Những năm qua, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh đã dần hoàn thiện, tích cực đổi mới cả về nhân sự và lối làm việc, tạo ra môi trường pháp lý tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp ở địa phương.
Khách hàng đến giao dịch tại Phòng Công chứng số 1, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái).
Trung bình mỗi ngày, Phòng Công chứng số 1
Sở Tư pháp có trụ sở tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tiếp nhận từ 30 đến
50 hồ sơ cần công chứng, trong đó phần đa các loại hồ sơ thuộc các lĩnh vực thế
chấp tài sản và chuyển nhượng mua bán tài sản. Con số này nhiều hơn hẳn so với
5 năm về trước bởi khi đó, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa công chứng và chứng
thực đồng thời tỏ ra ái ngại với tính pháp lý của công chứng. Hạn chế trên đã
dần được khắc phục khi Luật Công chứng năm 2006 đi vào đời sống, khẳng định rõ
vai trò pháp lý của các hợp đồng công chứng trong các giao dịch của xã hội, mở
ra một kênh nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân tại các địa phương.
Để Luật Công chứng thực thi có hiệu quả,
một trong các nguyên tắc được cán bộ của Phòng đặt lên hàng đầu là công khai,
dân chủ. Bảng giá quy định các văn bản công chứng được đặt ở vị trí trung tâm,
nơi người dân có thể trực tiếp theo dõi. Với 3 công chứng viên đều có trình độ
cử nhân luật và 1 cử nhân quản lý đất đai, Phòng phân chia từng mảng, bộ phận
chịu trách nhiệm nhận và công chứng các lĩnh vực về thế chấp, bản sao lý lịch;
bộ phận thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho và các loại hợp đồng giao
dịch khác.
Cách đổi mới phương pháp làm việc này tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch. Năm 2014 vừa qua, Phòng
đã tiếp nhận và giải quyết trên 6.000 hợp đồng, giao dịch với 10 nhóm việc, thu
phí công chứng trên 1,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 628 triệu đồng. 6 tháng
đầu năm 2015, Phòng đã tiếp nhận giải quyết 2.069 hợp đồng, giao dịch và chứng
thực 2.350 bản sao tài liệu, thu phí trên 640 triệu đồng, nộp ngân sách trên
322 triệu đồng.
Trên thực tế, hoạt động công chứng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, nhất là trong trình trạng công nghệ làm giả các văn bản, giấy tờ
ngày càng được các đối tượng thực hiện tinh vi, do đó, trong nghiệp vụ đòi hỏi
đội ngũ công chứng viên của Phòng không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn và tìm
hiểu về các văn bản pháp luật mới được Quốc hội ban hành. Vì vậy, 100% các giao
dịch được công chứng đều được khẳng định có giá trị pháp lý.
Bà Vũ Thị Bích Huệ - Trưởng phòng Công
chứng số 1 cho biết thêm: “Chúng tôi thường xuyên quán triệt Luật Công chứng và
các văn bản liên quan đến đến công chứng viên, chuyên viên, viên chức để nắm
vững những nội dung cơ bản, những chế định mới...; duy trì tốt việc giao ban
hàng tuần, hàng tháng để tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong công tác chuyên
môn, phục vụ kịp thời các yêu cầu công chứng của các tổ chức, cá nhân đến giao
dịch bảo đảm mọi thủ tục, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, đúng trình tự, quy
định của pháp luật...”.
Luật Công chứng năm 2014 ra đời có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2015 đã tạo ra khung pháp lý quan trọng cho tổ chức và
hoạt động công chứng khi chủ trương xã hội hóa, tạo điều kiện cho các văn phòng
công chứng do tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập. Đây là điều kiện thuận lợi để
Phòng chủ động cải tiến lề lối làm việc; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính;
công khai các thủ tục, thời hạn, phí và lệ phí công chứng, ứng dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ.
Anh Vũ Văn Thành ở tổ 2a, phường Đồng Tâm,
thành phố Yên Bái là khách hàng thường xuyên giao dịch tại Phòng Công chứng số
1 khẳng định: “So với trước đây, công tác công chứng, chứng thực tại Phòng đã
tốt hơn rất nhiều. Mỗi công chứng viên đều được đào tạo chuyên môn hóa luôn tận
tình, hướng dẫn, giải đáp cho khách hàng tại trụ sở hoặc qua điện thoại giúp
cho khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giảm thời gian, chi phí khi có yêu cầu
công chứng”.
Sự đổi mới trong hoạt động công chứng của
Phòng Công chứng số 1 thời gian qua đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách
hành chính và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh.
