Đình Cả nằm trong khu di tích lịch sử cách mạng Gò Cọ, làng Chiềng, nay là thôn Trung Mỹ xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Không mang nặng màu sắc tôn giáo như nhiều lễ hội khác, lễ hội đình Cả - làng Chiềng là sinh hoạt văn hóa đầu xuân của cả cộng đồng, mang đậm nét văn hóa làng xã của người dân Việt. Người dân, du khách tụ hội về đình làng không chỉ để được thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc hiền tài đã có công khai ấp, lập làng mà còn để được phát nguyện công đức, tỏ lòng tri ân với tiên tổ.
Những trò chơi dân gian mộc mạc, đậm chất quê luôn được tái hiện trong lễ hội (Nguồn ảnh: Báo Yên Bái)
1. Nguồn gốc lễ hội
Làng Chiềng theo tích xưa có tên là làng Thành. Vì phạm vào từ húy của tên người khai lập làng nên người dân địa phương không ai dám đặt tên con là Thành và làng Thành được đổi tên thành làng Chiềng từ đó. Vùng đất này thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng nước Văn Lang. Năm Minh Mạng thứ 17 đặt lưu quan là trang Cường Nỗ thuộc tổng Bách Lẫm, phủ Quy Hóa.
Đình Cả mới được phục dựng theo kiến trúc xưa lối chữ Nhất, gồm 4 gian đại bái và 1 gian hậu cung hoàn toàn bằng tiền phát nguyện công đức và công lao đóng góp của nhân dân địa phương. Đình thờ Đệ nhất Cao Sơn Hùng Thắng, húy là Hoàng Viết và Đệ nhị Cao Sơn Đại Vương, húy là Nguyễn Viết. Đình Cả gắn với di tích lịch sử cách mạng Gò Cọ - làng Chiềng còn là nơi ghi dấu ấn lịch sử hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ hai vào tháng 1/1949.
Để tưởng nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã có công khai ấp, lập làng, tưởng nhớ những người con của quê hương đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Hàng năm lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức với nhiều nghi lễ long trọng thu hút đông đảo bà con du khách thập phương về tham dự.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức thông lệ vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Trong lễ đình hàng năm, việc sắm sửa mâm lễ vật dâng cúng Thành Hoàng làng được coi là trọng trách của cả thôn, nên mâm lễ của các thôn đều được chuẩn bị rất đủ đầy, tươm tất, gửi gắm bao ước nguyện tốt đẹp của nhân dân về một năm mới sung túc, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, bởi thế mâm lễ phải do đích danh trưởng các thôn - người đại diện cho bà con thành tâm dâng cúng.
Không mang nặng màu sắc tôn giáo như nhiều lễ hội khác, lễ hội đình Cả - làng Chiềng xã Cường Thịnh là sinh hoạt văn hóa đầu xuân của cả cộng đồng, mang đậm nét văn hóa làng xã của người dân Việt. Người dân, du khách tụ hội về đình làng không chỉ để được thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc hiền tài đã có công khai ấp lập làng mà còn để được phát nguyện công đức, tỏ lòng tri ân với tiên tổ và được vui với những trò chơi dân gian mộc mạc, đậm chất quê.
5. Thông tin liên hệ
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: Ông Nguyễn Văn Kiên, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 02166.287.888.
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163893985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919855220 - 0976079266.
- Cơ sở Lưu trú:
+ Nhà nghỉ 1: Nhà nghỉ Quang Tùng, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên; Điện thoại:0385601835; Quy mô nhà nghỉ 08 phòng.
+ Nhà nghỉ 2 Nhà nghỉ 278, thị trấn Cổ Phúc; Điện thoại:0974835333; Quy mô nhà nghỉ 12 phòng.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Việt Thanh: Khu phố 8 - Thị trấn Cổ Phúc - Trấn Yên - Yên Bái. Điện thoại: 0975.850.072.
+ Nhà hàng Tuấn Phương: Khu phố 6 - Thị trấn Cổ Phúc - Trấn Yên - Yên Bái. Điện thoại: 0916.424.935.
