CTTĐT - Mặc dù đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và có những giải pháp chủ động ứng phó nhưng vài năm trở lại đây thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất và mức độ khó lường hơn. Do đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thị xã đã xảy ra 2 đợt lốc xoáy gây hư hại 22 mái nhà. Tuy không có thiệt hại về người nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Bước vào mùa mưa bão năm nay, với mục tiêu không chủ quan, lơ là, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang chỉ đạo quyết liệt lấy công tác phòng là chính, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng thiên tai.
Ông Đỗ Quang Minh - Chủ tịch UBND thị xã kiểm tra tình hình mực nước ở khu vực sông suối
Buổi diễn tập ứng phó bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2015 tại phường Cầu Thia vừa mới được UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức, đã thu hút rất nhiều dân trên địa bàn phường Cầu Thia và các xã, phường khác đến tham dự. Bởi qua buổi diễn tập người dân có thể nắm vững các phương án khắc phục hậu quả thiên tai như: chèo chống nhà cửa, sơ tán vật dụng, đồ dùng đến nơi an toàn. Đồng thời, thực hành phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt, buổi diễn tập cũng là điều kiện để mỗi người dân nâng cao trình độ nhận thức, ứng phó thiên tai khi xảy ra. Ông Lò Văn Hỏi, Tổ 2, Phường Cầu Thia, Thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi nói: "Nhà mình thì gần suối, năm nay mới đầu mùa mà thiên tai dữ dội quá, nắng thì như thiêu như đốt, mưa thì sấm sét gió lay cả nhà. Là người dân mình cảm thấy tương đối lo sợ. Nhưng hôm nay được tham dự cái buổi diễn tập này mình yên tâm hơn rồi. Cũng không lo thiên tai nữa, tập trung làm ăn thôi, vì nếu thiên tai, bão lũ có xảy ra thì mình cũng đã biết cách phòng, tránh rồi".
Thị xã Nghĩa Lộ là địa phương có diện tích nhỏ, địa hình bằng phẳng, nhưng lại nằm ở hạ lưu của 3 con suối lớn chảy qua như: Suối Nung, Suối Thia, Suối Nậm Tộc; 4/7 xã, phương có suối chảy qua, chưa kể hệ thống kênh mương, thủy lợi, ao được xây dựng và phát triển một cách dày đặc. Thực hiện mục tiêu, không chủ quan, lơ là trước bão lũ, thiên tai. Những năm qua công tác phòng, chống bão lũ, thiên tai luôn được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, trái đất đang dần nóng lên, thời tiết cũng diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là lốc xoáy đe dọa đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân. Cụ thể, trong tháng 6 năm 2015 trên địa bàn thị xã đã xảy ra 2 đợt gió lốc gây tốc mái 48 ngôi nhà của người dân ở 2 xã Nghĩa Phúc và Nghĩa Lợi. Trong đó, đợt 1 xảy ra vào ngày 1/6/2015, đợt 2 ngày 18/6/2015. Số nhà tốc mái bị hư hỏng nặng và nằm trong diện hỗ trợ theo Quyết định số 04 của UBND tỉnh Yên Bái là 3 nhà, còn lại 45 nhà không nằm trong diện hỗ trợ do diện tích tốc mái nhẹ và không thuộc khung hỗ trợ. Ngay sau khi nhận được thông tin, thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã nắm tình hình để báo cáo cơ quan thường trực đồng thời thực hiện “4 tại chỗ”; triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân; hướng dẫn nhân dân chủ động phòng tránh gió lốc trực tiếp xảy ra. Đặc biệt, với những hộ bị tốc mái, đã huy động lực lượng dân quân, nhân dân hỗ trợ lợp lại ngay để bảo đảm điều kiện sinh hoạt bình thường cho các hộ dân.
