CTTĐT - Những năm qua, huyện Lục Yên đã phát huy hiệu quả các thế mạnh của địa phương, có nhiều chính sách, hỗ trợ thu hút các nguồn đầu tư trong cũng như ngoài nước để khai thác tốt các tài nguyên, khoáng sản, tạo đà cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
Nghề làm tranh đá quý tại Lục Yên
Để công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trở thành bước đột phá, trong 5 năm qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên đã chỉ đạo sát sao, thống nhất, đồng bộ, kịp thời bằng các nghị quyết, đề án chuyên đề về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giao thông, thương mại, kết cấu cơ sở hạ tầng. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà cả ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là khai thác, chế biến đá hoa trắng.
Điển hình như Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam, là công ty 100% vốn đầu tư của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ - một tập đoàn có uy tín lớn tại thị trường Ấn Độ và trên thế giới. Cuối năm 2008, công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác mỏ tại thị Trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Công ty đã xây dựng nhà máy, đầu tư các loại máy móc chuyên khai thác, chế biến đá hoa trắng. Qua nhiều lần đầu tư xây dựng các hạng mục, đến nay tổng số vốn đầu tư lên tới trên 16 triệu đô. Cuối năm 2010, công ty đi vào hoạt động khai thác tuy thời gian đầu còn gặp muôn vàn khó khăn như về hạ tầng giao thông, nhất là đường xá, cầu cống chưa đảm bảo cho các loại xe trọng tải lớn vận tải các thiết bị và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện, nước trong khu công nghiệp chưa có, việc đền bù, giải phóng mặt bằng khu mỏ phức tạp… nhưng với sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương từ huyện đến tỉnh, Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam đã từng bước tháo gỡ khó khăn, đến nay hoạt động sản xuất một cách ổn định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Lục Yên.
Anh Vương Ngọc Bộ - Công nhân làm việc tại Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam cho biết: “Tôi làm việc ở công ty RK đã được gần 5 năm rồi. Từ khi có công ty thành lập ở đây đã tạo việc làm không chỉ riêng bản thân tôi mà hơn 300 lao động địa phương, với thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên một tháng, làm việc ở đây rất ổn định.”
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên có hơn một trăm công ty đầu tư hoạt động chuyên về lĩnh vực khai thác đá hoa trắng. Nhiều công ty đã qua giai đoạn mở boong, khai thác thăm dò đi vào hoạt động khai thác một cách ổn định, có sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã khai thác gần 6 nghìn m3 đá Block, 21 nghìn m3 đá nguyên liệu xẻ, trên 100 nghìn m2 đá xẻ tấm lớn và gần 80 nghìn m2 đá xẻ tấm nhỏ. Giá trị công nghiệp khai khoáng trên địa bàn huyện Lục Yên đạt gần 300 tỷ đồng, trong đó giá trị công nghiệp khai khoáng có vốn đầu tư nước ngoài trên 200 tỷ đồng, ngoài quốc doanh trên 85 tỷ đồng.
Cùng với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản thì ngành sản xuất tranh đá quý, chế tác tượng, đá phong thủy cũng phát triển. Nghề làm tranh đá quý bắt đầu xuất hiện từ năm 2000. Chỉ sau 15 năm tranh đá quý được biết đến như một thương hiệu riêng của Lục Yên không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Với trên 60 cơ sở sản xuất tranh đá quý chủ yếu tập trung ở thị trấn Yên Thế nhưng mỗi năm cũng sản xuất gần 20 nghìn bức tranh đá quý, với giá trị trên 55 tỷ đồng. Ngoài ra ở các xã Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Liễu Đô và thị trấn Yên Thế cũng phát triển hàng chục cơ sở chế tác đá mĩ nghệ, đá phong cảnh, đóng góp không nhỏ cho phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, để từng bước hình thành làng nghề truyền thống phát triển một cách bền vững và có thương hiệu riêng. Ông Nguyễn Cao Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Liễu Đô nhấn mạnh: “Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nhận ủy thác với ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để các cơ sở được vay vốn, đầu tư hoạt động sản xuất và thực tế đã cho thấy các cơ sở này hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập cho lao động địa phương.”
Chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các cơ sở sản xuất ván bóc, ván xẻ thanh, ván ép mở ra ở tất cả các xã trên địa bàn, có nhiều xã có vài thậm chí đến chục cơ sở như Động Quan, Trung Tâm, Khánh Hòa, An Lạc, Phúc Lợi… Toàn huyện hiện nay có trên 80 cơ sở sản xuất chế biến gỗ rừng trồng. Các cơ sở này mở ra là nguồn tiêu thụ gỗ rừng trồng cho người dân địa phương, tạo việc làm hàng trăm lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất của ngành sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn huyện đạt gần 53 tỷ đồng, trong đó sản xuất ván bóc đạt nhiều nhất trên 37 tỷ đồng, sản xuất ván xẻ thanh trên 7,6 tỷ đồng, sản xuất ván ép trên 5 tỷ đồng và sản xuất băm dăm gần 3 tỷ đồng.
