Ngày 12/9/2011, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ dâng hương tại đình Kỳ Can
1. Tên Di tích: Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích: Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011, UBND tỉnh Yên Bái công nhận đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đi đến Di tích:
Đình Kỳ Can tọa lạc trên gò đất cao, thoáng mát cách UBND xã Y Can 300m về hướng Đông Bắc. Đình có nhiều lối đi vào, nhưng lối chính dẫn vào đình cách đường tỉnh lộ Quy Mông - Hoàng Thắng khoảng 50m về hướng Tây.
5. Sơ lược lịch sử Di tích:
Đình Kỳ Can là thiết chế tín ngưỡng tâm linh được lưu giữ và bảo tồn trong hàng trăm năm qua, nơi đây còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ của một công trình kiến trúc gỗ từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đình Kỳ Can nay thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình có vị trí phong thủy đẹp, đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được nhiều các hiện vật quý giá, qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong xã và trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa của hyện và của tỉnh.
Đình thờ Ngũ vị thành hoàng có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Thọ gồm các họ Chu, Lê, Hoàng, Đào, Nguyễn là những người có công khai khẩn vùng đất xã Y Can ngày nay. Ngoài ra, Đình còn thờ nhân vật có tên húy là Thị Xuân, người quê ở Phú Thọ vốn nổi tiếng với tài hát ả đào - ca trù (được tôn là Ca nương), bà đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu làng Kỳ Can nghệ thuật hát ca trù đặc sắc của dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Kỳ Can là nơi thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến lâm thời của xã Y Can, đây còn là nơi dừng chân của bộ đội, là trụ sở phát động “tuần lễ vàng” của xã. Ngoài ra, tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện khác như: Cuộc họp của cán bộ Việt Minh bàn về các công việc của làng xã như phát động đào mương thủy lợi, khai hóa đất đai, phát động các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và các phòng trào “hũ gạo kháng chiến’, “nhường cơm sẻ áo”… Đình Kỳ Can cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc tuyên truyền, vận động đường lối cách mạng của Đảng cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất, thành lập các tổ chức Nông hội, Thanh niên cứu quốc và củng cố lực lượng du kích.
Sau hơn nửa thế kỷ bị mai một do chiến tranh và thiên tai, đình Kỳ Can chỉ còn giữ lại được cảnh quan và khuôn viên. Trong buổi lễ đón nhận bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh, đông đảo các tổ chức xã hội, những người con xa quê và nhân dân ở 12 thôn trong xã đã đến chiêm bái, dâng hương tại ngôi đình. Năm 2013, Đình được khởi công trùng tu tôn tạo theo lối chữ nhất với 03 gian đại bái và 01 gian hậu cung. Nơi đây đã thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong xã và du khách thập phương.
2858 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 12/9/2011, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích: Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích: Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011, UBND tỉnh Yên Bái công nhận đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đi đến Di tích:
Đình Kỳ Can tọa lạc trên gò đất cao, thoáng mát cách UBND xã Y Can 300m về hướng Đông Bắc. Đình có nhiều lối đi vào, nhưng lối chính dẫn vào đình cách đường tỉnh lộ Quy Mông - Hoàng Thắng khoảng 50m về hướng Tây.
5. Sơ lược lịch sử Di tích:
Đình Kỳ Can là thiết chế tín ngưỡng tâm linh được lưu giữ và bảo tồn trong hàng trăm năm qua, nơi đây còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ của một công trình kiến trúc gỗ từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đình Kỳ Can nay thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình có vị trí phong thủy đẹp, đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được nhiều các hiện vật quý giá, qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong xã và trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa của hyện và của tỉnh.
Đình thờ Ngũ vị thành hoàng có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Thọ gồm các họ Chu, Lê, Hoàng, Đào, Nguyễn là những người có công khai khẩn vùng đất xã Y Can ngày nay. Ngoài ra, Đình còn thờ nhân vật có tên húy là Thị Xuân, người quê ở Phú Thọ vốn nổi tiếng với tài hát ả đào - ca trù (được tôn là Ca nương), bà đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu làng Kỳ Can nghệ thuật hát ca trù đặc sắc của dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Kỳ Can là nơi thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến lâm thời của xã Y Can, đây còn là nơi dừng chân của bộ đội, là trụ sở phát động “tuần lễ vàng” của xã. Ngoài ra, tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện khác như: Cuộc họp của cán bộ Việt Minh bàn về các công việc của làng xã như phát động đào mương thủy lợi, khai hóa đất đai, phát động các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và các phòng trào “hũ gạo kháng chiến’, “nhường cơm sẻ áo”… Đình Kỳ Can cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc tuyên truyền, vận động đường lối cách mạng của Đảng cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất, thành lập các tổ chức Nông hội, Thanh niên cứu quốc và củng cố lực lượng du kích.
Sau hơn nửa thế kỷ bị mai một do chiến tranh và thiên tai, đình Kỳ Can chỉ còn giữ lại được cảnh quan và khuôn viên. Trong buổi lễ đón nhận bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh, đông đảo các tổ chức xã hội, những người con xa quê và nhân dân ở 12 thôn trong xã đã đến chiêm bái, dâng hương tại ngôi đình. Năm 2013, Đình được khởi công trùng tu tôn tạo theo lối chữ nhất với 03 gian đại bái và 01 gian hậu cung. Nơi đây đã thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong xã và du khách thập phương.
Các bài khác
- Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích Đình Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Trung đoàn 165 xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Chùa Linh Thông - thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích Gò Cọ - làng Chiềng, thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích lịch sử Kế Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích đền và chùa Văn Phú, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (28/06/2017)
- Di tích Vườn hoa - Nhà kèn, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/06/2017)
Xem thêm »