Những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Đó là kết quả của chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện thâm canh của người dân địa phương.
Mô hình trồng cà chua cho thu nhập cao của nông dân phường Tân An.
Đồng chí Đỗ Quang Minh - Chủ tịch UBND thị
xã Nghĩa Lộ cho biết: “Từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là thực hiện Đề án Phát
triển nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2014 - 2015, định hướng đến năm
2020, thị xã đã lập quy hoạch và tổ chức thực hiện các vùng sản xuất chuyên
canh, vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao với tổng diện tích gieo trồng
cả năm 812 ha. Trong sản xuất lúa hàng hóa, Nghĩa Lộ đẩy mạnh ứng dụng khoa học
kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng tăng diện tích lúa chất lượng cao,
lúa nếp các loại. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của thị xã tăng trưởng ổn định,
giá trị thu nhập trên 1ha đất 2 vụ lúa năm 2015 ước đạt 126 triệu đồng, gấp 1,5
lần so năm 2010...”.
Hàng năm, diện tích lúa hàng hóa của thị xã
đạt trên 1.000ha, năng suất bình quân đạt 113 tạ/ha, sản lượng đạt 11.300 tấn.
Bình quân thu nhập 1ha lúa chất lượng cao đạt 83 - 85 triệu đồng/vụ/năm, cao
hơn so với vùng sản xuất lúa khác từ 15 - 20 triệu đồng/ha.
Theo bà Lê Thị Kim Hoa - Trưởng Phòng Kinh
tế thị xã, cùng với thâm canh lúa, các mô hình trồng nấm rơm được triển khai
thực hiện từ vụ đông năm 2012 - 2014. Qua 3 vụ nấm, mô hình cho thấy phù hợp
với trình độ, khả năng tiếp cận của người dân bởi chu kỳ sản xuất chỉ từ 1 -
1,5 tháng, chi phí đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Bình quân 1
tấn nguyên liệu sản xuất đạt trên 115kg nấm, với giá thị trường 70.000 đồng/kg,
sau khi trừ chi phí, người trồng nấm thu lãi 5,5 triệu đồng/1 tấn nguyên liệu,
cũng là thu nhập đáng kể. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn nhiều mô hình, dự
án sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như: thâm canh ngô tím
Fancy 111, sau khi trừ chi phí sản xuất, người nông dân thu lãi trên 50 triệu
đồng/ha; trồng cà chua Montavi (Ấn Độ), súp lơ xanh VL - 1772 (Nhật Bản), trồng
hoa trong nhà lưới...
Trong chăn nuôi, thị xã vận động nhân dân
tích cực đưa giống mới có giá trị cao vào sản xuất, phát triển chăn nuôi theo
hướng trang trại, gia trại. Trong 2 năm (2013 - 2014), ngoài các mô hình chăn
nuôi truyền thống, Nghĩa Lộ còn phát triển nuôi chim bồ câu Pháp với 10 hộ tham
gia (25 cặp chim bố, mẹ/hộ). Trung bình một cặp chim giống cho thu trên 1,7 triệu
đồng, sau khi trừ chi phí, cho lãi gần 700 nghìn đồng/năm. Vì thế, nuôi chim bồ
câu Pháp hiệu quả cao hơn nhiều so với nuôi các loại gia súc, gia cầm khác do
chi phí đầu tư không quá cao, không tốn nhiều công sức để chăm sóc lại nhanh
thu hồi vốn.
Cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhà
nước được thực hiện đã giúp người nông dân thay đổi tư duy theo hướng sản xuất
hàng hóa góp phần nâng cao giá trị thu nhập/ha đất canh tác, hình thành vùng
chuyên canh, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình.
Gia đình anh Hoàng Văn Lâm - thôn Bản Xa,
xã Nghĩa Lợi là một trong những hộ điển hình phát triển chăn nuôi lợn theo
hướng hàng hóa. Anh Lâm chỉ ngôi nhà sàn khang trang mới làm phấn khởi cho
biết: “Căn nhà sàn mới dựng này là từ chăn nuôi lợn mà ra đấy. Chả nói đâu xa,
cách đây vài năm, kinh tế gia đình còn khó khăn lắm, cả bốn miệng ăn chỉ trông
vào ít ruộng, nuôi mấy con lợn. Năm 2011, gia đình được hỗ trợ 20 triệu đồng từ
chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, gia đình tôi đầu
tư chuồng trại nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiệu quả đúng là thấy rõ,
năm 2014, từ chăn nuôi lợn gia đình thu về gần 300 triệu đồng; năm nay, do nhu
cầu thị trường thấp hơn nên 6 tháng đầu năm thu được 100 triệu đồng”. Hộ gia
đình anh Lò Văn Chắp - bản Chao Hạ 2 cũng được các chương trình hỗ trợ nhân
rộng mô hình trồng nấm, trồng rau chất lượng cao mỗi năm cũng thu về trên 100
triệu đồng.
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa ở thị xã Nghĩa Lộ đã đạt những kết quả bước đầu, song chưa tương xứng
so với tiềm năng của địa phương. Trong thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ tập trung
thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng
toàn diện, sản xuất hàng hoá, duy trì vùng sản xuất lúa hàng hoá đạt 500 ha; sử
dụng giống năng suất, chất lượng cao, nghiên cứu vùng sản xuất lúa giống, thử
nghiệm mô hình một số cánh đồng gieo cấy cùng trà, cùng giống; phấn đấu đưa
diện tích đất 2 vụ lúa vào sản xuất vụ 3 đạt 85% trở lên, nhân rộng các mô hình
cây trồng có giá trị kinh tế cao... nâng giá trị thu nhập trên 1ha đất canh
tác lên 150 triệu đồng/năm...
