CTTĐT - Hướng tới một nền nông nghiệp sạch và an toàn là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm khuyến nông Yên Bái đã phối hợp với Ban quản lý dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Yên Bái (QSEAP) tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc hợp phần phát triển chương trình khí sinh học.
Vận hành công trình khí sinh học tại gia đình anh Phạm Quang Thường, thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên
Trước đây do chưa có điều kiện kinh tế để xây dựng công trình khí sinh học mà bà con quen gọi là biogas, gia đình chị Nguyễn Thị Tới ở thôn Hồng Thái, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên thường bị bà con hàng xóm phàn nàn vì chất thải từ chăn nuôi lợn gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường xung quanh. Thế nhưng từ khi tham gia hợp phần phát triển chương trình khí sinh học thuộc dự án QSEAP năm 2011, gia đình chị Tới đã xây dựng công trình khí sinh học cỡ 9,1 m3 xử lý được chất thải chăn nuôi. Do đó môi trường xung quanh đã được cải thiện đáng kể, không những thế gia đình chị còn được hưởng lợi rất nhiều từ khi xây dựng hầm khí sinh học này.
Chị Tới cho biết: “Từ khi xây dựng hầm Biogas gia đình tôi đã tiết kiệm được chi phí từ việc sử dụng chất đốt, ngoài ra tôi còn tiết kiệm được thời gian, giảm sức lao động cho mọi người trong gia đình và điều quan trọng nhất là việc chăn nuôi của gia đình tôi không còn gây ô nhiễm ra môi trường”
Cũng như gia đình chị Tới, năm 2015 gia đình anh Phạm Quang Thường, thôn Cốc Há, Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên cũng phát triển kinh tế bằng việc chăn nuôi lợn, gà và cá. Với đàn lợn gần ba chục con, anh xác định chất thải từ chăn nuôi tương đối lớn và cần được xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường cho chính gia đình mình và các hộ xung quanh. Sau khi được UBND thị trấn thông báo về chương trình khí sinh học tới các hộ dân, anh đã đăng ký và được kỹ thuật viên của Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp xuống tư vấn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng của đội thợ xây. Gia đình anh đã xây dựng hầm Biogas cỡ 14,7 m3 để xử lý chất thải từ chăn nuôi. Anh Thường cho biết: "Ban đầu khi chưa có hầm Biogas, lượng phân thừa thãi đổ hết ra vườn gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không những thế còn làm chết một số cây trồng và rau, màu trong vườn. Khi gia đình tôi xây dựng hầm biogas từ tháng 01 năm 2015, mỗi tháng tiết kiệm được từ 500 đến 600 nghìn đồng do không phải mua củi, than, nhưng điều quan trọng nhất là môi trường đã được giữ gìn sạch sẽ, không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh”.
Không chỉ gia đình chị Tới, anh Thường mà rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tham gia thực hiện chương trình xây dựng hầm khí sinh học. Việc tham gia vào chương trình này cũng rất đơn giản, các hộ dân chỉ cần đăng ký xây dựng hầm khí sinh học và gửi cho UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc Trạm Khuyến nông huyện. Sau khi xem xét các hộ gia đình có đủ các điều kiện như quy mô chăn nuôi ổn định, có mặt bằng thích hợp để xây dựng, tự nguyện đầu tư để xây dựng công trình khí sinh học, kỹ thuật viên của Trạm Khuyến nông huyện sẽ trực tiếp xuống tư vấn cho các hộ dân và tập huấn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát xây dựng công trình và sau khi xây dựng xong thì đưa công trình vào sử dụng, vận hành sao cho an toàn và hiệu quả.
Anh Đỗ Quang Huy - Kỹ thuật viên chương trình khí sinh học huyện Văn Yên cho biết: "Khi các hộ dân có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học thì chúng tôi đến tư vấn để bà con nắm bắt được công nghệ này để họ lựa chọn xây dựng công trình cho phù hợp với quy mô chăn nuôi của gia đình và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng. Thứ hai là giới thiệu, kiểm tra, giám sát đội thợ xây để xây theo đúng bản vẽ, thiết kế của chương trình. Bước thứ ba chúng tôi đến nghiệm thu công trình và hoàn thiện hồ sơ để gửi về Hợp phần của tỉnh đề nghị chuyển tiền cho các hộ dân và cối cùng chúng tôi tập huấn sau xây dựng để các hộ dân nắm bắt được cách sử dụng thiết bị của công trình khí sinh học sao cho an toàn và hiệu quả”.
