CTTĐT - Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương huyện Trấn Yên luôn đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý thị trường, bình ổn giá cả, ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu bảo vệ quyền lợi người dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến.
Đội quản lý thị trường số 3 tổ chức trưng bày gian hàng phân biệt hàng thật hàng giả tại chợ Báo Đáp
Huyện Trấn
Yên có địa bàn rộng với 22 xã, thị trấn, hệ thống đường giao thông tương đối
hoàn thiện. Thêm nữa, trên địa bàn có trên 1.000 tổ chức, cá nhân sản xuất chế
biến và kinh doanh thương mại, dịch vụ (trong đó trên 400 cơ sở sản xuất, chế
biến và trên 600 cơ sở hoạt động kinh doanh). Những yếu tố này là điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản xuất tại địa phương, tuy nhiên, đây cũng là khó
khăn cho công tác quản lý thị trường (QLTT), ngăn chặn hàng giả, hàng lậu tràn
vào địa bàn.
Hiện nay, để phân
biệt các sản phẩm hàng giả hay hàng thật thì chỉ có ngành chức năng mới có thể
nhận biết được, còn đa phần người dân nông thôn chỉ mua hàng theo cảm tính nên
nhiều khi đã sử dụng hàng giả nhưng không biết. Và cách lựa chọn tốt nhất của
một bộ phận người tiêu dùng là tìm đến các cửa hàng lớn, đã có thương hiệu. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu để các loại hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất
lượng có đất sống là do người tiêu dùng ham mua các mặt hàng giá rẻ. Người buôn
bán thì chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không hề chú ý đến sức khỏe người tiêu
dùng. Mặt khác một bộ phận không nhỏ các tổ chức cá nhân, người tiêu dùng còn hạn
chế hiểu biết pháp luật về hoạt động thương mại. Lợi dụng sự hạn chế đó một số
đối tượng ở ngoài tỉnh lén lút mang hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào
địa bàn để tiêu thụ làm bất ổn thị trường tại địa phương.
Trước tình
hình trên, Đội quản lý thị trường số 3 – Trấn Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch
ngay từ đầu năm, phân công cán bộ công chức quản lý từng địa bàn để nắm bắt
thông tin đề xuất kịp thời kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Từ năm 2012 đến
nay, đội QLTT số 3 đã thực hiện kiểm tra xử lí gần 500 vụ, xử phạt hành chính
nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 550 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa trên 200 triệu
đồng. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm thì
Đội QLTT số 3 luôn xác định việc tuyên truyền là một trong các nhiệm vụ trọng
tâm của đơn vị và phải được duy trì thường xuyên với mục đích hướng dẫn pháp luật
cho các tổ chức cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng những kiến thức cơ bản
trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong
thời gian qua, đơn vị tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: thông qua
công các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn pano, áp phích, phát tờ rơi,
trưng bày giới thiệu gian hàng “hàng thật, hàng giả” tại một số trung tâm chợ
đầu mối lớn như Hưng Khánh, Báo Đáp, Quy Mông…nhằm giúp người tiêu dùng phân
biệt được hàng thật, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, đơn vị còn tổ chức việc ký cam kết đối với hơn 140 cơ sở kinh doanh
với các nội dung không kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ,
buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không
bảo đảm chất lượng và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thông qua
công tác tuyên truyền nhằm vận động các tổ chức cá nhân và người tiêu dùng trên
địa bàn tham gia vào công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Việc tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật có tác động tích cực tới các tổ
chức cá nhân, người tiêu dùng đã từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình hình buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả góp phần ổn định thị trường, phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính nhờ vậy, số vụ phi phạm về buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả đã giảm đi rõ rệt, chỉ tính trong 6 tháng đầu
năm 2015, Đội QLTT số 3 đã kiểm tra 51 vụ, xử lí 32 vụ, phạt hành chính trên 30
triệu đồng, giảm hơn 50% số vụ so với cùng kỳ năm 2014.
