nên chị quyết định chọn cách nuôi tằm con để cung cấp
tằm giống cho bà con trong xã và các địa phương lân cận. Nuôi tằm con đòi hỏi
người nuôi phải có áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật nuôi cũng như phải có kỹ
thuật cao và nhiều kinh nghiệm thì tằm mới nở đều và tập trung, đảm bảo cho
năng suất và chất lượng kén sau này. Với tổng diện tích dâu của gia đình khoảng
1,5 mẫu, gia đình chị nuôi 20 vòng tằm/lứa, sau khoảng 3 - 4 ngày gia đình chị
lại xuất bán 1 lứa tằm. Chỉ tính riêng năm 2014, gia đình chị xuất bán gần
1.000 vòng tằm con, với giá bán trung bình khoảng 220.000 đồng/vòng, sau khi
trừ đi mọi chi phí cũng cho thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Là một trong những hộ được người dân
nhiều nơi đến tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm, chị Hán Thị Liệng ở thôn
1, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng đã trồng
dâu nuôi tằm nhưng thất bại nhiều vì chưa nắm được kỹ thuật nuôi tằm nên cũng
chán và cũng chặt bỏ dâu một thời gian. Vài năm gần đây, được cán bộ khuyến
nông tuyên truyền, vận động, lại được tham gia các lớp tập huấn, nhất là sau
khi tham gia lớp đào tạo nghề trồng dâu, nuôi tằm, gia đình tôi lại tiếp tục
quay trở lại nghề trồng dâu nuôi tằm. Do thiện tốt các quy trình kỹ thuật trồng
dâu nuôi tằm nên kén của gia đình tôi ít xuất hiện kén đôi, chất lượng kén đảm
bảo nên luôn được thương lái mua với giá cao hơn ngoài thị trường. Hiện nay,
mỗi lứa tằm gia đình tôi nuôi 4 - 5 vòng
kèn kế tiếp nhau. Năm 2014, sau khi trừ
chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 150 triệu đồng”.
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã được
người dân đưa vào sản xuất từ lâu, nhưng do chưa nắm vững được quy trình kỹ
thuật nuôi cộng với thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế không cao. Với cách
làm mới, chuyển từ phương pháp nuôi bằng nong né sang nuôi trên nền xi
măng vừa giảm thiểu được ngày công lao động lại giảm chi phí đầu vào
và tăng năng suất, người dân không tốn công bưng bê nong né, không phải thay
phân hàng ngày, thì tằm khoẻ hơn do ít bị di chuyển.
Ngoài ra, còn rất nhiều hộ gia đình
ở huyện Trấn Yên cũng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, có nguồn thu nhập khá từ
nghề trồng dâu nuôi tằm như: ông Nguyễn Thế Ngữ ở thôn 10, xã Việt Thành; ông Nguyễn Văn Thái ở thôn 10, xã Việt Thành; ông Nguyễn Văn Côn ở thôn Đình Xây, xã Báo Đáp….
Gần 15 năm qua, nghề trồng dâu
nuôi tằm đã dần phát triển ổn định và bền vững trên đất Trấn Yên,
đó là do có sự chỉ đạo một cách đồng bộ của huyện như quy hoạch
vùng trồng dâu, lựa chọn các giống dâu phù hợp đặc biệt là ứng
dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi tằm như xây dựng mạng
lưới nuôi tằm con tập trung, áp dụng kỹ thuật nuôi tằm dưới nền
nhà... đã góp phần giảm chi phí công lao động, hạn chế dịch bệnh
trong nuôi tằm, nâng cao năng suất, chất lượng kén, nâng cao hiệu quả
nghề trồng dâu nuôi tằm
Có thể nói, nghề
trồng dâu nuôi tằm đem lại nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định. Rủi ro từ nuôi
tằm rất thấp, nếu nuôi có thất bại thì chỉ mất ít tiền giống và công chăm sóc, trong
khi đó chi phí sản xuất cho nghề này lại thấp, vốn đầu tư không cao. Hơn nữa,
cây dâu dễ trồng, sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, kể cả đất bạc màu, chỉ
sau 4 - 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch
trên 10 năm.
Tuy nhiên để nghề
trồng dâu nuôi tằm ở huyện Trấn Yên nói riêng và toàn tỉnh nói chung phát triển
một cách có hiệu quả và bền vững thì cần quy hoạch vùng trồng dâu tại mỗi địa
phương. Đồng thời có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn
giống dâu phù hợp, hỗ trợ làm nhà nuôi tằm, mở các
lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt cần xây dựng các tổ hợp
tác dâu tằm tơ để khuyến khích người dân
gắn bó lâu dài và làm giàu từ dâu tằm.