Yên Bái là tỉnh miền núi người dân sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp. Những năm gần đây do nhu cầu của thị trường, ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, các hộ gia đình đã mở rộng diện tích chăn nuôi theo hướng tập trung và quy mô lớn. Do đó chất thải từ việc chăn nuôi là khá lớn, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người, nhất là bà con nông dân ở các vùng quê. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã tuyên truyền, vận động bà con nhân dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, cụ thể là xây dựng hầm khí sinh học tại mỗi hộ gia đình để xử lý chất thải trong chăn nuôi tạo ra nguồn chất đốt, tiết kiệm chi phí đồng thời tránh được tình trạng chặt phá rừng.
Đánh giá về hiệu quả của Chương trình này, ông Lại Thế Hùng - Giám đốc dự án QSEAP tỉnh Yên Bái cho biết: “Sau hơn 5 năm triển khai Hợp phần đã có 1.505 công trình được xây dựng, lắp đặt, các công trình khí sinh học khi đưa vào sử dụng đã cung cấp nguồn năng lượng sạch cho sinh hoạt của hộ gia đình, đặc biệt góp phần cải thiện đáng kể vệ sinh môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tham gia hợp phần các hộ dân được tập huấn và cung cấp tài liệu miễn phí, được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/công trình khí sinh học. Công nghệ được áp dụng trong Hợp phần là kiểu công trình khí sinh học nắp cố định vòm cầu kiểu KT1 và KT2 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Việc xây dựng công trình khí sinh học do các đội thợ xây đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ thực hiện”.
Với sự quan tâm của các ngành các cấp và chính quyền địa phương, mô hình xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi đã đem lại lợi ích thiết thực, tạo được niềm tin đối với người dân và đã được đông đảo người dân tiếp nhận tích cực. Góp phần xây dựng môi trường nông thôn phát triển theo đúng tinh thần và mục đích của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
1722 lượt xem
Phạm Thế Ánh - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hướng tới một nền nông nghiệp sạch và an toàn là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm khuyến nông Yên Bái đã phối hợp với Ban quản lý dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Yên Bái (QSEAP) tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc hợp phần phát triển chương trình khí sinh học.
Trước đây do chưa có điều kiện kinh tế để xây dựng công trình khí sinh học mà bà con quen gọi là biogas, gia đình chị Nguyễn Thị Tới ở thôn Hồng Thái, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên thường bị bà con hàng xóm phàn nàn vì chất thải từ chăn nuôi lợn gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường xung quanh. Thế nhưng từ khi tham gia hợp phần phát triển chương trình khí sinh học thuộc dự án QSEAP năm 2011, gia đình chị Tới đã xây dựng công trình khí sinh học cỡ 9,1 m3 xử lý được chất thải chăn nuôi. Do đó môi trường xung quanh đã được cải thiện đáng kể, không những thế gia đình chị còn được hưởng lợi rất nhiều từ khi xây dựng hầm khí sinh học này.
Chị Tới cho biết: “Từ khi xây dựng hầm Biogas gia đình tôi đã tiết kiệm được chi phí từ việc sử dụng chất đốt, ngoài ra tôi còn tiết kiệm được thời gian, giảm sức lao động cho mọi người trong gia đình và điều quan trọng nhất là việc chăn nuôi của gia đình tôi không còn gây ô nhiễm ra môi trường”
Cũng như gia đình chị Tới, năm 2015 gia đình anh Phạm Quang Thường, thôn Cốc Há, Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên cũng phát triển kinh tế bằng việc chăn nuôi lợn, gà và cá. Với đàn lợn gần ba chục con, anh xác định chất thải từ chăn nuôi tương đối lớn và cần được xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường cho chính gia đình mình và các hộ xung quanh. Sau khi được UBND thị trấn thông báo về chương trình khí sinh học tới các hộ dân, anh đã đăng ký và được kỹ thuật viên của Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp xuống tư vấn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng của đội thợ xây. Gia đình anh đã xây dựng hầm Biogas cỡ 14,7 m3 để xử lý chất thải từ chăn nuôi. Anh Thường cho biết: "Ban đầu khi chưa có hầm Biogas, lượng phân thừa thãi đổ hết ra vườn gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không những thế còn làm chết một số cây trồng và rau, màu trong vườn. Khi gia đình tôi xây dựng hầm biogas từ tháng 01 năm 2015, mỗi tháng tiết kiệm được từ 500 đến 600 nghìn đồng do không phải mua củi, than, nhưng điều quan trọng nhất là môi trường đã được giữ gìn sạch sẽ, không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh”.
