CTTĐT - Do ảnh hưởng ngập lụt của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có hơn 30ha dâu đang trong thời kỳ thu hái lá bị ngập úng và bồi lấp gây thiệt hại cho hàng trăm hộ dân nuôi tằm.
Nhiều diện tích dâu của xã Báo Đáp bị thiệt hại do ngập úng.
Gia đình bà Trần Thị Hoa ở thôn Đồng Sâm, xã Báo Đáp có 10 sào dâu, chủ yếu là trồng trên đất soi bãi ven sông Hồng. Với diện tích này, trung bình mỗi năm đem lại thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Bước vào vụ xuân năm 2017, toàn bộ diện tích dâu của gia đình bà Hoa bị bệnh rỉ sắt làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc nuôi tằm. Ở vụ thu này với hy vọng có thể bù đắp phần nào thu nhập bị thiệt hại, gia đình bà Hoa tiếp tục đầu tư thêm công chăm sóc, bón phân để nâng cao năng suất lá. Đang vào thời điểm chính vụ nuôi tằm, giá kén tăng cao khoảng 120.000 đồng/kg thì hơn nửa diện tích dâu của gia đình bà bị ngập úng, đất cát bồi lấp. Đến nay, mặc dù nước đã rút tuy nhiên lá dâu lại không thể thu hái lá để nuôi tằm do đã nhiễm tạp chất, một số diện dâu đã chết do bùn lấp sâu.
Cùng chung cảnh ngộ là gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn Đình Xây. Trong tổng số 18 sào dâu của gia đình ông thì đã có hơn 8 sào bị thiệt hại hoàn toàn do ngập lụt, đau xót hơn là có khoảng 5 sào mới trồng và cho thu hoạch từ vụ xuân năm 2017 chưa hoàn vốn đầu tư chăm sóc thì nay bị bùn đất bồi lấp phải trồng lại. Ước tính thu nhập của năm nay của gia đình ông Vinh cũng giảm khoảng 50% so với năm trước.
Xã Báo Đáp hiện có 60 ha dâu, do ảnh hưởng của mưa lũ gây ngập úng vừa qua, toàn xã đã có gần 30ha bị ngập, trong đó khoảng 20ha bị thiệt hại nặng, sau khi nước rút, cây dâu bắt đầu bị héo úa, vàng lá và chết. Hàng chục hộ trồng dâu nuôi tằm rơi vào cảnh lao đao do lứa tằm đang ăn dỗi mà không đủ lá dâu, nhiều hộ phải đem tằm đổ đi. Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Hiện nay, xã đang triển khai hướng dẫn nhân dân các biện pháp khắc phục đối với những diện tích dâu bị ảnh hưởng nhẹ bằng các biện pháp như thau rửa, nạo vét đồng ruộng, đào rãnh thoát nước. Đối với những diện tích dâu bị ngập sâu tiến hành đốn toàn bộ cây, nạo vét bùn xung quanh gốc, dọn sạch cây đã chết và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sớm khôi phục sản xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân”.
Không riêng ở Báo Đáp mà trong đợt mưa lũ gây ngập úng vừa qua, trên địa bàn huyện Trấn Yên còn có gần 20 ha dâu ở các xã như Đào Thịnh, Việt Thành, Hòa Cuông bị ảnh hưởng thiệt hại. Những diện tích bị ảnh hưởng chủ yếu nằm ở ven sông, suối hoặc trong các chân ruộng thấp. Hiện nay, các ngành trong khối nông nghiệp của huyện đang phối hợp với chính quyền các xã tích cực vận động bà con nông dân thực hiện các biện pháp khắc phục như rửa lá, nạo vét bùn đất, đào rãnh thoát nước, phòng trừ sâu bệnh để sớm ổn định vùng trồng dâu nuôi tằm./.
2348 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do ảnh hưởng ngập lụt của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có hơn 30ha dâu đang trong thời kỳ thu hái lá bị ngập úng và bồi lấp gây thiệt hại cho hàng trăm hộ dân nuôi tằm.Gia đình bà Trần Thị Hoa ở thôn Đồng Sâm, xã Báo Đáp có 10 sào dâu, chủ yếu là trồng trên đất soi bãi ven sông Hồng. Với diện tích này, trung bình mỗi năm đem lại thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Bước vào vụ xuân năm 2017, toàn bộ diện tích dâu của gia đình bà Hoa bị bệnh rỉ sắt làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc nuôi tằm. Ở vụ thu này với hy vọng có thể bù đắp phần nào thu nhập bị thiệt hại, gia đình bà Hoa tiếp tục đầu tư thêm công chăm sóc, bón phân để nâng cao năng suất lá. Đang vào thời điểm chính vụ nuôi tằm, giá kén tăng cao khoảng 120.000 đồng/kg thì hơn nửa diện tích dâu của gia đình bà bị ngập úng, đất cát bồi lấp. Đến nay, mặc dù nước đã rút tuy nhiên lá dâu lại không thể thu hái lá để nuôi tằm do đã nhiễm tạp chất, một số diện dâu đã chết do bùn lấp sâu.
Cùng chung cảnh ngộ là gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn Đình Xây. Trong tổng số 18 sào dâu của gia đình ông thì đã có hơn 8 sào bị thiệt hại hoàn toàn do ngập lụt, đau xót hơn là có khoảng 5 sào mới trồng và cho thu hoạch từ vụ xuân năm 2017 chưa hoàn vốn đầu tư chăm sóc thì nay bị bùn đất bồi lấp phải trồng lại. Ước tính thu nhập của năm nay của gia đình ông Vinh cũng giảm khoảng 50% so với năm trước.
Xã Báo Đáp hiện có 60 ha dâu, do ảnh hưởng của mưa lũ gây ngập úng vừa qua, toàn xã đã có gần 30ha bị ngập, trong đó khoảng 20ha bị thiệt hại nặng, sau khi nước rút, cây dâu bắt đầu bị héo úa, vàng lá và chết. Hàng chục hộ trồng dâu nuôi tằm rơi vào cảnh lao đao do lứa tằm đang ăn dỗi mà không đủ lá dâu, nhiều hộ phải đem tằm đổ đi. Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Hiện nay, xã đang triển khai hướng dẫn nhân dân các biện pháp khắc phục đối với những diện tích dâu bị ảnh hưởng nhẹ bằng các biện pháp như thau rửa, nạo vét đồng ruộng, đào rãnh thoát nước. Đối với những diện tích dâu bị ngập sâu tiến hành đốn toàn bộ cây, nạo vét bùn xung quanh gốc, dọn sạch cây đã chết và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sớm khôi phục sản xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân”.
Không riêng ở Báo Đáp mà trong đợt mưa lũ gây ngập úng vừa qua, trên địa bàn huyện Trấn Yên còn có gần 20 ha dâu ở các xã như Đào Thịnh, Việt Thành, Hòa Cuông bị ảnh hưởng thiệt hại. Những diện tích bị ảnh hưởng chủ yếu nằm ở ven sông, suối hoặc trong các chân ruộng thấp. Hiện nay, các ngành trong khối nông nghiệp của huyện đang phối hợp với chính quyền các xã tích cực vận động bà con nông dân thực hiện các biện pháp khắc phục như rửa lá, nạo vét bùn đất, đào rãnh thoát nước, phòng trừ sâu bệnh để sớm ổn định vùng trồng dâu nuôi tằm./.