Từ quyết tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng suất đầu tư, quy hoạch và hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến... đã tạo nên một diện mạo mới trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở Yên Bình. Khó ai có thể tin nổi, từ một địa phương không tự cân đối được lương thực, nay đã có những sản phẩm hàng hóa nông - lâm sản có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.
Chủ tịch UBND huyện Yên Bình Nguyễn Văn Trọng kiểm tra sản xuất lạc dưới cốt hồ Thác Bà.
Như để minh chứng, ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện dẫn chúng tôi về xã Bạch Hà, nơi có sản phẩm lúa, gạo Bạch Hà ngon nức tiếng. Bí thư Đảng ủy xã Phạm Đình Huân cho biết: "Xã có 155ha lúa nước nhưng từ ba, bốn năm nay, gần 70% diện tích đã được nhân dân đưa giống chất lượng cao vào gieo cấy làm hàng hóa. Vẫn là giống Chiêm Hương nhưng lúa cấy ở đây hạt nhỏ, dài, trong và cơm rất thơm, dẻo, ăn ngọt thế mới có thơ ca rằng: "Cơm làng Má, cá Đào Kiều/ Gạo Bạch Hà, gà Linh Môn...".
Lúa, gạo Bạch Hà giờ đã trở thành một thương hiệu nức tiếng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Lúa gạo sản xuất ra đến đâu, các tư thương đến tận nơi thu mua hết với giá cao". Song song với sản xuất lúa hàng hóa, xã còn vận động nhân dân tận dụng đất ven nhà, ven đồi, phá bỏ vườn tạp đưa cây bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ vào trồng được 13ha, mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ sản xuất lúa gạo, đưa cây ăn quả vào trồng làm hàng hóa và thị trường nên cuộc sống người dân ngày một khấm khá hơn, cái đói, cái nghèo gần như không còn. Gia đình anh Nguyễn Văn Hồng ở thôn 5 Ngòi Sen có 1,5 mẫu ruộng, anh đưa tất cả vào sản xuất lúa hàng hóa, ngoài ra còn trồng 1ha sắn, 120 gốc bưởi Diễn. Mỗi năm, gia đình anh thu trên 150 triệu đồng. Sau vài ba năm tích cóp, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế có giá trị gần tỷ đồng, con cái học hành đầy đủ.
Không như Bạch Hà, xã Đại Minh lại chọn phát triển cây bưởi làm hướng đi chủ lực. Cây bưởi đã có trên đất Đại Minh từ rất lâu đời nhưng việc chăm sóc, thu hái không có kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2010, huyện, xã đã vận động nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm bưởi, nhờ vậy, cây bưởi đã "lên ngôi". Nếu như năm 2011 với trên 80ha bưởi, mỗi năm, người trồng bưởi ở đây thu chưa đầy 5 tỷ đồng thì đến năm 2013 thu 15 tỷ đồng, năm 2014 con số đã là 23 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 thu không dưới 28 tỷ đồng. Đi đúng hướng, phát huy hết lợi thế của mình nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt. Hiện, toàn xã có trên 70% là nhà xây, hàng trăm ngôi nhà có giá trị cả tỷ đồng, xe máy, ti vi nhà nào cũng có, hàng chục hộ có ô tô riêng, ô tô vận tải, 20% số hộ có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Đó không chỉ là điển hình mà nhìn một cách tổng thể cũng cho thấy sản xuất nông - lâm nghiệp ở Yên Bình đã có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt đồng thời tăng diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi theo hướng tăng giá trị thu nhập, lợi nhuận trên mỗi héc-ta canh tác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua gặp không ít khó khăn, phức tạp nhất là tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, sâu bệnh phá hại song sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển bình quân 5 năm (theo giá cố định) tăng 9,43%. Sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên 27.000 tấn, vượt chỉ tiêu Đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra. Diện tích cây màu ổn định, phát huy tốt lợi thế vùng đất bán ngập dưới cốt 58 hồ Thác Bà để cấy lúa và trồng màu, năng suất cây màu năm sau cao hơn so năm trước. Vùng chè 2.011ha tiếp tục được cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng; sản lượng chè búp tươi tiếp tục tăng lên, diện tích cải tạo chè bằng giống mới đến năm 2015 đạt 41,5% tổng diện tích.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Bạch Hà mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vùng cây ăn quả 1.120ha được chú trọng cải tạo, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Kinh tế đồi rừng cũng đã phát huy hiệu quả, trong 5 năm qua, toàn huyện trồng mới 13.507,7ha, vượt 8,1% so với mục tiêu Đại hội; tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 66%, là một trong những huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh. Chăn nuôi, thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi, sản lượng khai thác năm 2015 tăng 2,6 lần so với năm 2010. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chiếm 30%. Huyện đã xây dựng và hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh như vùng trọng điểm thâm canh lúa cao sản 500ha (trong đó có gần 60ha lúa đặc sản), vùng sắn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến 3.000ha, vùng chè tập trung 2.011ha.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành nông - lâm nghiệp ngày càng tăng từ giống cây trồng, vật nuôi đến các công nghệ sản xuất tiên tiến như: sản xuất mạ khay, kỹ thuật trồng ngô bầu, các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân bón theo hướng "3 tăng, 3 giảm", sử dụng phân viên dúi sâu cho lúa, phát triển chăn nuôi hàng hóa, ứng dụng nuôi trồng thủy sản theo phương thức bán thâm canh... góp phần làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Những hướng đi trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở Yên Bình đã và đang phát huy hiệu quả, đó sẽ là nền tảng quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
1610 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Từ quyết tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng suất đầu tư, quy hoạch và hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến... đã tạo nên một diện mạo mới trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở Yên Bình. Khó ai có thể tin nổi, từ một địa phương không tự cân đối được lương thực, nay đã có những sản phẩm hàng hóa nông - lâm sản có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Như để minh chứng, ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện dẫn chúng tôi về xã Bạch Hà, nơi có sản phẩm lúa, gạo Bạch Hà ngon nức tiếng. Bí thư Đảng ủy xã Phạm Đình Huân cho biết: "Xã có 155ha lúa nước nhưng từ ba, bốn năm nay, gần 70% diện tích đã được nhân dân đưa giống chất lượng cao vào gieo cấy làm hàng hóa. Vẫn là giống Chiêm Hương nhưng lúa cấy ở đây hạt nhỏ, dài, trong và cơm rất thơm, dẻo, ăn ngọt thế mới có thơ ca rằng: "Cơm làng Má, cá Đào Kiều/ Gạo Bạch Hà, gà Linh Môn...".
Lúa, gạo Bạch Hà giờ đã trở thành một thương hiệu nức tiếng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Lúa gạo sản xuất ra đến đâu, các tư thương đến tận nơi thu mua hết với giá cao". Song song với sản xuất lúa hàng hóa, xã còn vận động nhân dân tận dụng đất ven nhà, ven đồi, phá bỏ vườn tạp đưa cây bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ vào trồng được 13ha, mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ sản xuất lúa gạo, đưa cây ăn quả vào trồng làm hàng hóa và thị trường nên cuộc sống người dân ngày một khấm khá hơn, cái đói, cái nghèo gần như không còn. Gia đình anh Nguyễn Văn Hồng ở thôn 5 Ngòi Sen có 1,5 mẫu ruộng, anh đưa tất cả vào sản xuất lúa hàng hóa, ngoài ra còn trồng 1ha sắn, 120 gốc bưởi Diễn. Mỗi năm, gia đình anh thu trên 150 triệu đồng. Sau vài ba năm tích cóp, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế có giá trị gần tỷ đồng, con cái học hành đầy đủ.
Không như Bạch Hà, xã Đại Minh lại chọn phát triển cây bưởi làm hướng đi chủ lực. Cây bưởi đã có trên đất Đại Minh từ rất lâu đời nhưng việc chăm sóc, thu hái không có kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2010, huyện, xã đã vận động nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm bưởi, nhờ vậy, cây bưởi đã "lên ngôi". Nếu như năm 2011 với trên 80ha bưởi, mỗi năm, người trồng bưởi ở đây thu chưa đầy 5 tỷ đồng thì đến năm 2013 thu 15 tỷ đồng, năm 2014 con số đã là 23 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 thu không dưới 28 tỷ đồng. Đi đúng hướng, phát huy hết lợi thế của mình nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt. Hiện, toàn xã có trên 70% là nhà xây, hàng trăm ngôi nhà có giá trị cả tỷ đồng, xe máy, ti vi nhà nào cũng có, hàng chục hộ có ô tô riêng, ô tô vận tải, 20% số hộ có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Đó không chỉ là điển hình mà nhìn một cách tổng thể cũng cho thấy sản xuất nông - lâm nghiệp ở Yên Bình đã có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt đồng thời tăng diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi theo hướng tăng giá trị thu nhập, lợi nhuận trên mỗi héc-ta canh tác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua gặp không ít khó khăn, phức tạp nhất là tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, sâu bệnh phá hại song sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển bình quân 5 năm (theo giá cố định) tăng 9,43%. Sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên 27.000 tấn, vượt chỉ tiêu Đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra. Diện tích cây màu ổn định, phát huy tốt lợi thế vùng đất bán ngập dưới cốt 58 hồ Thác Bà để cấy lúa và trồng màu, năng suất cây màu năm sau cao hơn so năm trước. Vùng chè 2.011ha tiếp tục được cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng; sản lượng chè búp tươi tiếp tục tăng lên, diện tích cải tạo chè bằng giống mới đến năm 2015 đạt 41,5% tổng diện tích.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Bạch Hà mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vùng cây ăn quả 1.120ha được chú trọng cải tạo, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Kinh tế đồi rừng cũng đã phát huy hiệu quả, trong 5 năm qua, toàn huyện trồng mới 13.507,7ha, vượt 8,1% so với mục tiêu Đại hội; tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 66%, là một trong những huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh. Chăn nuôi, thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi, sản lượng khai thác năm 2015 tăng 2,6 lần so với năm 2010. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chiếm 30%. Huyện đã xây dựng và hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh như vùng trọng điểm thâm canh lúa cao sản 500ha (trong đó có gần 60ha lúa đặc sản), vùng sắn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến 3.000ha, vùng chè tập trung 2.011ha.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành nông - lâm nghiệp ngày càng tăng từ giống cây trồng, vật nuôi đến các công nghệ sản xuất tiên tiến như: sản xuất mạ khay, kỹ thuật trồng ngô bầu, các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân bón theo hướng "3 tăng, 3 giảm", sử dụng phân viên dúi sâu cho lúa, phát triển chăn nuôi hàng hóa, ứng dụng nuôi trồng thủy sản theo phương thức bán thâm canh... góp phần làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Những hướng đi trong sản xuất nông - lâm nghiệp ở Yên Bình đã và đang phát huy hiệu quả, đó sẽ là nền tảng quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.