CTTĐT - Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trong huyện Trấn Yên phát triển mạnh và lan tỏa rộng. Qua phong trào, đã giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên.
Mô hình nuôi gà hàng nghìn con 1 lứa
Trải qua nhiều gian nan, thậm chí cả thất bại trong việc lựa chọn cho gia đình mô hình để phát triển kinh tế bền vững. Năm 2010, anh Nguyễn Văn Sách ở thôn Đồng Danh xã Minh Quân đã áp dụng mô hình VACR bằng những cây, con mới với quy mô vừa và nhỏ, vừa để đúc rút kinh nghiệm, vừa để tích lũy kinh tế cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Sách tâm sự: “Năm 2015, gia đình vay mượn thêm vốn kết hợp với vốn tự có trị giá trên 400 triệu đồng để nuôi ba ba bố mẹ và thương phẩm, mua 11 con bò, trồng 250 gốc thanh long ruột đỏ, nuôi cá bán công nghiệp và trồng rừng, đến nay mô hình kinh tế đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình”. Đầu năm 2017, anh được Hội nông dân huyện bình chọn là 1 trong 6 cá nhân xuất sắc đại diện cho huyện dự hội nghị tổng kết 5 năm phong trào sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, giai đoạn 2012-2017.
Nhiều mô hình nông dân chăn nuôi Ba ba thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình chăn nuôi cá công nghiệp của hộ anh Sách
Năm 2008, ông Vũ Huy Quang ở thôn Lương Môn đã có “cơ duyên” với nghề chăn nuôi thỏ NewZealand. Lúc đầu chỉ vài chục con thỏ bố mẹ, thì nay ông đã thành lập được doanh nghiệp chuyên nuôi thỏ, lợi nhuận đạt trên 500 triệu đồng/năm và tạo công ăn việc làm cho 7 lao động địa phương. Từ tháng 7/2015, ông Quang chính thức làm đại lý cung cấp thỏ cho Công ty TNHH Nippon ZuKi Việt Nam để chế biến nguyên liệu dược phẩm. Cùng với đó, ông vẫn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho các trang trại vệ tinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. Ông Quang chia sẻ: “Nuôi thỏ đầu tư vốn ít, nhàn trong khâu chăm nuôi, dịch bệnh ít, thức ăn chủ yếu là rau cỏ và thỏ lại cho lợi nhuận cao hơn những con vật nuôi khác”.
Xác định thực hiện tốt phong trào sản xuất kinh doanh giỏi là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, do vậy, Hội Nông dân huyện Trấn Yên đã tăng cường công tác tuyên truyền, giúp hội viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa phong trào, quy định tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi để đăng ký, phấn đấu. Theo đó, Hội Nông dân huyện tập trung triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi, tổ chức cho hội viên tham quan, học tập, từ đó vận dụng vào tình hình thực tế tại gia đình. Bình quân mỗi năm, Hội đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, các ngành liên quan tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn đầu bờ, xây dựng mô hình thí điểm… cho trên 8.000 lượt hội viên nông dân tại các xã; phối hợp với các công ty phân bón triển khai tập huấn và bán trả chậm hàng trăm tấn phân. Nhờ đó, nhận thức về áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi của hội viên, nông dân ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Triển khai có hiệu quả các dự án do cấp trên hỗ trợ, sau khi kết thúc dự án có đánh giá hiệu quả và nhân rộng ra cộng đồng. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện Trấn Yên còn làm tốt vai trò là cầu nối giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ do Hội ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT huyện gần 117 tỷ đồng, với trên 4.000 hộ được vay vốn.
Mô hình thanh long ruột đỏ ở thôn 1 xã Hưng Khánh
Qua đánh giá, bình quân hàng năm toàn huyện Trấn Yên có trên 4.100 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó số hộ được tỉnh và TW Hội công nhận tăng bình quân trên 10%/năm, thu nhập của các hộ chủ yếu từ các ngành nghề nông lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt, từ hiệu quả của phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, nên nhiều hộ đã chuyển đổi từ mô hình hộ sang làm trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, góp phần hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tạo ra lượng hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao như: Vùng trồng dâu, trồng tre Bát Độ, cây ăn quả có múi, vùng quế, vùng chè chất lượng cao, vùng nuôi cá, vùng chế biến gỗ rừng trồng.... kết quả này, đã thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển bền vững, giải quyết công ăn việc làm và xây dựng nông thôn mới. Ông Tống Quang Sáu - Chủ tịch Hội Nông dân huyện khẳng định: “Trong thời gian tới, để phong trào sản xuất kinh doanh giỏi phát triển cả về số lượng và chất lượng, các cấp Hội Nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác liên kết "4 nhà" để giúp nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của mỗi hộ gia đình. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả làm điểm, giúp hội viên nông dân học tập, làm theo; chú trọng việc sơ kết, tổng kết, phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các điển hình tiên tiến và nhân tố mới sáng tạo, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào”.
Có thể thấy, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trong hội viên Hội nông dân huyện Trấn Yên đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trên địa bàn xã. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, tạo động lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.