Nhìn chung, trong 5 năm qua xu thế phát triển kinh tế của huyện Lục Yên có chiều hướng đi lên trong tất cả các ngành, đặc biệt là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng và có hướng phát triển nhanh hơn, tạo chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế. Từ năm 2011 đến nay, các cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, tạo ra sức thu hút mạnh mẽ cho đầu tư và phát triển các ngành nghề. Quan hệ sản xuất về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, các mô hình kinh tế đa dạng, phong phú hơn trước, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể; Các hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty biến đổi mạnh và tăng nhanh về số lượng, bắt đầu tạo nên sự phân bố về lực lượng lao động ở nông thôn. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, tạo điều kiện thu hút lao động địa phương vào làm việc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngành khai thác chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn có sự phát triển mạnh cả về số lượng cơ sở chế biến và sản phẩm chế biến, một số sản phẩm đột phá của ngành chế biến gỗ rừng trồng như ván ép, ván xẻ thanh, ván bóc tạo được vị thế lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Các ngành tiểu thủ công nghiệp từng bước tạo dựng được uy tín và có chỗ đứng trên thị trường như sản xuất tranh đá quý, các sản phẩm đá cảnh, đá gốc. Các ngành thủ công mỹ nghệ mới như chế tác đá mỹ nghệ nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền, việc hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương đã góp phần thúc đẩy các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ mở rộng sản xuất tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: “Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Lục Yên theo giá so sánh năm 2010 tăng từ trên 300 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 900 tỷ đồng năm 2014, dự ước năm 2015 sẽ đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân CN - TTCN giai đoạn 2011 - 2014 đạt trên 31%. Dự ước đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 27%. Trong đó Công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hơn 15 %, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 54%.”
Từ 300 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong năm 2011, sau 4 năm đã tăng lên trên 900 tỷ đồng và dự ước năm 2015 đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Quả thật, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Lục Yên đã có một bước đột phá lớn trong nhiệm kì vừa qua, từ đó từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện để công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn của địa phương.
1867 lượt xem
Duy Khánh – Hoàng Hữu (Đài TT.TH huyện Lục Yên)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, huyện Lục Yên đã phát huy hiệu quả các thế mạnh của địa phương, có nhiều chính sách, hỗ trợ thu hút các nguồn đầu tư trong cũng như ngoài nước để khai thác tốt các tài nguyên, khoáng sản, tạo đà cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
Để công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trở thành bước đột phá, trong 5 năm qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên đã chỉ đạo sát sao, thống nhất, đồng bộ, kịp thời bằng các nghị quyết, đề án chuyên đề về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giao thông, thương mại, kết cấu cơ sở hạ tầng. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà cả ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là khai thác, chế biến đá hoa trắng.
Điển hình như Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam, là công ty 100% vốn đầu tư của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ - một tập đoàn có uy tín lớn tại thị trường Ấn Độ và trên thế giới. Cuối năm 2008, công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác mỏ tại thị Trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Công ty đã xây dựng nhà máy, đầu tư các loại máy móc chuyên khai thác, chế biến đá hoa trắng. Qua nhiều lần đầu tư xây dựng các hạng mục, đến nay tổng số vốn đầu tư lên tới trên 16 triệu đô. Cuối năm 2010, công ty đi vào hoạt động khai thác tuy thời gian đầu còn gặp muôn vàn khó khăn như về hạ tầng giao thông, nhất là đường xá, cầu cống chưa đảm bảo cho các loại xe trọng tải lớn vận tải các thiết bị và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện, nước trong khu công nghiệp chưa có, việc đền bù, giải phóng mặt bằng khu mỏ phức tạp… nhưng với sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương từ huyện đến tỉnh, Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam đã từng bước tháo gỡ khó khăn, đến nay hoạt động sản xuất một cách ổn định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Lục Yên.
Anh Vương Ngọc Bộ - Công nhân làm việc tại Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam cho biết: “Tôi làm việc ở công ty RK đã được gần 5 năm rồi. Từ khi có công ty thành lập ở đây đã tạo việc làm không chỉ riêng bản thân tôi mà hơn 300 lao động địa phương, với thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên một tháng, làm việc ở đây rất ổn định.”
