Những năm qua, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy luôn được bảo đảm, không có các vụ tai nạn, va chạm nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, cứ đến mùa mưa lũ, nguy cơ bất ổn, mất an toàn tại nhiều bến cảng, bến đò vẫn luôn hiện hữu. Do vậy, các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ gìn và bảo đảm ATGT trên các tuyến sông, vùng hồ có nhiều phương tiện qua lại.
Tình trạng người dân đi đò không mặc áo phao vẫn diễn ra khá phổ biến tại các bến đò ngang.
Thống kê của ngành giao thông vận tải Yên Bái cho thấy, ngoài vùng hồ Thác Bà có diện tích rộng hàng chục nghìn héc-ta, hệ thống giao thông đường thủy nội địa của tỉnh còn có sông Hồng (dài khoảng 84km qua địa phận Yên Bái), sông Chảy… Trên các hệ thống sông, hồ này, có khoảng 41 bến cảng, bến đò đang hoạt động với trên 500 phương tiện tàu, thuyền, trong đó có 2 bến cảng hàng hóa, hành khách và 28 bến hàng hóa, 11 bến hành khách. Để bảo đảm ATGT đường thủy, thời gian qua, các lực lượng chức năng, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể từ tuyên truyền cho đến thanh tra, xử lý.
Đặc biệt, công tác kiểm tra tại các hệ thống phao, biển báo, cột báo hiệu; công trình giao thông: luồng, âu, bãi, bến tàu thủy, bến đò; tình trạng an toàn kỹ thuật phương tiện và tình hình chấp hành thể lệ vận tải đường thủy của người điều khiển: bằng cấp chuyên môn, giấy chứng nhận kiểm định… luôn được chú ý. Cụ thể, hơn nửa tháng nay, đoàn thanh tra liên ngành giao thông đường thủy liên tục có mặt tại các bến cảng, bến đò trên vùng hồ Thác Bà, sông Hồng, sông Chảy để kiểm tra, thanh tra các hành vi vi phạm về TTATGT đường thủy nội địa.
Ông Nguyễn Quang Bình - Phó chánh Thanh tra giao thông, Trưởng đoàn thanh tra cho biết: “Đoàn bắt đầu các hoạt động thanh tra từ ngày 1/6, đến nay đã kiểm tra được hơn 20 bến, bãi hàng hóa cũng như hành khách. Bước đầu kiểm tra cho thấy, các bến đều bảo đảm khá tốt các điều kiện an toàn cho hoạt động. Đặc biệt là tại một số bến lớn như: cảng Hương Lý, cảng hàng hóa của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái”.
Được biết, đoàn thanh tra liên ngành giao thông đường thủy sẽ tiến hành kiểm tra trong khoảng 1 tháng. Sau khi kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của các bến cảng, bến đò, đoàn sẽ kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm của các phương tiện. Theo ông Bình, mặc dù mật độ giao thông đường thủy nội địa của tỉnh không dày như nhiều địa phương khác nhưng hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn được tiến hành thường xuyên nên tình hình TTATGT đường thủy luôn được duy trì và bảo đảm tốt.
Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra cũng cho thấy nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế trong ATGT đường thủy nội địa. Thứ nhất, do ảnh hưởng khách quan, mực nước lên xuống không ổn định nên nhiều bến khai thác, tập kết gỗ, chở nguyên vật liệu hoạt động không ổn định. Hiện, do mực nước xuống thấp, chỉ có một số bến lớn các phương tiện là còn có thể ra vào được, còn những bến nhỏ thì các phương tiện không neo đậu được phải chuyển ra địa điểm khác nên công tác kiểm tra của đoàn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nhiều bến đò chủ yếu chưa có đệm chống va đập, cọc neo đậu… Bên cạnh đó, công tác đăng kiểm cũng còn nhiều bất cập khiến công tác kiểm tra, thanh tra của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, theo qui định hiện nay, việc đăng kiểm các phương tiện do Cục Đường sông Việt Nam quản lý. Do vậy, nhiều phương tiện khi hết hạn chưa được đăng kiểm kịp thời, nảy sinh tình trạng nhiều phương tiện trốn không đăng kiểm hoặc không được đăng kiểm đúng thời hạn… Song song, tình trạng không mặc áo phao tại các bến đò ngang sông diễn ra khá phổ biến do ý thức chủ quan đã ăn sâu vào nhiều người dân.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra là việc làm cần thiết để bảo đảm ATGT đường thủy. Tuy nhiên, trước hết, các cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng giải quyết những bất cập trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện, tránh gây phiền hà, bức xúc trong nhân dân. Đồng thời, mỗi chủ đò, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân trong mùa mưa bão bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
3013 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những năm qua, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy luôn được bảo đảm, không có các vụ tai nạn, va chạm nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, cứ đến mùa mưa lũ, nguy cơ bất ổn, mất an toàn tại nhiều bến cảng, bến đò vẫn luôn hiện hữu. Do vậy, các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ gìn và bảo đảm ATGT trên các tuyến sông, vùng hồ có nhiều phương tiện qua lại. Thống kê của ngành giao thông vận tải Yên Bái cho thấy, ngoài vùng hồ Thác Bà có diện tích rộng hàng chục nghìn héc-ta, hệ thống giao thông đường thủy nội địa của tỉnh còn có sông Hồng (dài khoảng 84km qua địa phận Yên Bái), sông Chảy… Trên các hệ thống sông, hồ này, có khoảng 41 bến cảng, bến đò đang hoạt động với trên 500 phương tiện tàu, thuyền, trong đó có 2 bến cảng hàng hóa, hành khách và 28 bến hàng hóa, 11 bến hành khách. Để bảo đảm ATGT đường thủy, thời gian qua, các lực lượng chức năng, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể từ tuyên truyền cho đến thanh tra, xử lý.