Ông Hoàng Văn Duyên – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Đến nay các hộ gia đình bị tốc mái đã ổn định cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, thực hiện sự chỉ đạo của UBND thị xã không chủ qua, lơ là với bão lũ, thiên tai. Hiện nay, xã đã kiện toàn lại BCH phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí thành viên; tổ chức rà soát những hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất để đề nghị thị xã hỗ trợ di dời. Các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến bà con chèo chống nhà cửa khi có gió lớn xảy ra. Những ngày mưa to không được đi vớt cửi, đánh cá ở các con suối....
Cùng với công tác chủ động ứng phó, năm 2015 thị xã cũng tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tại phường Cầu Thia đạt loại giỏi. Điều chỉnh phương án PCLB - TKCN kịp thời, sát với tình hình thực tế của từng đơn vị, xã, phường. Tuy nhiên, qua mấy ngày mưa vừa qua cho thấy nhận thức của bà con nhân dân trong cách phòng tránh trước lụt bão, thiên tai còn khá hạn chế, nhất là việc gia cố mái lợp, nhà cửa mỗi khi có mưa bão. Đặc biệt, nhiều hộ còn vớt củi, lấy cát khi nước suối dâng cao…
Ông Chu Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Trước tình hình đó, thị xã đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành, UBND 7/7 xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con tuyệt đối không được vớt củi, lấy cát lúc trời mưa, đối với những khu vực như: Hủm Nụ, Suối Thia, Suối Nung phải có biển cảnh báo mức nước để bà con được biết. Các xã, phường thực hiện nghiêm chỉ thị phòng chống lụt bão, thiên tai của các cấp; Đài TT – TH Thị xã duy trì cập nhật thông báo thường xuyên tình hình thời tiết trên địa bàn thị xã để bà con biết phòng trừ…
Cùng với các giải pháp đã đề ra, hiện, thị xã cũng tiến hành rà soát 127 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ lụt, sạt lở đất; tiến hành tuyên truyền, vận động các hộ chủ động di dời để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão. Đồng thời, các xã, phường cần chủ động phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách trực tiếp các hộ để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
2681 lượt xem
Thùy Hương – Khánh Linh - Đài TT – TH Nghĩa Lộ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mặc dù đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và có những giải pháp chủ động ứng phó nhưng vài năm trở lại đây thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất và mức độ khó lường hơn. Do đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thị xã đã xảy ra 2 đợt lốc xoáy gây hư hại 22 mái nhà. Tuy không có thiệt hại về người nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Bước vào mùa mưa bão năm nay, với mục tiêu không chủ quan, lơ là, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang chỉ đạo quyết liệt lấy công tác phòng là chính, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng thiên tai.
Buổi diễn tập ứng phó bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2015 tại phường Cầu Thia vừa mới được UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức, đã thu hút rất nhiều dân trên địa bàn phường Cầu Thia và các xã, phường khác đến tham dự. Bởi qua buổi diễn tập người dân có thể nắm vững các phương án khắc phục hậu quả thiên tai như: chèo chống nhà cửa, sơ tán vật dụng, đồ dùng đến nơi an toàn. Đồng thời, thực hành phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt, buổi diễn tập cũng là điều kiện để mỗi người dân nâng cao trình độ nhận thức, ứng phó thiên tai khi xảy ra. Ông Lò Văn Hỏi, Tổ 2, Phường Cầu Thia, Thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi nói: "Nhà mình thì gần suối, năm nay mới đầu mùa mà thiên tai dữ dội quá, nắng thì như thiêu như đốt, mưa thì sấm sét gió lay cả nhà. Là người dân mình cảm thấy tương đối lo sợ. Nhưng hôm nay được tham dự cái buổi diễn tập này mình yên tâm hơn rồi. Cũng không lo thiên tai nữa, tập trung làm ăn thôi, vì nếu thiên tai, bão lũ có xảy ra thì mình cũng đã biết cách phòng, tránh rồi".
