Để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã tập trung khai thác lợi thế phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Lãnh đạo xã Hán Đà kiểm tra chất lượng các vườn cây ăn quả trên địa bàn.
Hán Đà có 14 thôn, 1.169 hộ với 4.440 nhân khẩu. Đời sống nhân dân chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất; đưa những loại cây, con giống có năng suất và giá trị kinh tế cao vào xây dựng mô hình.
Đồng thời, chú trọng phối hợp với khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn để chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Hàng năm, xã đã chỉ đạo nhân dân làm tốt việc gieo cấy 194 ha ruộng 2 vụ, năng suất đạt từ 49 đến 54 tạ/ha; gieo trồng 76 ha ngô trên đất soi bãi, đất 2 vụ lúa; trồng các loại cây màu khác như: sắn, khoai lang, khoai tây, lạc, rau, đỗ, đậu...
Cùng với thâm canh các loại cây trồng, xã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. Hiện, toàn xã có đàn trâu, bò trên 400 con, lợn 3.237 con và 85.000 con gia cầm, thủy cầm. Để duy trì, phát triển bền vững ngành chăn nuôi, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đầu tư làm chuồng, trại, trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi. Thường xuyên cử cán bộ thú y xuống cơ sở hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh vật nuôi.
Bằng cách tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, người dân đã biết ứng dụng kiến thức KHKT vào sản xuất, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ. Qua đó, đã xuất hiện nhiều điển hình làm kinh tế giỏi như các hộ: Đặng Văn Hãnh ở thôn Hồng Quân 1; Nguyễn Tiến Sơn ở thôn Hán Đà 3 với mô hình chăn nuôi 20 lợn nái, 100 con lợn thịt; Bùi Quang Thái ở thôn Hán Đà 1 có quy mô chăn nuôi 1.000 con gà; Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Phúc Hòa 2 làm kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng...
Trồng cây ăn quả cũng mang lại nguồn thu nhập khá và ổn định nên phần lớn người dân tham gia. Toàn xã có trên 125 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 88 ha bưởi và năm 2016 cây bưởi cho thu về trên 20 tỷ đồng; dự kiến năm 2017 sẽ thu khoảng từ 23 - 24 tỷ đồng.
Điển hình như ông Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Phúc Hòa 2, vụ bưởi năm 2016, thu 160 triệu đồng tiền bưởi và năm 2017 ước tính thu về trên 200 triệu đồng. Bên cạnh trồng bưởi, ông Sơn còn nuôi ong mật, lợn, cá... tạo nguồn thu mỗi năm từ 300 đến 400 triệu đồng.
Cây chè cũng là cây đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con, nên bà con đã tích cực đầu tư thâm canh chè. Toàn xã hiện có 159,6 ha chè, năng suất bình quân đạt 9,5 tấn búp tươi/ha, sản lượng đạt 1.235 tấn, giá bán từ 3.500 đồng đến 4.000 đồng/kg. Với mức giá này, cây chè đã đem về cho bà con trên 4 tỷ đồng mỗi năm.
Đồng thời, Hán Đà cũng là địa phương có tiềm năng kinh tế rừng, nên xã vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế đồi rừng. Hiện, toàn xã có 1.200 ha rừng trồng các loại, mỗi năm khai thác gỗ đem về gần 7,6 tỷ đồng.
Trong xã hiện có 1 hợp tác xã khai thác vật liệu xây dựng, 1 hợp tác xã phát triển chăn nuôi, dịch vụ tổng hợp, 12 xưởng chế biến gỗ rừng trồng, 4 xưởng gạch bê tông, 155 hộ chế biến chè xanh và 135 hộ kinh doanh dịch vụ đã tạo được việc làm thường xuyên cho 350 đến gần 500 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3,2 đến 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Đời sống của bà con được nâng lên và thu nhập bình quân năm 2016 của xã đạt trên 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11% năm 2016. Ông Phạm Văn Minh, thôn Trác Đà 2 cho biết: "Kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định, nên người dân đã tích cực đóng góp tiền của để làm mới, tu sửa các tuyến đường liên thôn, tạo thuận lợi cho đi lại, giao thương”.
