Những năm gần đây, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế địa phương. Cùng với việc phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh luôn chú trọng bảo vệ môi trường (BVMT) một cách bền vững.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp luôn chú ý, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.
Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gần như không có gì nhưng hôm nay, kinh tế Yên Bái đã có bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên hai con số, đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân đạt 11,33%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 7.500 tỷ đồng, tăng gấp 1,66 lần so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân 10,7%. Cùng với sự phát triển, tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp từ tỉnh đến huyện. Song song với phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái đã thực hiện tốt Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, nhận thức trách nhiệm về công tác BVMT của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn đều thực hiện tốt quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết hoặc lập bản cam kết BVMT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để từ đó quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án.
Từ năm 2010 đến nay, Yên Bái đã phê duyệt báo cáo tác động môi trường với 143 dự án, phê duyệt đề án BVMT với 2 dự án, phê duyệt đề án BVMT chi tiết đối với 21 dự án; xác nhận hoặc chấp thuận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, BVMT, đề án BVMT đơn giản với 1.210 dự án. Cùng với đó, Yên Bái cũng cương quyết và đầu tư khắc phục môi trường bị ô nhiễm, suy thoái trong lĩnh vực y tế, chất thải sinh hoạt, các khu vực lưu tồn hóa chất bảo vệ thực vật. Những năm qua, trên địa bàn đã có 14 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh đã kiên quyết đình chỉ sản xuất và yêu cầu khắc phục, xử lý. Đến nay, đã có 3 cơ sở được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, còn lại các cơ sở đã và đang triển khai xử lý.
Đối với các khu vực ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đã cho triển khai xử lý cải tạo môi trường tại thôn Bản Vệ, xã Nghĩa An và tổ 23 phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, tỉnh có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý và đa dạng sinh học. Vấn đề vệ sinh môi trường và bảo vệ, tôn tạo cảnh quan môi trường trong cộng đồng dân cư được chú trọng và triển khai hiệu quả.
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách về BVMT gắn với các phong trào "Vệ sinh yêu nước", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"..., qua đó, nhận thức của nhân dân về môi trường đã được nâng lên, thể hiện rõ nét trong mỗi hành động cụ thể như: vệ sinh nhà cửa, sử dụng nước sạch, giữ gìn cảnh quan đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đúng nơi quy định, không nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; các phong tục, tập quán lạc hậu của bà con vùng đồng bào dân tộc đã và đang dần được loại bỏ. Cùng với việc vận động, tuyên truyền, tỉnh cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT gồm phí BVMT đối với nước thải công nghiệp; chất thải rắn nguy hại và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Hầu hết các đơn vị khai thác khoáng sản đã ký quỹ bảo vệ môi trường đạt 22 tỷ đồng.
Phát huy kết quả đã đạt được, những năm tiếp theo, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, vận động người dân tích cực tham gia BVMT; tiếp tục rà soát, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Đối với các dự án mới, ngoài việc thẩm định dự án theo quy định thì ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghệ sạch; tạo sự chuyển biến hơn nữa trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân về lợi ích và trách nhiệm, tự giác, tích cực tham gia BVMT.
1558 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những năm gần đây, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế địa phương. Cùng với việc phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh luôn chú trọng bảo vệ môi trường (BVMT) một cách bền vững. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gần như không có gì nhưng hôm nay, kinh tế Yên Bái đã có bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên hai con số, đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân đạt 11,33%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 7.500 tỷ đồng, tăng gấp 1,66 lần so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân 10,7%. Cùng với sự phát triển, tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp từ tỉnh đến huyện. Song song với phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái đã thực hiện tốt Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, nhận thức trách nhiệm về công tác BVMT của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn đều thực hiện tốt quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết hoặc lập bản cam kết BVMT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để từ đó quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án.
Từ năm 2010 đến nay, Yên Bái đã phê duyệt báo cáo tác động môi trường với 143 dự án, phê duyệt đề án BVMT với 2 dự án, phê duyệt đề án BVMT chi tiết đối với 21 dự án; xác nhận hoặc chấp thuận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, BVMT, đề án BVMT đơn giản với 1.210 dự án. Cùng với đó, Yên Bái cũng cương quyết và đầu tư khắc phục môi trường bị ô nhiễm, suy thoái trong lĩnh vực y tế, chất thải sinh hoạt, các khu vực lưu tồn hóa chất bảo vệ thực vật. Những năm qua, trên địa bàn đã có 14 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh đã kiên quyết đình chỉ sản xuất và yêu cầu khắc phục, xử lý. Đến nay, đã có 3 cơ sở được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, còn lại các cơ sở đã và đang triển khai xử lý.
Đối với các khu vực ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đã cho triển khai xử lý cải tạo môi trường tại thôn Bản Vệ, xã Nghĩa An và tổ 23 phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, tỉnh có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý và đa dạng sinh học. Vấn đề vệ sinh môi trường và bảo vệ, tôn tạo cảnh quan môi trường trong cộng đồng dân cư được chú trọng và triển khai hiệu quả.
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách về BVMT gắn với các phong trào "Vệ sinh yêu nước", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"..., qua đó, nhận thức của nhân dân về môi trường đã được nâng lên, thể hiện rõ nét trong mỗi hành động cụ thể như: vệ sinh nhà cửa, sử dụng nước sạch, giữ gìn cảnh quan đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đúng nơi quy định, không nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; các phong tục, tập quán lạc hậu của bà con vùng đồng bào dân tộc đã và đang dần được loại bỏ. Cùng với việc vận động, tuyên truyền, tỉnh cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT gồm phí BVMT đối với nước thải công nghiệp; chất thải rắn nguy hại và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Hầu hết các đơn vị khai thác khoáng sản đã ký quỹ bảo vệ môi trường đạt 22 tỷ đồng.
Phát huy kết quả đã đạt được, những năm tiếp theo, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, vận động người dân tích cực tham gia BVMT; tiếp tục rà soát, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Đối với các dự án mới, ngoài việc thẩm định dự án theo quy định thì ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghệ sạch; tạo sự chuyển biến hơn nữa trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân về lợi ích và trách nhiệm, tự giác, tích cực tham gia BVMT.