Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Yên Bái vừa điều trị thành công, cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa, 37 tuổi, trú tại tổ 51, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng có biến chứng ngừng tuần hoàn trên 20 phút.
Các bác sỹ Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh vui chung với niềm vui của bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa và gia đình.
Bệnh nhân Hoa được nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, Glasgow 10 điểm, thở nhanh 35 lần/phút, huyết áp tụt, da tím tái, sốt cao, vô niệu, tính mạng nguy kịch. Bác sỹ Nguyễn Văn Chúc và kíp trực đã nhanh chóng tiến hành hô hấp hỗ trợ, đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo, đặt các đường truyền tĩnh mạch trung ương. Trong quá trình cấp cứu bệnh nhân xuất hiện ngừng tim. Kíp trực triển khai cấp cứu ngừng tim theo phác đồ mới nhất. Sau hơn 20 phút cấp cứu tích cực, những tưởng không còn cơ hội cứu sống bệnh nhân thì hy vọng sống chợt lóe lên khi trên máy theo dõi xuất hiện tim đập trở lại, có mạch bẹn.
Qua kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, bạch cầu tăng rất cao, nồng độ đường máu tăng cao 108mmol/l, suy thận cấp, rối loạn đông máu nặng nề, tiểu cầu giảm thấp còn 30.000. Bệnh nhân được hội chẩn cấp cứu với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng, tăng đường huyết cấp cứu có biến chứng ngừng tuần hoàn. Mặc dù đã được thông khí nhân tạo với chiến lược bảo vệ não, truyền Isulin liên tục, dùng 3 vận mạch liều rất cao nhưng vẫn không nâng được huyết áp, rối loạn động máu. Bệnh nhân ngay lập tức được tiến hành siêu lọc máu liên tục 4 lần, mỗi cuộc kéo dài 18 - 24 giờ, cùng với truyền các chế phẩm của máu.
Quá trình điều trị tích cực, người bệnh đã có những dấu hiệu của sự sống như: huyết áp ổn định, cắt bớt được vận mạch. Đến ngày thứ 12, bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa đã được rút ống thở để thở tự nhiên, ăn uống bằng đường miệng, chức năng các cơ quan đã phục hồi, giao tiếp được với mọi người xung quanh... Bệnh nhân đã được ra viện trong niềm vui hân hoan của bệnh nhân và gia đình người thân.
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Song Hào – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, đưa đến viện muộn (đã tự điều trị ở nhà 1 tuần và chưa từng phát hiện bệnh đái tháo đường), đặc biệt là ngừng tim kéo dài, có biểu hiện rối loạn đông máu nặng nề. Trong quá trình điều trị, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận đã được sự hỗ trợ kịp thời của các bác sỹ bệnh viện đầu ngành tuyến trung ương như: Khoa Cấp cứu A9; Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai; sự trợ giúp về các chế phẩm máu từ Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương (do thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện nay chưa tách và trữ được các thành phần của máu).
Theo các chuyên gia trong ngành hồi sức cấp cứu, nếu ngừng tim trên 3 phút mà không được cấp cứu đúng cách thì có thể tử vong; trường hợp được cứu sống cũng để lại di chứng nhất định về thần kinh. Thành công này một lần nữa chứng tỏ những nỗ lực lớn của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại mà Bệnh viện mới được đầu tư trang bị trong thời gian gần đây.
1312 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Yên Bái vừa điều trị thành công, cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa, 37 tuổi, trú tại tổ 51, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng có biến chứng ngừng tuần hoàn trên 20 phút. Bệnh nhân Hoa được nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, Glasgow 10 điểm, thở nhanh 35 lần/phút, huyết áp tụt, da tím tái, sốt cao, vô niệu, tính mạng nguy kịch. Bác sỹ Nguyễn Văn Chúc và kíp trực đã nhanh chóng tiến hành hô hấp hỗ trợ, đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo, đặt các đường truyền tĩnh mạch trung ương. Trong quá trình cấp cứu bệnh nhân xuất hiện ngừng tim. Kíp trực triển khai cấp cứu ngừng tim theo phác đồ mới nhất. Sau hơn 20 phút cấp cứu tích cực, những tưởng không còn cơ hội cứu sống bệnh nhân thì hy vọng sống chợt lóe lên khi trên máy theo dõi xuất hiện tim đập trở lại, có mạch bẹn.
Qua kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, bạch cầu tăng rất cao, nồng độ đường máu tăng cao 108mmol/l, suy thận cấp, rối loạn đông máu nặng nề, tiểu cầu giảm thấp còn 30.000. Bệnh nhân được hội chẩn cấp cứu với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng, tăng đường huyết cấp cứu có biến chứng ngừng tuần hoàn. Mặc dù đã được thông khí nhân tạo với chiến lược bảo vệ não, truyền Isulin liên tục, dùng 3 vận mạch liều rất cao nhưng vẫn không nâng được huyết áp, rối loạn động máu. Bệnh nhân ngay lập tức được tiến hành siêu lọc máu liên tục 4 lần, mỗi cuộc kéo dài 18 - 24 giờ, cùng với truyền các chế phẩm của máu.
Quá trình điều trị tích cực, người bệnh đã có những dấu hiệu của sự sống như: huyết áp ổn định, cắt bớt được vận mạch. Đến ngày thứ 12, bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa đã được rút ống thở để thở tự nhiên, ăn uống bằng đường miệng, chức năng các cơ quan đã phục hồi, giao tiếp được với mọi người xung quanh... Bệnh nhân đã được ra viện trong niềm vui hân hoan của bệnh nhân và gia đình người thân.
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Song Hào – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, đưa đến viện muộn (đã tự điều trị ở nhà 1 tuần và chưa từng phát hiện bệnh đái tháo đường), đặc biệt là ngừng tim kéo dài, có biểu hiện rối loạn đông máu nặng nề. Trong quá trình điều trị, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận đã được sự hỗ trợ kịp thời của các bác sỹ bệnh viện đầu ngành tuyến trung ương như: Khoa Cấp cứu A9; Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai; sự trợ giúp về các chế phẩm máu từ Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương (do thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện nay chưa tách và trữ được các thành phần của máu).
Theo các chuyên gia trong ngành hồi sức cấp cứu, nếu ngừng tim trên 3 phút mà không được cấp cứu đúng cách thì có thể tử vong; trường hợp được cứu sống cũng để lại di chứng nhất định về thần kinh. Thành công này một lần nữa chứng tỏ những nỗ lực lớn của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại mà Bệnh viện mới được đầu tư trang bị trong thời gian gần đây.