CTTĐT - Sáng ngày 17/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố dự hội nghị.
Điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hộ tịch. Luật Hộ tịch là đạo luật quan
trọng liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật hộ
tịch có những nội dung mới cơ bản như: Luật đề cao vai
trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký khai sinh,
cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh; Luật quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin
hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông
tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình
tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân; Luật quy định rõ việc miễn lệ phí Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công
với cách mạng,
người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật; đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; Luật quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ
tịch, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ này, tăng cường trách nhiệm và tính
chuyên nghiệp, hạn chế sai sót, vi phạm...
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe
giới thiệu những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Hộ tịch; nội dung Kế
hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch; định hướng xây dựng dự thảo Nghị định
quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch, Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc; vấn đề cấp sổ định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh
trong nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn
cước công dân; thực trạng và định hướng kiện toàn đội ngũ công chức làm công
tác hộ tịch đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Hộ tịch; Tình hình công tác thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng ký, quản lý hộ tịch, những giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng
ký, quản lý hộ tịch.
Hội nghị cũng được nghe các ý kiến
trao đổi, thảo luận từ các tỉnh/thành trong cả nước về các nội dung nêu trên
cũng như về tình hình triển khai, thi hành Luật Hộ tịch và các giải pháp đảm
bảo thi hành có hiệu quả Luật Hộ tịch; tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại
địa phương; những cơ hội và thách thức khi UBND cấp huyện tiếp nhận thẩm quyền
đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ UBND cấp tỉnh.
Luật Hộ tịch có hiệu lực
kể từ ngày 01/01/2016 nhiều nội dung mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công
tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung. Để Luật
được triển khai đi vào cuộc sống, trên cơ sở quy dịnh của Luật, Chính phủ sẽ
ban hành Nghị định quy định chi tiết các nội dung, đảm bảo Luật được triển khai
thực hiện có hiệu quả./.
2381 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 17/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố dự hội nghị.
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hộ tịch. Luật Hộ tịch là đạo luật quan
trọng liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật hộ
tịch có những nội dung mới cơ bản như: Luật đề cao vai
trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký khai sinh,
cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh; Luật quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin
hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông
tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình
tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân; Luật quy định rõ việc miễn lệ phí Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công
với cách mạng,
người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật; đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; Luật quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ
tịch, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ này, tăng cường trách nhiệm và tính
chuyên nghiệp, hạn chế sai sót, vi phạm...
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe
giới thiệu những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Hộ tịch; nội dung Kế
hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch; định hướng xây dựng dự thảo Nghị định
quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch, Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc; vấn đề cấp sổ định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh
trong nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn
cước công dân; thực trạng và định hướng kiện toàn đội ngũ công chức làm công
tác hộ tịch đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Hộ tịch; Tình hình công tác thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng ký, quản lý hộ tịch, những giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng
ký, quản lý hộ tịch.
Hội nghị cũng được nghe các ý kiến
trao đổi, thảo luận từ các tỉnh/thành trong cả nước về các nội dung nêu trên
cũng như về tình hình triển khai, thi hành Luật Hộ tịch và các giải pháp đảm
bảo thi hành có hiệu quả Luật Hộ tịch; tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại
địa phương; những cơ hội và thách thức khi UBND cấp huyện tiếp nhận thẩm quyền
đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ UBND cấp tỉnh.
Luật Hộ tịch có hiệu lực
kể từ ngày 01/01/2016 nhiều nội dung mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công
tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung. Để Luật
được triển khai đi vào cuộc sống, trên cơ sở quy dịnh của Luật, Chính phủ sẽ
ban hành Nghị định quy định chi tiết các nội dung, đảm bảo Luật được triển khai
thực hiện có hiệu quả./.