CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát điều kiện bảo quản trong sản xuất, chế biến, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc.
Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản lạc, đậu, vừng, hạt tiêu... có nguy cơ nhiễm nấm mốc Aflatoxin gây hại đến sức khoẻ người sử dụng
Kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng nhiễm Aflatoxin trong ớt bột cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm Aflatoxin B1 vượt ngưỡng cho phép là 36,25%. Nguyên nhân là do việc bảo quản ớt nguyên liệu trước chế biến và thành phẩm ớt bột sau chế biến chưa tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Nhằm tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ớt bột khô và các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc (lạc, đậu, vừng, hạt tiêu ...) để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản lạc, đậu, vừng, hạt tiêu... có nguy cơ nhiễm nấm mốc Aflatoxin gây hại đến sức khoẻ người sử dụng; vận động, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; QCVN 8-1:2011/BYT của Bộ Y tế về giới hạn cho phép đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm; TCVN 2080:2007 - Ớt Chilli và Ớt Capsicum, nguyên quả hoặc xay (dạng bột) - Các yêu cầu để hạn chế đến mức tối đa việc phát triển của nấm mốc sinh Aflatoxin. Tập trung vào điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản, kinh doanh thực phẩm nông sản và biện pháp phòng chống nấm mốc, côn trùng, động vật gây hại. Khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, hàng hoá có tem, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ và được cơ quan quản lý cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, thống kê danh sách các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm ớt khô và các sản phẩm có nguy cơ nhiễm nấm mốc cao như lạc, đậu, vừng, hạt tiêu ... để có biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm. Tăng cường giám sát chất lượng sản phẩm nông sản, chú trọng công tác lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu nấm mốc. Công khai danh sách các cơ sở có sản phẩm nhiễm chỉ tiêu nấm mốc trên các phương tiện thông tin.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm (đặc biệt là các phụ gia có thành phần ớt bột khô) trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu, tinh bột, rượu, bánh... sử dụng sản phẩm nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc (đậu, lạc, vừng, hạt tiêu ...); quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là các sản phẩm ớt bột khô không có tem nhãn mác tại các chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm do ngành quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản lạc, đậu, vừng... có nguy cơ nhiễm nấm mốc Aflatoxin gây hại đến sức khoẻ người sử dụng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương tăng cường công tác rà soát, thống kê, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
1131 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát điều kiện bảo quản trong sản xuất, chế biến, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc.Kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng nhiễm Aflatoxin trong ớt bột cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm Aflatoxin B1 vượt ngưỡng cho phép là 36,25%. Nguyên nhân là do việc bảo quản ớt nguyên liệu trước chế biến và thành phẩm ớt bột sau chế biến chưa tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Nhằm tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ớt bột khô và các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc (lạc, đậu, vừng, hạt tiêu ...) để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản lạc, đậu, vừng, hạt tiêu... có nguy cơ nhiễm nấm mốc Aflatoxin gây hại đến sức khoẻ người sử dụng; vận động, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; QCVN 8-1:2011/BYT của Bộ Y tế về giới hạn cho phép đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm; TCVN 2080:2007 - Ớt Chilli và Ớt Capsicum, nguyên quả hoặc xay (dạng bột) - Các yêu cầu để hạn chế đến mức tối đa việc phát triển của nấm mốc sinh Aflatoxin. Tập trung vào điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản, kinh doanh thực phẩm nông sản và biện pháp phòng chống nấm mốc, côn trùng, động vật gây hại. Khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, hàng hoá có tem, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ và được cơ quan quản lý cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, thống kê danh sách các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm ớt khô và các sản phẩm có nguy cơ nhiễm nấm mốc cao như lạc, đậu, vừng, hạt tiêu ... để có biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm. Tăng cường giám sát chất lượng sản phẩm nông sản, chú trọng công tác lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu nấm mốc. Công khai danh sách các cơ sở có sản phẩm nhiễm chỉ tiêu nấm mốc trên các phương tiện thông tin.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm (đặc biệt là các phụ gia có thành phần ớt bột khô) trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu, tinh bột, rượu, bánh... sử dụng sản phẩm nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc (đậu, lạc, vừng, hạt tiêu ...); quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là các sản phẩm ớt bột khô không có tem nhãn mác tại các chợ, các cơ sở kinh doanh thực phẩm do ngành quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản lạc, đậu, vừng... có nguy cơ nhiễm nấm mốc Aflatoxin gây hại đến sức khoẻ người sử dụng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương tăng cường công tác rà soát, thống kê, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.