CTTĐT- Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTG tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020 và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thực hiện đúng các quy định về dạy nghề và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả dạy nghề.
UBND tỉnh Yên Bái đề nghị các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Cụ thể, đối với các cơ quan có sử dụng ngân sách nhà nước để dạy nghề cho lao động nông thôn phải tổ chức thực hiện đúng các quy định về dạy nghề và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả dạy nghề trong chương trình, dự án, đề án.
Cụ thể hóa, đa dạng hóa các hoạt động đào tạo nghề nhằm phù hợp với năng lực của người dân và thực tiễn sản xuất. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc sau đào tạo và khả năng thu nhập cao hơn sau khi được học nghề.
Thực hiện việc lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đối tượng đào tạo, các địa phương, giữa các đề án, chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới…
Tăng cường các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động. Kiên quyết không để các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện, tổ chức kém hiệu quả tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Phải đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo nghề công lập và ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: giáo viên, chương trình, thiết bị dạy nghề….
Tổ chức thẩm định về mức chi phí đào tạo cơ bản đối với các nghề đào tạo của địa phương. Hướng dẫn việc thực hiện phương thức hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học nghề thông qua cơ sở đào tạo; chỉ hỗ trợ trực tiếp (tiền ăn, tiền đi lại ) cho người học thuộc một số đối tượng ưu tiên (người thuộc diện hưởng chính ách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ bị mất việc là...
Đối với Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2020 và các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn đối với lao động nông thôn trong việc lựa chọn nghề học và khả năng áp dụng kiến thức đã học vào công việc, chú trọng các hoạt động tuyên truyền trực tiếp cho người lao động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án 1956 ở các cấp, việc sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn để kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại, sai sót, có biện pháp chấn chỉnh phù hợp và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
1561 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTG tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020 và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.UBND tỉnh Yên Bái đề nghị các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Cụ thể, đối với các cơ quan có sử dụng ngân sách nhà nước để dạy nghề cho lao động nông thôn phải tổ chức thực hiện đúng các quy định về dạy nghề và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả dạy nghề trong chương trình, dự án, đề án.
Cụ thể hóa, đa dạng hóa các hoạt động đào tạo nghề nhằm phù hợp với năng lực của người dân và thực tiễn sản xuất. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc sau đào tạo và khả năng thu nhập cao hơn sau khi được học nghề.
Thực hiện việc lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đối tượng đào tạo, các địa phương, giữa các đề án, chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới…
Tăng cường các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động. Kiên quyết không để các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện, tổ chức kém hiệu quả tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Phải đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo nghề công lập và ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: giáo viên, chương trình, thiết bị dạy nghề….
Tổ chức thẩm định về mức chi phí đào tạo cơ bản đối với các nghề đào tạo của địa phương. Hướng dẫn việc thực hiện phương thức hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học nghề thông qua cơ sở đào tạo; chỉ hỗ trợ trực tiếp (tiền ăn, tiền đi lại ) cho người học thuộc một số đối tượng ưu tiên (người thuộc diện hưởng chính ách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ bị mất việc là...
Đối với Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2020 và các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn đối với lao động nông thôn trong việc lựa chọn nghề học và khả năng áp dụng kiến thức đã học vào công việc, chú trọng các hoạt động tuyên truyền trực tiếp cho người lao động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án 1956 ở các cấp, việc sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn để kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại, sai sót, có biện pháp chấn chỉnh phù hợp và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.