3417 lượt xem
Ban Biên tập
Đình Cả nằm trong khu di tích lịch sử cách mạng Gò Cọ, làng Chiềng, nay là thôn Trung Mỹ xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Không mang nặng màu sắc tôn giáo như nhiều lễ hội khác, lễ hội đình Cả - làng Chiềng là sinh hoạt văn hóa đầu xuân của cả cộng đồng, mang đậm nét văn hóa làng xã của người dân Việt. Người dân, du khách tụ hội về đình làng không chỉ để được thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc hiền tài đã có công khai ấp, lập làng mà còn để được phát nguyện công đức, tỏ lòng tri ân với tiên tổ. 1. Nguồn gốc lễ hội
Làng Chiềng theo tích xưa có tên là làng Thành. Vì phạm vào từ húy của tên người khai lập làng nên người dân địa phương không ai dám đặt tên con là Thành và làng Thành được đổi tên thành làng Chiềng từ đó. Vùng đất này thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng nước Văn Lang. Năm Minh Mạng thứ 17 đặt lưu quan là trang Cường Nỗ thuộc tổng Bách Lẫm, phủ Quy Hóa.
Đình Cả mới được phục dựng theo kiến trúc xưa lối chữ Nhất, gồm 4 gian đại bái và 1 gian hậu cung hoàn toàn bằng tiền phát nguyện công đức và công lao đóng góp của nhân dân địa phương. Đình thờ Đệ nhất Cao Sơn Hùng Thắng, húy là Hoàng Viết và Đệ nhị Cao Sơn Đại Vương, húy là Nguyễn Viết. Đình Cả gắn với di tích lịch sử cách mạng Gò Cọ - làng Chiềng còn là nơi ghi dấu ấn lịch sử hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ hai vào tháng 1/1949.
Để tưởng nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã có công khai ấp, lập làng, tưởng nhớ những người con của quê hương đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Hàng năm lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức với nhiều nghi lễ long trọng thu hút đông đảo bà con du khách thập phương về tham dự.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức thông lệ vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Trong lễ đình hàng năm, việc sắm sửa mâm lễ vật dâng cúng Thành Hoàng làng được coi là trọng trách của cả thôn, nên mâm lễ của các thôn đều được chuẩn bị rất đủ đầy, tươm tất, gửi gắm bao ước nguyện tốt đẹp của nhân dân về một năm mới sung túc, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, bởi thế mâm lễ phải do đích danh trưởng các thôn - người đại diện cho bà con thành tâm dâng cúng.
Không mang nặng màu sắc tôn giáo như nhiều lễ hội khác, lễ hội đình Cả - làng Chiềng xã Cường Thịnh là sinh hoạt văn hóa đầu xuân của cả cộng đồng, mang đậm nét văn hóa làng xã của người dân Việt. Người dân, du khách tụ hội về đình làng không chỉ để được thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc hiền tài đã có công khai ấp lập làng mà còn để được phát nguyện công đức, tỏ lòng tri ân với tiên tổ và được vui với những trò chơi dân gian mộc mạc, đậm chất quê.
5. Thông tin liên hệ
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: Ông Nguyễn Văn Kiên, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 02166.287.888.
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163893985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919855220 - 0976079266.
- Cơ sở Lưu trú:
+ Nhà nghỉ 1: Nhà nghỉ Quang Tùng, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên; Điện thoại:0385601835; Quy mô nhà nghỉ 08 phòng.
+ Nhà nghỉ 2 Nhà nghỉ 278, thị trấn Cổ Phúc; Điện thoại:0974835333; Quy mô nhà nghỉ 12 phòng.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Việt Thanh: Khu phố 8 - Thị trấn Cổ Phúc - Trấn Yên - Yên Bái. Điện thoại: 0975.850.072.
+ Nhà hàng Tuấn Phương: Khu phố 6 - Thị trấn Cổ Phúc - Trấn Yên - Yên Bái. Điện thoại: 0916.424.935.
Các bài khác
- Lễ hội đền Suối Tiên, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
- Lễ hội “Mừng cơm mới” xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2018)
- Lễ hội đình Làng Xóa, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (26/07/2018)
- Lễ hội đình làng Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (23/07/2018)
- Lễ hội đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/07/2018)
- Lễ hội đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/07/2018)
- Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (03/07/2018)
- Lễ hội Tết rừng, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (02/04/2018)
- Độc đáo lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (29/03/2018)
- Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
Xem thêm »