Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu ý các cơ quan chức năng trong công tác bảo đảm an toàn hồ đập.
Hồ Dộc Quý, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình cần được khắc phục sửa chữa trước mùa mưa bão. Ảnh Báo Yên Bái
Trong những tháng đầu năm, tình hình thiên tai, bão lụt diễn biến hết sức phức tạp. Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, thiên tai trong 7 tháng năm nay (chưa bao gồm thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra) đã làm 78 người chết và mất tích, 64 người bị thương; hơn 740 ngôi nhà bị sập đổ và cuốn trôi; 18.100 ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở, hư hỏng và tốc mái; 12.600 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 1.468 tỷ đồng.
Trong tháng 7, đáng chú ý là cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Theo ước tính sơ bộ, bão số 3 làm 34 người chết và mất tích, 26 người bị thương; hơn 7.200 ngôi nhà bị sập đổ và ngập nước; 5.200 ngôi nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp; 96.400 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 6.500 con gia súc và 115.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi; 6.200 ha diện tích nuôi trông thủy sản bị ảnh hưởng; nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Trong đó, Yên Bái là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do cơn bão số 3 với 17 người chết và mất tích, 18 người bị thương; 166 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, gần 1.000 ngôi nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp; 1.100 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; gần 4.000 con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi; hơn 350 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tình hình thiên tai 6 tháng cuối năm 2018 nước ta có thể chịu ảnh hưởng từ 12-13 cơn bão, trong đó có từ 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền; nhiều đợt lũ lớn xuất hiện trong thời gian ngắn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều sông suối nhỏ.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, lũ lụt, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận, đề xuất nhiều biện pháp ứng phó với tình hình thiên tai, lũ lụt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu rà soát các hồ chứa có nguy cơ cao bị sự cố, triển khai hiệu quả các biện pháp bảo vệ an toàn hồ chứa, bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản ở vùng hạ du.
Nhiều ý kiến nhận định, nếu các biện pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt không được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thì những hậu quả sẽ hết sức nặng nề về người và vật chất; tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là mục tiêu về tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các cấp, các ngành không được để mất cảnh giác trong công tác phòng chống thiên tai. Đây phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của các cấp, các ngành; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc trong công tác phòng chống thiên tai.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục nâng cao năng lực cảnh báo, phòng chống thiên tai. Xử lý nghiêm các vụ việc phá rừng, khai thác tai nguyên khoáng sản trái phép. Luôn giữ thế chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt; tiếp tục tập trung cho công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, kịp thời tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; xử lý tốt vấn đề vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Đặc biệt phải bảo đảm an ninh, an toàn hồ đập; trong số 278 hồ đập thủy điện và hàng trăm hồ thủy lợi phải có người chịu trách nhiệm vận hành, điều tiết để bảo đảm an toàn cho người dân./.
2087 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu ý các cơ quan chức năng trong công tác bảo đảm an toàn hồ đập.Trong những tháng đầu năm, tình hình thiên tai, bão lụt diễn biến hết sức phức tạp. Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, thiên tai trong 7 tháng năm nay (chưa bao gồm thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra) đã làm 78 người chết và mất tích, 64 người bị thương; hơn 740 ngôi nhà bị sập đổ và cuốn trôi; 18.100 ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở, hư hỏng và tốc mái; 12.600 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 1.468 tỷ đồng.
Trong tháng 7, đáng chú ý là cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Theo ước tính sơ bộ, bão số 3 làm 34 người chết và mất tích, 26 người bị thương; hơn 7.200 ngôi nhà bị sập đổ và ngập nước; 5.200 ngôi nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp; 96.400 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 6.500 con gia súc và 115.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi; 6.200 ha diện tích nuôi trông thủy sản bị ảnh hưởng; nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Trong đó, Yên Bái là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do cơn bão số 3 với 17 người chết và mất tích, 18 người bị thương; 166 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, gần 1.000 ngôi nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp; 1.100 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; gần 4.000 con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi; hơn 350 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tình hình thiên tai 6 tháng cuối năm 2018 nước ta có thể chịu ảnh hưởng từ 12-13 cơn bão, trong đó có từ 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền; nhiều đợt lũ lớn xuất hiện trong thời gian ngắn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều sông suối nhỏ.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, lũ lụt, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận, đề xuất nhiều biện pháp ứng phó với tình hình thiên tai, lũ lụt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu rà soát các hồ chứa có nguy cơ cao bị sự cố, triển khai hiệu quả các biện pháp bảo vệ an toàn hồ chứa, bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản ở vùng hạ du.
Nhiều ý kiến nhận định, nếu các biện pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt không được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thì những hậu quả sẽ hết sức nặng nề về người và vật chất; tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là mục tiêu về tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các cấp, các ngành không được để mất cảnh giác trong công tác phòng chống thiên tai. Đây phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của các cấp, các ngành; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc trong công tác phòng chống thiên tai.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục nâng cao năng lực cảnh báo, phòng chống thiên tai. Xử lý nghiêm các vụ việc phá rừng, khai thác tai nguyên khoáng sản trái phép. Luôn giữ thế chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt; tiếp tục tập trung cho công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, kịp thời tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; xử lý tốt vấn đề vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Đặc biệt phải bảo đảm an ninh, an toàn hồ đập; trong số 278 hồ đập thủy điện và hàng trăm hồ thủy lợi phải có người chịu trách nhiệm vận hành, điều tiết để bảo đảm an toàn cho người dân./.