Năm 2015, Chi cục Thuế huyện Trấn Yên (Yên Bái) được giao dự toán thu ngân sách 59,5 tỷ đồng, dự toán phấn đấu 61 tỷ đồng. Đây là một thách thức lớn mà huyện Trấn Yên phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Cán bộ Chi cục Thuế huyện Trấn Yên triển khai công tác thu ngân sách những tháng cuối năm 2015.
Ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện tăng cường triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu ngân sách; tham mưu với huyện có các chính sách cho doanh nghiệp về vốn vay, địa điểm kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển sản xuất. UBND huyện đã tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn đồng thời mời gọi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Cùng với đó, Chi cục đã đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, tổ chức các hội nghị tập huấn kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử cho 100% các doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình thức đa dạng như: Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, tư vấn, giải đáp qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tổ chức hội nghị tọa đàm, đối thoại với người nộp thuế... Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường cải cách hành chính, khai thác hiệu quả hệ thống quản lý thuế tập trung, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người nộp thuế...
Tuy nhiên, số thu ngân sách của huyện Trấn Yên vẫn đạt thấp. Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện, 6 tháng đầu năm 2015, tổng thu ngân sách thực hiện chỉ đạt 24 tỷ đồng (bằng 40% dự toán tỉnh giao và 39% dự toán phấn đấu, giảm 12% so với cùng kỳ); trong đó, thuế thu nhập cá nhân 990 triệu đồng, các khoản thu từ đất 3,2 tỷ đồng, lệ phí trước bạ 1,9 tỷ đồng, thu khác ngân sách 1,3 tỷ đồng, ngoài quốc doanh 14,1 tỷ đồng, phí, lệ phí 2,4 tỷ đồng.
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc giảm thu ngoài quốc doanh cho thấy, thuế giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn ở một số ngành nghề kinh doanh đã giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, số thuế phát sinh kê khai của doanh nghiệp từ đầu năm đến nay mới đạt 5 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ), điển hình là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè nộp 800 triệu đồng (giảm 2,2 tỷ đồng so cùng kỳ). Sản lượng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 31.000 tấn, giảm 52.000 tấn, giảm trên 2 tỷ đồng tiền thuế tài nguyên so cùng kỳ.
Đánh giá về những khó khăn tác động đến nguồn thu, ông Trần Duy Chiến - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Trấn Yên cho biết: “Nguyên nhân việc thu ngân sách của huyện đạt thấp là do một số doanh nghiệp trước đây có trụ sở đăng ký tại huyện nhưng thực tế nhà máy, địa điểm kinh doanh đóng trên thành phố Yên Bái nên đã chuyển đăng ký kê khai về thành phố như: Công ty TNHH Minh Thiện, Công ty TNHH Du lịch Bảo An. Các doanh nghiệp của huyện chủ yếu là sản xuất, chế biến chè, gỗ, khai thác khoáng sản. Huyện có 2 doanh nghiệp sản xuất chè hàng năm có đóng góp lớn cho ngân sách địa phương là: Công ty TNHH Chè Hữu Hảo và Công ty TNHH Hưng Thịnh thì nay chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Chi cục đang quản lý 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng sắt có giấy phép khai thác tại 14 điểm mỏ. Số thu đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo dự toán chiếm 42% trên tổng số thu trên địa bàn. Từ cuối năm 2014, thị trường quặng sắt trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá bán quặng giảm mạnh, do vậy, hầu hết các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, cùng với đó, một số doanh nghiệp hết hạn khai thác như: Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Hòa, Công ty cổ phần Khoáng sản Hưng Phát, từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu...".
Từ nay đến cuối năm, huyện Trấn Yên còn phải thu vào ngân sách trên 36 tỷ đồng, trong đó, thu ngoài quốc doanh 22 tỷ đồng. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Chi cục cần tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, chính sách pháp luật thuế cho các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế trên địa bàn; giải quyết các thủ tục hành chính về thuế một cách nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người nộp thuế; rà soát, phân tích, dự báo sát nguồn thu hàng tháng theo từng sắc thuế, lĩnh vực thu, từng doanh nghiệp; chủ động nắm bắt nguồn thu tiềm tàng của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh để có biện pháp khai thác tăng thu; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kê khai thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế; nâng cao chất lượng việc kê khai thuế nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp không kê khai, kê khai không đúng; rà soát, quản lý khai thác mọi nguồn thu phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó, tập trung chủ yếu vào khai thác nguồn thu phí bảo vệ môi trường từ hoạt động san lấp, đào đắp đất trong quá trình thi công của các công trình xây dựng....