Thị xã Nghĩa Lộ là địa phương có diện tích nhỏ, địa hình bằng phẳng, nhưng lại nằm ở hạ lưu của 3 con suối lớn chảy qua như: Suối Nung, Suối Thia, Suối Nậm Tộc; 4/7 xã, phương có suối chảy qua, chưa kể hệ thống kênh mương, thủy lợi, ao được xây dựng và phát triển một cách dày đặc. Thực hiện mục tiêu, không chủ quan, lơ là trước bão lũ, thiên tai. Những năm qua công tác phòng, chống bão lũ, thiên tai luôn được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, trái đất đang dần nóng lên, thời tiết cũng diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là lốc xoáy đe dọa đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân. Cụ thể, trong tháng 6 năm 2015 trên địa bàn thị xã đã xảy ra 2 đợt gió lốc gây tốc mái 48 ngôi nhà của người dân ở 2 xã Nghĩa Phúc và Nghĩa Lợi. Trong đó, đợt 1 xảy ra vào ngày 1/6/2015, đợt 2 ngày 18/6/2015. Số nhà tốc mái bị hư hỏng nặng và nằm trong diện hỗ trợ theo Quyết định số 04 của UBND tỉnh Yên Bái là 3 nhà, còn lại 45 nhà không nằm trong diện hỗ trợ do diện tích tốc mái nhẹ và không thuộc khung hỗ trợ. Ngay sau khi nhận được thông tin, thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã nắm tình hình để báo cáo cơ quan thường trực đồng thời thực hiện “4 tại chỗ”; triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân; hướng dẫn nhân dân chủ động phòng tránh gió lốc trực tiếp xảy ra. Đặc biệt, với những hộ bị tốc mái, đã huy động lực lượng dân quân, nhân dân hỗ trợ lợp lại ngay để bảo đảm điều kiện sinh hoạt bình thường cho các hộ dân.
Ông Hoàng Văn Duyên – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Đến nay các hộ gia đình bị tốc mái đã ổn định cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, thực hiện sự chỉ đạo của UBND thị xã không chủ qua, lơ là với bão lũ, thiên tai. Hiện nay, xã đã kiện toàn lại BCH phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí thành viên; tổ chức rà soát những hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất để đề nghị thị xã hỗ trợ di dời. Các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền đến bà con chèo chống nhà cửa khi có gió lớn xảy ra. Những ngày mưa to không được đi vớt cửi, đánh cá ở các con suối....
Cùng với công tác chủ động ứng phó, năm 2015 thị xã cũng tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tại phường Cầu Thia đạt loại giỏi. Điều chỉnh phương án PCLB - TKCN kịp thời, sát với tình hình thực tế của từng đơn vị, xã, phường. Tuy nhiên, qua mấy ngày mưa vừa qua cho thấy nhận thức của bà con nhân dân trong cách phòng tránh trước lụt bão, thiên tai còn khá hạn chế, nhất là việc gia cố mái lợp, nhà cửa mỗi khi có mưa bão. Đặc biệt, nhiều hộ còn vớt củi, lấy cát khi nước suối dâng cao…
Ông Chu Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Trước tình hình đó, thị xã đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành, UBND 7/7 xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con tuyệt đối không được vớt củi, lấy cát lúc trời mưa, đối với những khu vực như: Hủm Nụ, Suối Thia, Suối Nung phải có biển cảnh báo mức nước để bà con được biết. Các xã, phường thực hiện nghiêm chỉ thị phòng chống lụt bão, thiên tai của các cấp; Đài TT – TH Thị xã duy trì cập nhật thông báo thường xuyên tình hình thời tiết trên địa bàn thị xã để bà con biết phòng trừ…
Cùng với các giải pháp đã đề ra, hiện, thị xã cũng tiến hành rà soát 127 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ lụt, sạt lở đất; tiến hành tuyên truyền, vận động các hộ chủ động di dời để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão. Đồng thời, các xã, phường cần chủ động phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách trực tiếp các hộ để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.