Đặc biệt, công tác kiểm tra tại các hệ thống phao, biển báo, cột báo hiệu; công trình giao thông: luồng, âu, bãi, bến tàu thủy, bến đò; tình trạng an toàn kỹ thuật phương tiện và tình hình chấp hành thể lệ vận tải đường thủy của người điều khiển: bằng cấp chuyên môn, giấy chứng nhận kiểm định… luôn được chú ý. Cụ thể, hơn nửa tháng nay, đoàn thanh tra liên ngành giao thông đường thủy liên tục có mặt tại các bến cảng, bến đò trên vùng hồ Thác Bà, sông Hồng, sông Chảy để kiểm tra, thanh tra các hành vi vi phạm về TTATGT đường thủy nội địa.
Ông Nguyễn Quang Bình - Phó chánh Thanh tra giao thông, Trưởng đoàn thanh tra cho biết: “Đoàn bắt đầu các hoạt động thanh tra từ ngày 1/6, đến nay đã kiểm tra được hơn 20 bến, bãi hàng hóa cũng như hành khách. Bước đầu kiểm tra cho thấy, các bến đều bảo đảm khá tốt các điều kiện an toàn cho hoạt động. Đặc biệt là tại một số bến lớn như: cảng Hương Lý, cảng hàng hóa của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái”.
Được biết, đoàn thanh tra liên ngành giao thông đường thủy sẽ tiến hành kiểm tra trong khoảng 1 tháng. Sau khi kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của các bến cảng, bến đò, đoàn sẽ kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm của các phương tiện. Theo ông Bình, mặc dù mật độ giao thông đường thủy nội địa của tỉnh không dày như nhiều địa phương khác nhưng hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn được tiến hành thường xuyên nên tình hình TTATGT đường thủy luôn được duy trì và bảo đảm tốt.
Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra cũng cho thấy nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế trong ATGT đường thủy nội địa. Thứ nhất, do ảnh hưởng khách quan, mực nước lên xuống không ổn định nên nhiều bến khai thác, tập kết gỗ, chở nguyên vật liệu hoạt động không ổn định. Hiện, do mực nước xuống thấp, chỉ có một số bến lớn các phương tiện là còn có thể ra vào được, còn những bến nhỏ thì các phương tiện không neo đậu được phải chuyển ra địa điểm khác nên công tác kiểm tra của đoàn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nhiều bến đò chủ yếu chưa có đệm chống va đập, cọc neo đậu… Bên cạnh đó, công tác đăng kiểm cũng còn nhiều bất cập khiến công tác kiểm tra, thanh tra của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, theo qui định hiện nay, việc đăng kiểm các phương tiện do Cục Đường sông Việt Nam quản lý. Do vậy, nhiều phương tiện khi hết hạn chưa được đăng kiểm kịp thời, nảy sinh tình trạng nhiều phương tiện trốn không đăng kiểm hoặc không được đăng kiểm đúng thời hạn… Song song, tình trạng không mặc áo phao tại các bến đò ngang sông diễn ra khá phổ biến do ý thức chủ quan đã ăn sâu vào nhiều người dân.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra là việc làm cần thiết để bảo đảm ATGT đường thủy. Tuy nhiên, trước hết, các cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng giải quyết những bất cập trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện, tránh gây phiền hà, bức xúc trong nhân dân. Đồng thời, mỗi chủ đò, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân trong mùa mưa bão bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.