1659 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những năm qua, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh đã dần hoàn thiện, tích cực đổi mới cả về nhân sự và lối làm việc, tạo ra môi trường pháp lý tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp ở địa phương.
Trung bình mỗi ngày, Phòng Công chứng số 1
Sở Tư pháp có trụ sở tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tiếp nhận từ 30 đến
50 hồ sơ cần công chứng, trong đó phần đa các loại hồ sơ thuộc các lĩnh vực thế
chấp tài sản và chuyển nhượng mua bán tài sản. Con số này nhiều hơn hẳn so với
5 năm về trước bởi khi đó, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa công chứng và chứng
thực đồng thời tỏ ra ái ngại với tính pháp lý của công chứng. Hạn chế trên đã
dần được khắc phục khi Luật Công chứng năm 2006 đi vào đời sống, khẳng định rõ
vai trò pháp lý của các hợp đồng công chứng trong các giao dịch của xã hội, mở
ra một kênh nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân tại các địa phương.
Để Luật Công chứng thực thi có hiệu quả,
một trong các nguyên tắc được cán bộ của Phòng đặt lên hàng đầu là công khai,
dân chủ. Bảng giá quy định các văn bản công chứng được đặt ở vị trí trung tâm,
nơi người dân có thể trực tiếp theo dõi. Với 3 công chứng viên đều có trình độ
cử nhân luật và 1 cử nhân quản lý đất đai, Phòng phân chia từng mảng, bộ phận
chịu trách nhiệm nhận và công chứng các lĩnh vực về thế chấp, bản sao lý lịch;
bộ phận thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho và các loại hợp đồng giao
dịch khác.
Cách đổi mới phương pháp làm việc này tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch. Năm 2014 vừa qua, Phòng
đã tiếp nhận và giải quyết trên 6.000 hợp đồng, giao dịch với 10 nhóm việc, thu
phí công chứng trên 1,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 628 triệu đồng. 6 tháng
đầu năm 2015, Phòng đã tiếp nhận giải quyết 2.069 hợp đồng, giao dịch và chứng
thực 2.350 bản sao tài liệu, thu phí trên 640 triệu đồng, nộp ngân sách trên
322 triệu đồng.
Trên thực tế, hoạt động công chứng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, nhất là trong trình trạng công nghệ làm giả các văn bản, giấy tờ
ngày càng được các đối tượng thực hiện tinh vi, do đó, trong nghiệp vụ đòi hỏi
đội ngũ công chứng viên của Phòng không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn và tìm
hiểu về các văn bản pháp luật mới được Quốc hội ban hành. Vì vậy, 100% các giao
dịch được công chứng đều được khẳng định có giá trị pháp lý.
Bà Vũ Thị Bích Huệ - Trưởng phòng Công
chứng số 1 cho biết thêm: “Chúng tôi thường xuyên quán triệt Luật Công chứng và
các văn bản liên quan đến đến công chứng viên, chuyên viên, viên chức để nắm
vững những nội dung cơ bản, những chế định mới...; duy trì tốt việc giao ban
hàng tuần, hàng tháng để tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong công tác chuyên
môn, phục vụ kịp thời các yêu cầu công chứng của các tổ chức, cá nhân đến giao
dịch bảo đảm mọi thủ tục, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, đúng trình tự, quy
định của pháp luật...”.
Luật Công chứng năm 2014 ra đời có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2015 đã tạo ra khung pháp lý quan trọng cho tổ chức và
hoạt động công chứng khi chủ trương xã hội hóa, tạo điều kiện cho các văn phòng
công chứng do tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập. Đây là điều kiện thuận lợi để
Phòng chủ động cải tiến lề lối làm việc; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính;
công khai các thủ tục, thời hạn, phí và lệ phí công chứng, ứng dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ.
Anh Vũ Văn Thành ở tổ 2a, phường Đồng Tâm,
thành phố Yên Bái là khách hàng thường xuyên giao dịch tại Phòng Công chứng số
1 khẳng định: “So với trước đây, công tác công chứng, chứng thực tại Phòng đã
tốt hơn rất nhiều. Mỗi công chứng viên đều được đào tạo chuyên môn hóa luôn tận
tình, hướng dẫn, giải đáp cho khách hàng tại trụ sở hoặc qua điện thoại giúp
cho khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giảm thời gian, chi phí khi có yêu cầu
công chứng”.
Sự đổi mới trong hoạt động công chứng của
Phòng Công chứng số 1 thời gian qua đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách
hành chính và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh.