“24 giờ trong một ngày trực chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng - bảo vệ rừng (PCCCR-BVR) tại trụ sở xã, chúng tôi phải nắm tình hình thời tiết qua các bản tin dự báo thời tiết, các thông báo nguy cơ cháy để điện cho các trưởng thôn bản biết mà nhắc nhở người dân. Những thông tin về tình hình làm nương rẫy ở thôn bản cũng được cập nhật để dự kiến cảnh báo nguy cơ”, ông Vàng A Xềnh - cán bộ địa chính - kinh tế, Phó ban chỉ huy PCCCR-BVR xã Suối Giàng (Văn Chấn) trao đổi với chúng tôi như vậy.
Hướng dẫn chiến sỹ dân quân xã Suối Giàng (Văn Chấn) sử dụng các phương tiện dập lửa, chữa cháy rừng.
Nhìn các dụng cụ chữa cháy xếp ngay ngắn ở
góc nhà và lướt qua lịch phân công của Ban chỉ huy PCCCR-BVR mùa khô hanh năm
2015 mà ông Xềnh đưa mới thấy rõ sự cẩn trọng của chính quyền xã trong công tác
phòng chống lửa rừng. Ban chỉ huy PCCCR-BVR xã Suối Giàng có tổng số 17 người do
đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã
làm phó ban thường trực, cùng các thành viên đều là trưởng ban, ngành, đoàn thể
xã. Theo lịch, mỗi tháng một thành viên không quá 2 ngày trực, nhưng vào những
thời điểm nắng nóng, có nguy cơ cháy cao thì hầu hết các thành viên đều có mặt,
hoặc chia nhau xuống thôn bản để nhắc nhở đồng bào canh chừng “giặc lửa”.
Cùng với đó, 8 tổ quản lý, BVR của 8 thôn
bản đã cố gắng thực hiện theo đúng các nội dung trong hợp đồng khoán BVR. Thôn
nào ít rừng thì tổ có 3 người, nhiều như thôn Tập Lăng 1 (trên 300 ha) thì tổ
có 10 thành viên. Từng tổ, từng thành viên thường xuyên thăm rừng, tuyên truyền
trong gia đình và bà con dân bản không phá chặt phá rừng làm nương và thống
nhất khi vào rừng chỉ khai thác các sản phẩm phụ như củi, hoa chuối, lá rong…
Các nội dung liên quan đến PCCCR-BVR còn được đưa vào quy ước của thôn bản.
Ở Suối Giàng có một điều đặc biệt là các
cây cổ thụ, cây gỗ to, quý hiếm như sâng, trám, phay đều đã được các thầy mo
làm lễ cúng bảo vệ, giữ gìn cho bản nên không ai dám chặt phá. Hàng năm, các hộ
dân trong xã còn được cán bộ kiểm lâm tập huấn về công tác PCCCR-BVR. Đồng
thời, bà con còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, cách đốt nương, làm đường băng
cản lửa; khi đốt nương phải canh chừng nắng gió và phải tìm cách thông báo với
chính quyền và nhiều người biết để cùng cứu chữa khi không may xảy ra cháy...
Những việc làm này của chính quyền xã Suối Giàng đã trở thành công việc thường
xuyên trong nhiều năm qua, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa
phương, nơi mà hầu hết là đồng bào Mông sinh sống.
Nhờ vậy với một địa bàn rộng khoảng 5.000
ha, trong đó có 2.400 ha rừng phòng hộ, 350 ha rừng tự nhiên sản xuất và hàng
trăm ha rừng sản xuất của đồng bào nhiều năm nay không xảy ra cháy. Công tác
BVR được mọi người dân quan tâm, thế nên hễ có người lạ vào rừng, hoặc thấy đối
tượng chặt phá là họ đều báo trưởng thôn. Kỳ họp Hội đồng nhân dân xã còn nhận
các ý kiến của người dân kiến nghị cách BVR thế nào cho hiệu quả. Người dân đã
nêu cao ý thức khi đốt nương phải bố trí người canh gác, làm đường băng cản lửa…
Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm Văn Chấn:
“Đi đôi với tham mưu cho chính quyền các cấp thực
hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/HU, Hạt Kiểm lâm đã xây dựng lịch trực 24/24h đối
với lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện, bộ phận chuyên môn của Hạt và các trạm kiểm
lâm địa bàn. Công tác theo dõi, cập nhật thông tin về nhiệt độ, độ ẩm và diễn
biến thời tiết được chúng tôi duy trì liên tục trong ngày để có các thông
báo, cảnh báo cháy rừng trên địa bàn toàn huyện”.
|
Không chỉ riêng Suối Giàng mà ở tất cả các
xã, thị trấn của huyện Văn Chấn đã có những chuyển biến tích cực, đưa công tác
PCCCR-BVR vào nền nếp. Trừ một số địa phương ở vùng cánh đồng Mường Lò không có
rừng, còn từ các xã vùng ngoài, vùng trong hay vùng thượng huyện, công tác BVR
và hoạt động PCCCR mùa hanh khô luôn được chú trọng. Ngay từ tháng 12/2014,
Huyện ủy Văn Chấn đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cơ
sở và các ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện, xây dựng phương án, lập kế hoạch
hiệp đồng BVR, PCCCR… Ban chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng của huyện được kiện
toàn hàng năm và sớm thông qua kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Hạt kiểm lâm huyện cùng
với các xã, thị trấn, Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện, Phòng Văn hóa thông
tin và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến các thôn bản và người dân về Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng; vận động nhân dân tố giác các hành vi vi phạm luật;
hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và BVR.