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên có hơn một trăm công ty đầu tư hoạt động chuyên về lĩnh vực khai thác đá hoa trắng. Nhiều công ty đã qua giai đoạn mở boong, khai thác thăm dò đi vào hoạt động khai thác một cách ổn định, có sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã khai thác gần 6 nghìn m3 đá Block, 21 nghìn m3 đá nguyên liệu xẻ, trên 100 nghìn m2 đá xẻ tấm lớn và gần 80 nghìn m2 đá xẻ tấm nhỏ. Giá trị công nghiệp khai khoáng trên địa bàn huyện Lục Yên đạt gần 300 tỷ đồng, trong đó giá trị công nghiệp khai khoáng có vốn đầu tư nước ngoài trên 200 tỷ đồng, ngoài quốc doanh trên 85 tỷ đồng.
Cùng với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản thì ngành sản xuất tranh đá quý, chế tác tượng, đá phong thủy cũng phát triển. Nghề làm tranh đá quý bắt đầu xuất hiện từ năm 2000. Chỉ sau 15 năm tranh đá quý được biết đến như một thương hiệu riêng của Lục Yên không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Với trên 60 cơ sở sản xuất tranh đá quý chủ yếu tập trung ở thị trấn Yên Thế nhưng mỗi năm cũng sản xuất gần 20 nghìn bức tranh đá quý, với giá trị trên 55 tỷ đồng. Ngoài ra ở các xã Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Liễu Đô và thị trấn Yên Thế cũng phát triển hàng chục cơ sở chế tác đá mĩ nghệ, đá phong cảnh, đóng góp không nhỏ cho phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, để từng bước hình thành làng nghề truyền thống phát triển một cách bền vững và có thương hiệu riêng. Ông Nguyễn Cao Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Liễu Đô nhấn mạnh: “Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nhận ủy thác với ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để các cơ sở được vay vốn, đầu tư hoạt động sản xuất và thực tế đã cho thấy các cơ sở này hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập cho lao động địa phương.”
Chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các cơ sở sản xuất ván bóc, ván xẻ thanh, ván ép mở ra ở tất cả các xã trên địa bàn, có nhiều xã có vài thậm chí đến chục cơ sở như Động Quan, Trung Tâm, Khánh Hòa, An Lạc, Phúc Lợi… Toàn huyện hiện nay có trên 80 cơ sở sản xuất chế biến gỗ rừng trồng. Các cơ sở này mở ra là nguồn tiêu thụ gỗ rừng trồng cho người dân địa phương, tạo việc làm hàng trăm lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất của ngành sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn huyện đạt gần 53 tỷ đồng, trong đó sản xuất ván bóc đạt nhiều nhất trên 37 tỷ đồng, sản xuất ván xẻ thanh trên 7,6 tỷ đồng, sản xuất ván ép trên 5 tỷ đồng và sản xuất băm dăm gần 3 tỷ đồng.
Nhìn chung, trong 5 năm qua xu thế phát triển kinh tế của huyện Lục Yên có chiều hướng đi lên trong tất cả các ngành, đặc biệt là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng và có hướng phát triển nhanh hơn, tạo chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế. Từ năm 2011 đến nay, các cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, tạo ra sức thu hút mạnh mẽ cho đầu tư và phát triển các ngành nghề. Quan hệ sản xuất về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, các mô hình kinh tế đa dạng, phong phú hơn trước, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể; Các hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty biến đổi mạnh và tăng nhanh về số lượng, bắt đầu tạo nên sự phân bố về lực lượng lao động ở nông thôn. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, tạo điều kiện thu hút lao động địa phương vào làm việc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngành khai thác chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn có sự phát triển mạnh cả về số lượng cơ sở chế biến và sản phẩm chế biến, một số sản phẩm đột phá của ngành chế biến gỗ rừng trồng như ván ép, ván xẻ thanh, ván bóc tạo được vị thế lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Các ngành tiểu thủ công nghiệp từng bước tạo dựng được uy tín và có chỗ đứng trên thị trường như sản xuất tranh đá quý, các sản phẩm đá cảnh, đá gốc. Các ngành thủ công mỹ nghệ mới như chế tác đá mỹ nghệ nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền, việc hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương đã góp phần thúc đẩy các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ mở rộng sản xuất tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: “Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Lục Yên theo giá so sánh năm 2010 tăng từ trên 300 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 900 tỷ đồng năm 2014, dự ước năm 2015 sẽ đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân CN - TTCN giai đoạn 2011 - 2014 đạt trên 31%. Dự ước đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 27%. Trong đó Công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hơn 15 %, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 54%.”
Từ 300 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong năm 2011, sau 4 năm đã tăng lên trên 900 tỷ đồng và dự ước năm 2015 đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Quả thật, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Lục Yên đã có một bước đột phá lớn trong nhiệm kì vừa qua, từ đó từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện để công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn của địa phương.