1569 lượt xem
Thanh Tiến - Đài TT-TH Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương huyện Trấn Yên luôn đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý thị trường, bình ổn giá cả, ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu bảo vệ quyền lợi người dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến.
Huyện Trấn
Yên có địa bàn rộng với 22 xã, thị trấn, hệ thống đường giao thông tương đối
hoàn thiện. Thêm nữa, trên địa bàn có trên 1.000 tổ chức, cá nhân sản xuất chế
biến và kinh doanh thương mại, dịch vụ (trong đó trên 400 cơ sở sản xuất, chế
biến và trên 600 cơ sở hoạt động kinh doanh). Những yếu tố này là điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản xuất tại địa phương, tuy nhiên, đây cũng là khó
khăn cho công tác quản lý thị trường (QLTT), ngăn chặn hàng giả, hàng lậu tràn
vào địa bàn.
Hiện nay, để phân
biệt các sản phẩm hàng giả hay hàng thật thì chỉ có ngành chức năng mới có thể
nhận biết được, còn đa phần người dân nông thôn chỉ mua hàng theo cảm tính nên
nhiều khi đã sử dụng hàng giả nhưng không biết. Và cách lựa chọn tốt nhất của
một bộ phận người tiêu dùng là tìm đến các cửa hàng lớn, đã có thương hiệu. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu để các loại hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất
lượng có đất sống là do người tiêu dùng ham mua các mặt hàng giá rẻ. Người buôn
bán thì chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không hề chú ý đến sức khỏe người tiêu
dùng. Mặt khác một bộ phận không nhỏ các tổ chức cá nhân, người tiêu dùng còn hạn
chế hiểu biết pháp luật về hoạt động thương mại. Lợi dụng sự hạn chế đó một số
đối tượng ở ngoài tỉnh lén lút mang hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào
địa bàn để tiêu thụ làm bất ổn thị trường tại địa phương.
Trước tình
hình trên, Đội quản lý thị trường số 3 – Trấn Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch
ngay từ đầu năm, phân công cán bộ công chức quản lý từng địa bàn để nắm bắt
thông tin đề xuất kịp thời kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Từ năm 2012 đến
nay, đội QLTT số 3 đã thực hiện kiểm tra xử lí gần 500 vụ, xử phạt hành chính
nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 550 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa trên 200 triệu
đồng. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm thì
Đội QLTT số 3 luôn xác định việc tuyên truyền là một trong các nhiệm vụ trọng
tâm của đơn vị và phải được duy trì thường xuyên với mục đích hướng dẫn pháp luật
cho các tổ chức cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng những kiến thức cơ bản
trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong
thời gian qua, đơn vị tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: thông qua
công các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn pano, áp phích, phát tờ rơi,
trưng bày giới thiệu gian hàng “hàng thật, hàng giả” tại một số trung tâm chợ
đầu mối lớn như Hưng Khánh, Báo Đáp, Quy Mông…nhằm giúp người tiêu dùng phân
biệt được hàng thật, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, đơn vị còn tổ chức việc ký cam kết đối với hơn 140 cơ sở kinh doanh
với các nội dung không kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ,
buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không
bảo đảm chất lượng và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thông qua
công tác tuyên truyền nhằm vận động các tổ chức cá nhân và người tiêu dùng trên
địa bàn tham gia vào công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Việc tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật có tác động tích cực tới các tổ
chức cá nhân, người tiêu dùng đã từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình hình buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả góp phần ổn định thị trường, phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính nhờ vậy, số vụ phi phạm về buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả đã giảm đi rõ rệt, chỉ tính trong 6 tháng đầu
năm 2015, Đội QLTT số 3 đã kiểm tra 51 vụ, xử lí 32 vụ, phạt hành chính trên 30
triệu đồng, giảm hơn 50% số vụ so với cùng kỳ năm 2014.