Cán bộ của Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp,
tham mưu giúp chính quyền cơ sở bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt kiện toàn
Ban chỉ huy PCCCR-BVR và củng cố, duy trì hoạt động các tổ đội BVR - PCCCR tại
thôn bản; rà soát các diện tích rừng để có phương án, kế hoạch quản lý bảo vệ và
phát triển rừng; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các hộ, nhóm hộ nhận khoán
BVR, kịp thời có biện pháp ngăn chặn xử lý dấu hiệu vi phạm. Cũng theo Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vũ Đình Trường, những năm qua ý thức bảo vệ rừng của
người dân, nhất là đồng bào các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
được nâng cao là nhờ công tác tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực quản lý bảo vệ
và phát triển rừng, PCCCR, quản lý lâm sản được thực hiện tốt trong cộng đồng.
Cùng việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thị trấn thực hiện tốt việc
quản lý lâm sản, Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, đưa một số vụ ra
xử lý răn đe đối tượng… Nhờ đó, các diện tích rừng hiện có được bảo vệ; nhận thức,
trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở cấp cơ sở có nhiều
chuyển biến tích cực. Người dân đã thực sự dựa vào rừng và phát triển kinh tế
rừng.
Chú trọng phòng chống lửa rừng nên mặc dù
vụ khô hanh vừa qua thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài, trên địa bàn huyện chỉ
xảy ra một vụ cháy ở thôn Sài Lương,, xã Nậm Búng với diện tích 2 ha cỏ tranh,
lau, chít. Cũng trong 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm huyện đã phát hiện, lập
biên bản 32 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý BVR, quản lý lâm sản, giảm 8 vụ
so với cùng kỳ năm 2014. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho công tác BVR và
PCCCR, song diện tích tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng còn cao, đòi hỏi mỗi người dân
và lực lượng chức năng, không chủ quan, tiếp tục nêu cao ý thức phòng chống lửa
rừng, phát huy hiệu quả cao nhất phương án PCCCR và kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng, mang lại bình yên cho mỗi cánh rừng ở Văn Chấn.
1568 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
“24 giờ trong một ngày trực chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng - bảo vệ rừng (PCCCR-BVR) tại trụ sở xã, chúng tôi phải nắm tình hình thời tiết qua các bản tin dự báo thời tiết, các thông báo nguy cơ cháy để điện cho các trưởng thôn bản biết mà nhắc nhở người dân. Những thông tin về tình hình làm nương rẫy ở thôn bản cũng được cập nhật để dự kiến cảnh báo nguy cơ”, ông Vàng A Xềnh - cán bộ địa chính - kinh tế, Phó ban chỉ huy PCCCR-BVR xã Suối Giàng (Văn Chấn) trao đổi với chúng tôi như vậy.
Nhìn các dụng cụ chữa cháy xếp ngay ngắn ở
góc nhà và lướt qua lịch phân công của Ban chỉ huy PCCCR-BVR mùa khô hanh năm
2015 mà ông Xềnh đưa mới thấy rõ sự cẩn trọng của chính quyền xã trong công tác
phòng chống lửa rừng. Ban chỉ huy PCCCR-BVR xã Suối Giàng có tổng số 17 người do
đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã
làm phó ban thường trực, cùng các thành viên đều là trưởng ban, ngành, đoàn thể
xã. Theo lịch, mỗi tháng một thành viên không quá 2 ngày trực, nhưng vào những
thời điểm nắng nóng, có nguy cơ cháy cao thì hầu hết các thành viên đều có mặt,
hoặc chia nhau xuống thôn bản để nhắc nhở đồng bào canh chừng “giặc lửa”.
Cùng với đó, 8 tổ quản lý, BVR của 8 thôn
bản đã cố gắng thực hiện theo đúng các nội dung trong hợp đồng khoán BVR. Thôn
nào ít rừng thì tổ có 3 người, nhiều như thôn Tập Lăng 1 (trên 300 ha) thì tổ
có 10 thành viên. Từng tổ, từng thành viên thường xuyên thăm rừng, tuyên truyền
trong gia đình và bà con dân bản không phá chặt phá rừng làm nương và thống
nhất khi vào rừng chỉ khai thác các sản phẩm phụ như củi, hoa chuối, lá rong…
Các nội dung liên quan đến PCCCR-BVR còn được đưa vào quy ước của thôn bản.