1358 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trong huyện Trấn Yên phát triển mạnh và lan tỏa rộng. Qua phong trào, đã giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên. Trải qua nhiều gian nan, thậm chí cả thất bại trong việc lựa chọn cho gia đình mô hình để phát triển kinh tế bền vững. Năm 2010, anh Nguyễn Văn Sách ở thôn Đồng Danh xã Minh Quân đã áp dụng mô hình VACR bằng những cây, con mới với quy mô vừa và nhỏ, vừa để đúc rút kinh nghiệm, vừa để tích lũy kinh tế cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Sách tâm sự: “Năm 2015, gia đình vay mượn thêm vốn kết hợp với vốn tự có trị giá trên 400 triệu đồng để nuôi ba ba bố mẹ và thương phẩm, mua 11 con bò, trồng 250 gốc thanh long ruột đỏ, nuôi cá bán công nghiệp và trồng rừng, đến nay mô hình kinh tế đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình”. Đầu năm 2017, anh được Hội nông dân huyện bình chọn là 1 trong 6 cá nhân xuất sắc đại diện cho huyện dự hội nghị tổng kết 5 năm phong trào sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, giai đoạn 2012-2017.
Nhiều mô hình nông dân chăn nuôi Ba ba thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình chăn nuôi cá công nghiệp của hộ anh Sách
Năm 2008, ông Vũ Huy Quang ở thôn Lương Môn đã có “cơ duyên” với nghề chăn nuôi thỏ NewZealand. Lúc đầu chỉ vài chục con thỏ bố mẹ, thì nay ông đã thành lập được doanh nghiệp chuyên nuôi thỏ, lợi nhuận đạt trên 500 triệu đồng/năm và tạo công ăn việc làm cho 7 lao động địa phương. Từ tháng 7/2015, ông Quang chính thức làm đại lý cung cấp thỏ cho Công ty TNHH Nippon ZuKi Việt Nam để chế biến nguyên liệu dược phẩm. Cùng với đó, ông vẫn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho các trang trại vệ tinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. Ông Quang chia sẻ: “Nuôi thỏ đầu tư vốn ít, nhàn trong khâu chăm nuôi, dịch bệnh ít, thức ăn chủ yếu là rau cỏ và thỏ lại cho lợi nhuận cao hơn những con vật nuôi khác”.
Xác định thực hiện tốt phong trào sản xuất kinh doanh giỏi là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, do vậy, Hội Nông dân huyện Trấn Yên đã tăng cường công tác tuyên truyền, giúp hội viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa phong trào, quy định tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi để đăng ký, phấn đấu. Theo đó, Hội Nông dân huyện tập trung triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi, tổ chức cho hội viên tham quan, học tập, từ đó vận dụng vào tình hình thực tế tại gia đình. Bình quân mỗi năm, Hội đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, các ngành liên quan tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn đầu bờ, xây dựng mô hình thí điểm… cho trên 8.000 lượt hội viên nông dân tại các xã; phối hợp với các công ty phân bón triển khai tập huấn và bán trả chậm hàng trăm tấn phân. Nhờ đó, nhận thức về áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi của hội viên, nông dân ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Triển khai có hiệu quả các dự án do cấp trên hỗ trợ, sau khi kết thúc dự án có đánh giá hiệu quả và nhân rộng ra cộng đồng. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện Trấn Yên còn làm tốt vai trò là cầu nối giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ do Hội ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT huyện gần 117 tỷ đồng, với trên 4.000 hộ được vay vốn.
Mô hình thanh long ruột đỏ ở thôn 1 xã Hưng Khánh
Qua đánh giá, bình quân hàng năm toàn huyện Trấn Yên có trên 4.100 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó số hộ được tỉnh và TW Hội công nhận tăng bình quân trên 10%/năm, thu nhập của các hộ chủ yếu từ các ngành nghề nông lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt, từ hiệu quả của phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, nên nhiều hộ đã chuyển đổi từ mô hình hộ sang làm trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, góp phần hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tạo ra lượng hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao như: Vùng trồng dâu, trồng tre Bát Độ, cây ăn quả có múi, vùng quế, vùng chè chất lượng cao, vùng nuôi cá, vùng chế biến gỗ rừng trồng.... kết quả này, đã thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển bền vững, giải quyết công ăn việc làm và xây dựng nông thôn mới. Ông Tống Quang Sáu - Chủ tịch Hội Nông dân huyện khẳng định: “Trong thời gian tới, để phong trào sản xuất kinh doanh giỏi phát triển cả về số lượng và chất lượng, các cấp Hội Nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác liên kết "4 nhà" để giúp nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của mỗi hộ gia đình. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả làm điểm, giúp hội viên nông dân học tập, làm theo; chú trọng việc sơ kết, tổng kết, phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các điển hình tiên tiến và nhân tố mới sáng tạo, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào”.
Có thể thấy, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trong hội viên Hội nông dân huyện Trấn Yên đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trên địa bàn xã. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, tạo động lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.