1561 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2015, Chi cục Thuế huyện Trấn Yên (Yên Bái) được giao dự toán thu ngân sách 59,5 tỷ đồng, dự toán phấn đấu 61 tỷ đồng. Đây là một thách thức lớn mà huyện Trấn Yên phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện tăng cường triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu ngân sách; tham mưu với huyện có các chính sách cho doanh nghiệp về vốn vay, địa điểm kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển sản xuất. UBND huyện đã tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn đồng thời mời gọi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Cùng với đó, Chi cục đã đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, tổ chức các hội nghị tập huấn kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử cho 100% các doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình thức đa dạng như: Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, tư vấn, giải đáp qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tổ chức hội nghị tọa đàm, đối thoại với người nộp thuế... Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường cải cách hành chính, khai thác hiệu quả hệ thống quản lý thuế tập trung, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người nộp thuế...
Tuy nhiên, số thu ngân sách của huyện Trấn Yên vẫn đạt thấp. Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện, 6 tháng đầu năm 2015, tổng thu ngân sách thực hiện chỉ đạt 24 tỷ đồng (bằng 40% dự toán tỉnh giao và 39% dự toán phấn đấu, giảm 12% so với cùng kỳ); trong đó, thuế thu nhập cá nhân 990 triệu đồng, các khoản thu từ đất 3,2 tỷ đồng, lệ phí trước bạ 1,9 tỷ đồng, thu khác ngân sách 1,3 tỷ đồng, ngoài quốc doanh 14,1 tỷ đồng, phí, lệ phí 2,4 tỷ đồng.
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc giảm thu ngoài quốc doanh cho thấy, thuế giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn ở một số ngành nghề kinh doanh đã giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, số thuế phát sinh kê khai của doanh nghiệp từ đầu năm đến nay mới đạt 5 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ), điển hình là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè nộp 800 triệu đồng (giảm 2,2 tỷ đồng so cùng kỳ). Sản lượng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 31.000 tấn, giảm 52.000 tấn, giảm trên 2 tỷ đồng tiền thuế tài nguyên so cùng kỳ.
Đánh giá về những khó khăn tác động đến nguồn thu, ông Trần Duy Chiến - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Trấn Yên cho biết: “Nguyên nhân việc thu ngân sách của huyện đạt thấp là do một số doanh nghiệp trước đây có trụ sở đăng ký tại huyện nhưng thực tế nhà máy, địa điểm kinh doanh đóng trên thành phố Yên Bái nên đã chuyển đăng ký kê khai về thành phố như: Công ty TNHH Minh Thiện, Công ty TNHH Du lịch Bảo An. Các doanh nghiệp của huyện chủ yếu là sản xuất, chế biến chè, gỗ, khai thác khoáng sản. Huyện có 2 doanh nghiệp sản xuất chè hàng năm có đóng góp lớn cho ngân sách địa phương là: Công ty TNHH Chè Hữu Hảo và Công ty TNHH Hưng Thịnh thì nay chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Chi cục đang quản lý 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng sắt có giấy phép khai thác tại 14 điểm mỏ. Số thu đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo dự toán chiếm 42% trên tổng số thu trên địa bàn. Từ cuối năm 2014, thị trường quặng sắt trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá bán quặng giảm mạnh, do vậy, hầu hết các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, cùng với đó, một số doanh nghiệp hết hạn khai thác như: Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Hòa, Công ty cổ phần Khoáng sản Hưng Phát, từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu...".
Từ nay đến cuối năm, huyện Trấn Yên còn phải thu vào ngân sách trên 36 tỷ đồng, trong đó, thu ngoài quốc doanh 22 tỷ đồng. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Chi cục cần tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, chính sách pháp luật thuế cho các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế trên địa bàn; giải quyết các thủ tục hành chính về thuế một cách nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người nộp thuế; rà soát, phân tích, dự báo sát nguồn thu hàng tháng theo từng sắc thuế, lĩnh vực thu, từng doanh nghiệp; chủ động nắm bắt nguồn thu tiềm tàng của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh để có biện pháp khai thác tăng thu; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kê khai thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế; nâng cao chất lượng việc kê khai thuế nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp không kê khai, kê khai không đúng; rà soát, quản lý khai thác mọi nguồn thu phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó, tập trung chủ yếu vào khai thác nguồn thu phí bảo vệ môi trường từ hoạt động san lấp, đào đắp đất trong quá trình thi công của các công trình xây dựng....