Ở Suối Giàng có một điều đặc biệt là các
cây cổ thụ, cây gỗ to, quý hiếm như sâng, trám, phay đều đã được các thầy mo
làm lễ cúng bảo vệ, giữ gìn cho bản nên không ai dám chặt phá. Hàng năm, các hộ
dân trong xã còn được cán bộ kiểm lâm tập huấn về công tác PCCCR-BVR. Đồng
thời, bà con còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, cách đốt nương, làm đường băng
cản lửa; khi đốt nương phải canh chừng nắng gió và phải tìm cách thông báo với
chính quyền và nhiều người biết để cùng cứu chữa khi không may xảy ra cháy...
Những việc làm này của chính quyền xã Suối Giàng đã trở thành công việc thường
xuyên trong nhiều năm qua, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa
phương, nơi mà hầu hết là đồng bào Mông sinh sống.
Nhờ vậy với một địa bàn rộng khoảng 5.000
ha, trong đó có 2.400 ha rừng phòng hộ, 350 ha rừng tự nhiên sản xuất và hàng
trăm ha rừng sản xuất của đồng bào nhiều năm nay không xảy ra cháy. Công tác
BVR được mọi người dân quan tâm, thế nên hễ có người lạ vào rừng, hoặc thấy đối
tượng chặt phá là họ đều báo trưởng thôn. Kỳ họp Hội đồng nhân dân xã còn nhận
các ý kiến của người dân kiến nghị cách BVR thế nào cho hiệu quả. Người dân đã
nêu cao ý thức khi đốt nương phải bố trí người canh gác, làm đường băng cản lửa…
Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm Văn Chấn:
“Đi đôi với tham mưu cho chính quyền các cấp thực
hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/HU, Hạt Kiểm lâm đã xây dựng lịch trực 24/24h đối
với lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện, bộ phận chuyên môn của Hạt và các trạm kiểm
lâm địa bàn. Công tác theo dõi, cập nhật thông tin về nhiệt độ, độ ẩm và diễn
biến thời tiết được chúng tôi duy trì liên tục trong ngày để có các thông
báo, cảnh báo cháy rừng trên địa bàn toàn huyện”.
Không chỉ riêng Suối Giàng mà ở tất cả các
xã, thị trấn của huyện Văn Chấn đã có những chuyển biến tích cực, đưa công tác
PCCCR-BVR vào nền nếp. Trừ một số địa phương ở vùng cánh đồng Mường Lò không có
rừng, còn từ các xã vùng ngoài, vùng trong hay vùng thượng huyện, công tác BVR
và hoạt động PCCCR mùa hanh khô luôn được chú trọng. Ngay từ tháng 12/2014,
Huyện ủy Văn Chấn đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cơ
sở và các ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện, xây dựng phương án, lập kế hoạch
hiệp đồng BVR, PCCCR… Ban chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng của huyện được kiện
toàn hàng năm và sớm thông qua kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Hạt kiểm lâm huyện cùng
với các xã, thị trấn, Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện, Phòng Văn hóa thông
tin và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến các thôn bản và người dân về Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng; vận động nhân dân tố giác các hành vi vi phạm luật;
hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và BVR.
Cán bộ của Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp,
tham mưu giúp chính quyền cơ sở bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt kiện toàn
Ban chỉ huy PCCCR-BVR và củng cố, duy trì hoạt động các tổ đội BVR - PCCCR tại
thôn bản; rà soát các diện tích rừng để có phương án, kế hoạch quản lý bảo vệ và
phát triển rừng; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các hộ, nhóm hộ nhận khoán
BVR, kịp thời có biện pháp ngăn chặn xử lý dấu hiệu vi phạm. Cũng theo Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vũ Đình Trường, những năm qua ý thức bảo vệ rừng của
người dân, nhất là đồng bào các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
được nâng cao là nhờ công tác tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực quản lý bảo vệ
và phát triển rừng, PCCCR, quản lý lâm sản được thực hiện tốt trong cộng đồng.
Cùng việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thị trấn thực hiện tốt việc
quản lý lâm sản, Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, đưa một số vụ ra
xử lý răn đe đối tượng… Nhờ đó, các diện tích rừng hiện có được bảo vệ; nhận thức,
trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở cấp cơ sở có nhiều
chuyển biến tích cực. Người dân đã thực sự dựa vào rừng và phát triển kinh tế
rừng.
Chú trọng phòng chống lửa rừng nên mặc dù
vụ khô hanh vừa qua thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài, trên địa bàn huyện chỉ
xảy ra một vụ cháy ở thôn Sài Lương,, xã Nậm Búng với diện tích 2 ha cỏ tranh,
lau, chít. Cũng trong 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm huyện đã phát hiện, lập
biên bản 32 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý BVR, quản lý lâm sản, giảm 8 vụ
so với cùng kỳ năm 2014. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho công tác BVR và
PCCCR, song diện tích tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng còn cao, đòi hỏi mỗi người dân
và lực lượng chức năng, không chủ quan, tiếp tục nêu cao ý thức phòng chống lửa
rừng, phát huy hiệu quả cao nhất phương án PCCCR và kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng, mang lại bình yên cho mỗi cánh rừng ở Văn Chấn.