Không chỉ gia đình chị Tới, anh Thường mà rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tham gia thực hiện chương trình xây dựng hầm khí sinh học. Việc tham gia vào chương trình này cũng rất đơn giản, các hộ dân chỉ cần đăng ký xây dựng hầm khí sinh học và gửi cho UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc Trạm Khuyến nông huyện. Sau khi xem xét các hộ gia đình có đủ các điều kiện như quy mô chăn nuôi ổn định, có mặt bằng thích hợp để xây dựng, tự nguyện đầu tư để xây dựng công trình khí sinh học, kỹ thuật viên của Trạm Khuyến nông huyện sẽ trực tiếp xuống tư vấn cho các hộ dân và tập huấn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát xây dựng công trình và sau khi xây dựng xong thì đưa công trình vào sử dụng, vận hành sao cho an toàn và hiệu quả.
Anh Đỗ Quang Huy - Kỹ thuật viên chương trình khí sinh học huyện Văn Yên cho biết: "Khi các hộ dân có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học thì chúng tôi đến tư vấn để bà con nắm bắt được công nghệ này để họ lựa chọn xây dựng công trình cho phù hợp với quy mô chăn nuôi của gia đình và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng. Thứ hai là giới thiệu, kiểm tra, giám sát đội thợ xây để xây theo đúng bản vẽ, thiết kế của chương trình. Bước thứ ba chúng tôi đến nghiệm thu công trình và hoàn thiện hồ sơ để gửi về Hợp phần của tỉnh đề nghị chuyển tiền cho các hộ dân và cối cùng chúng tôi tập huấn sau xây dựng để các hộ dân nắm bắt được cách sử dụng thiết bị của công trình khí sinh học sao cho an toàn và hiệu quả”.
Yên Bái là tỉnh miền núi người dân sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp. Những năm gần đây do nhu cầu của thị trường, ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, các hộ gia đình đã mở rộng diện tích chăn nuôi theo hướng tập trung và quy mô lớn. Do đó chất thải từ việc chăn nuôi là khá lớn, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người, nhất là bà con nông dân ở các vùng quê. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã tuyên truyền, vận động bà con nhân dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, cụ thể là xây dựng hầm khí sinh học tại mỗi hộ gia đình để xử lý chất thải trong chăn nuôi tạo ra nguồn chất đốt, tiết kiệm chi phí đồng thời tránh được tình trạng chặt phá rừng.
Đánh giá về hiệu quả của Chương trình này, ông Lại Thế Hùng - Giám đốc dự án QSEAP tỉnh Yên Bái cho biết: “Sau hơn 5 năm triển khai Hợp phần đã có 1.505 công trình được xây dựng, lắp đặt, các công trình khí sinh học khi đưa vào sử dụng đã cung cấp nguồn năng lượng sạch cho sinh hoạt của hộ gia đình, đặc biệt góp phần cải thiện đáng kể vệ sinh môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tham gia hợp phần các hộ dân được tập huấn và cung cấp tài liệu miễn phí, được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/công trình khí sinh học. Công nghệ được áp dụng trong Hợp phần là kiểu công trình khí sinh học nắp cố định vòm cầu kiểu KT1 và KT2 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Việc xây dựng công trình khí sinh học do các đội thợ xây đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ thực hiện”.
Với sự quan tâm của các ngành các cấp và chính quyền địa phương, mô hình xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi đã đem lại lợi ích thiết thực, tạo được niềm tin đối với người dân và đã được đông đảo người dân tiếp nhận tích cực. Góp phần xây dựng môi trường nông thôn phát triển theo đúng tinh thần và mục đích của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.