1553 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Đó là kết quả của chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện thâm canh của người dân địa phương.
Đồng chí Đỗ Quang Minh - Chủ tịch UBND thị
xã Nghĩa Lộ cho biết: “Từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là thực hiện Đề án Phát
triển nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2014 - 2015, định hướng đến năm
2020, thị xã đã lập quy hoạch và tổ chức thực hiện các vùng sản xuất chuyên
canh, vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao với tổng diện tích gieo trồng
cả năm 812 ha. Trong sản xuất lúa hàng hóa, Nghĩa Lộ đẩy mạnh ứng dụng khoa học
kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng tăng diện tích lúa chất lượng cao,
lúa nếp các loại. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của thị xã tăng trưởng ổn định,
giá trị thu nhập trên 1ha đất 2 vụ lúa năm 2015 ước đạt 126 triệu đồng, gấp 1,5
lần so năm 2010...”.
Hàng năm, diện tích lúa hàng hóa của thị xã
đạt trên 1.000ha, năng suất bình quân đạt 113 tạ/ha, sản lượng đạt 11.300 tấn.
Bình quân thu nhập 1ha lúa chất lượng cao đạt 83 - 85 triệu đồng/vụ/năm, cao
hơn so với vùng sản xuất lúa khác từ 15 - 20 triệu đồng/ha.
Theo bà Lê Thị Kim Hoa - Trưởng Phòng Kinh
tế thị xã, cùng với thâm canh lúa, các mô hình trồng nấm rơm được triển khai
thực hiện từ vụ đông năm 2012 - 2014. Qua 3 vụ nấm, mô hình cho thấy phù hợp
với trình độ, khả năng tiếp cận của người dân bởi chu kỳ sản xuất chỉ từ 1 -
1,5 tháng, chi phí đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Bình quân 1
tấn nguyên liệu sản xuất đạt trên 115kg nấm, với giá thị trường 70.000 đồng/kg,
sau khi trừ chi phí, người trồng nấm thu lãi 5,5 triệu đồng/1 tấn nguyên liệu,
cũng là thu nhập đáng kể. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn nhiều mô hình, dự
án sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như: thâm canh ngô tím
Fancy 111, sau khi trừ chi phí sản xuất, người nông dân thu lãi trên 50 triệu
đồng/ha; trồng cà chua Montavi (Ấn Độ), súp lơ xanh VL - 1772 (Nhật Bản), trồng
hoa trong nhà lưới...
Trong chăn nuôi, thị xã vận động nhân dân
tích cực đưa giống mới có giá trị cao vào sản xuất, phát triển chăn nuôi theo
hướng trang trại, gia trại. Trong 2 năm (2013 - 2014), ngoài các mô hình chăn
nuôi truyền thống, Nghĩa Lộ còn phát triển nuôi chim bồ câu Pháp với 10 hộ tham
gia (25 cặp chim bố, mẹ/hộ). Trung bình một cặp chim giống cho thu trên 1,7 triệu
đồng, sau khi trừ chi phí, cho lãi gần 700 nghìn đồng/năm. Vì thế, nuôi chim bồ
câu Pháp hiệu quả cao hơn nhiều so với nuôi các loại gia súc, gia cầm khác do
chi phí đầu tư không quá cao, không tốn nhiều công sức để chăm sóc lại nhanh
thu hồi vốn.
Cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhà
nước được thực hiện đã giúp người nông dân thay đổi tư duy theo hướng sản xuất
hàng hóa góp phần nâng cao giá trị thu nhập/ha đất canh tác, hình thành vùng
chuyên canh, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình.
Gia đình anh Hoàng Văn Lâm - thôn Bản Xa,
xã Nghĩa Lợi là một trong những hộ điển hình phát triển chăn nuôi lợn theo
hướng hàng hóa. Anh Lâm chỉ ngôi nhà sàn khang trang mới làm phấn khởi cho
biết: “Căn nhà sàn mới dựng này là từ chăn nuôi lợn mà ra đấy. Chả nói đâu xa,
cách đây vài năm, kinh tế gia đình còn khó khăn lắm, cả bốn miệng ăn chỉ trông
vào ít ruộng, nuôi mấy con lợn. Năm 2011, gia đình được hỗ trợ 20 triệu đồng từ
chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, gia đình tôi đầu
tư chuồng trại nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiệu quả đúng là thấy rõ,
năm 2014, từ chăn nuôi lợn gia đình thu về gần 300 triệu đồng; năm nay, do nhu
cầu thị trường thấp hơn nên 6 tháng đầu năm thu được 100 triệu đồng”. Hộ gia
đình anh Lò Văn Chắp - bản Chao Hạ 2 cũng được các chương trình hỗ trợ nhân
rộng mô hình trồng nấm, trồng rau chất lượng cao mỗi năm cũng thu về trên 100
triệu đồng.
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa ở thị xã Nghĩa Lộ đã đạt những kết quả bước đầu, song chưa tương xứng
so với tiềm năng của địa phương. Trong thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ tập trung
thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng
toàn diện, sản xuất hàng hoá, duy trì vùng sản xuất lúa hàng hoá đạt 500 ha; sử
dụng giống năng suất, chất lượng cao, nghiên cứu vùng sản xuất lúa giống, thử
nghiệm mô hình một số cánh đồng gieo cấy cùng trà, cùng giống; phấn đấu đưa
diện tích đất 2 vụ lúa vào sản xuất vụ 3 đạt 85% trở lên, nhân rộng các mô hình
cây trồng có giá trị kinh tế cao... nâng giá trị thu nhập trên 1ha đất canh
tác lên 150 triệu đồng/năm...