Với hướng đi này, xã Hán Đà xác định sẽ tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, phát huy lợi thế để không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
1392 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã tập trung khai thác lợi thế phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Hán Đà có 14 thôn, 1.169 hộ với 4.440 nhân khẩu. Đời sống nhân dân chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất; đưa những loại cây, con giống có năng suất và giá trị kinh tế cao vào xây dựng mô hình.
Đồng thời, chú trọng phối hợp với khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn để chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Hàng năm, xã đã chỉ đạo nhân dân làm tốt việc gieo cấy 194 ha ruộng 2 vụ, năng suất đạt từ 49 đến 54 tạ/ha; gieo trồng 76 ha ngô trên đất soi bãi, đất 2 vụ lúa; trồng các loại cây màu khác như: sắn, khoai lang, khoai tây, lạc, rau, đỗ, đậu...
Cùng với thâm canh các loại cây trồng, xã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. Hiện, toàn xã có đàn trâu, bò trên 400 con, lợn 3.237 con và 85.000 con gia cầm, thủy cầm. Để duy trì, phát triển bền vững ngành chăn nuôi, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đầu tư làm chuồng, trại, trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi. Thường xuyên cử cán bộ thú y xuống cơ sở hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh vật nuôi.
Bằng cách tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, người dân đã biết ứng dụng kiến thức KHKT vào sản xuất, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ. Qua đó, đã xuất hiện nhiều điển hình làm kinh tế giỏi như các hộ: Đặng Văn Hãnh ở thôn Hồng Quân 1; Nguyễn Tiến Sơn ở thôn Hán Đà 3 với mô hình chăn nuôi 20 lợn nái, 100 con lợn thịt; Bùi Quang Thái ở thôn Hán Đà 1 có quy mô chăn nuôi 1.000 con gà; Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Phúc Hòa 2 làm kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng...
Trồng cây ăn quả cũng mang lại nguồn thu nhập khá và ổn định nên phần lớn người dân tham gia. Toàn xã có trên 125 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 88 ha bưởi và năm 2016 cây bưởi cho thu về trên 20 tỷ đồng; dự kiến năm 2017 sẽ thu khoảng từ 23 - 24 tỷ đồng.
Điển hình như ông Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Phúc Hòa 2, vụ bưởi năm 2016, thu 160 triệu đồng tiền bưởi và năm 2017 ước tính thu về trên 200 triệu đồng. Bên cạnh trồng bưởi, ông Sơn còn nuôi ong mật, lợn, cá... tạo nguồn thu mỗi năm từ 300 đến 400 triệu đồng.
Cây chè cũng là cây đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con, nên bà con đã tích cực đầu tư thâm canh chè. Toàn xã hiện có 159,6 ha chè, năng suất bình quân đạt 9,5 tấn búp tươi/ha, sản lượng đạt 1.235 tấn, giá bán từ 3.500 đồng đến 4.000 đồng/kg. Với mức giá này, cây chè đã đem về cho bà con trên 4 tỷ đồng mỗi năm.
Đồng thời, Hán Đà cũng là địa phương có tiềm năng kinh tế rừng, nên xã vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế đồi rừng. Hiện, toàn xã có 1.200 ha rừng trồng các loại, mỗi năm khai thác gỗ đem về gần 7,6 tỷ đồng.
Trong xã hiện có 1 hợp tác xã khai thác vật liệu xây dựng, 1 hợp tác xã phát triển chăn nuôi, dịch vụ tổng hợp, 12 xưởng chế biến gỗ rừng trồng, 4 xưởng gạch bê tông, 155 hộ chế biến chè xanh và 135 hộ kinh doanh dịch vụ đã tạo được việc làm thường xuyên cho 350 đến gần 500 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3,2 đến 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Đời sống của bà con được nâng lên và thu nhập bình quân năm 2016 của xã đạt trên 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11% năm 2016. Ông Phạm Văn Minh, thôn Trác Đà 2 cho biết: "Kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định, nên người dân đã tích cực đóng góp tiền của để làm mới, tu sửa các tuyến đường liên thôn, tạo thuận lợi cho đi lại, giao thương”.
Với hướng đi này, xã Hán Đà xác định sẽ tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, phát huy lợi thế để không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.