Ngày 16/7/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1119/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử đền Gò Chùa
1. Tên Di tích: Di tích lịch sử đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Thánh Mẫu từ (Đền Thánh Mẫu).
2. Loại hình Di tích: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích: Quyết định số 1119/QĐ - UBND, ngày 16/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, công nhận Di tích lịch sử đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích:
Di tích đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên cách trung tâm thành phố Yên Bái 45 km, cách trung tâm thị trấn Mậu A 5 km. Để đi đến Di tích, có thể đi theo đường bộ hoặc đường sắt đều thuận lợi. Nếu đi theo đường bộ, bắt đầu từ bến xe Yên Bái (km 0) theo đường tỉnh lộ 151 khoảng 40 km đến thị trấn Mậu A, qua cầu Mậu A đến Ủy ban nhân dân xã An Thịnh, đi tiếp 1,5 km là đến Di tích. Hoặc du khách có thể đi theo đường Âu Lâu - Quy Mông - An Thịnh khoảng 45 km, tới Ủy ban nhân dân xã An Thịnh, đi tiếp 1,5 km là đến Di tích này.
5. Sơ lược lịch sử Di tích:
Từ xa xưa, đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại với nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Thờ Thánh Mẫu là một tín ngưỡng dân gian bản địa trong đời sống văn hóa của người Việt. Việc thờ Thánh Mẫu không chỉ thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ mà nhân dân còn cho rằng các vị thần ấy có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người. Tục thờ Thánh Mẫu đã trở thành một nhu cầu tín ngưỡng không thể thiếu, nhằm thỏa mãn tâm lý của người nông dân, cầu mong phồn thực, sự sinh sôi nảy nở, mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc - Lộc - Thọ). Từ khởi nguồn đó, ở xã Đại Phác (thuộc tổng Yên Phú thời xa xưa) các dân tộc anh em như người Kinh, người Tày, người Cao Lan đã cùng sinh sống, đoàn kết, gắn bó với nhau trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, xây dựng làng bản trù phú, cuộc sống yên lành. Tuy mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng biệt, phong tục, tập quán khác nhau, nhưng trong cuộc sống sinh hoạt và trong lao động sản xuất, họ đều hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên tín ngưỡng thờ thần thánh, thờ thành hoàng, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn, cũng như cầu mong mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin. Vì thế, tục thờ Mẫu được coi là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung, người dân vùng Đại Phác nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng đó, nên nhân dân xã Đại Phác đã xây dựng đền Gò Chùa (Thánh Mẫu), cầu mong Mẫu (mẹ) phù hộ cho những đứa con của người có cuộc sống an lành, có sức khỏe, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu; cầu cho quốc thái, dân an…
Theo các cụ cao niên trong xã cho biết, đền Mẫu được xây dựng từ khoảng thế kỷ XIX. Vì đền thờ Thánh Mẫu tọa lạc trên đỉnh đồi, lại vừa có cả đền và chùa nên nhân dân gọi là đền Gò Chùa. Ngôi đền thuộc thôn Chè Vè, xã Đại Phác, tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên. Đền xưa có hình chữ “Đinh” hay còn gọi là chuôi vồ [丁] ; mặt tiền của đền quay về hướng Đông Nam. Đền có bốn hàng chân cột bằng gỗ; lịa ván gỗ xung quanh, mái lợp lá cọ; bên trong có gian đại bái, hậu cung với diện tích khoảng 40-50m2. Ở gian hậu cung, có ban thờ (nhang án) bằng gỗ, cao khoảng 1,5-1,7 mét; rộng gần 3 mét, xung quanh bàn thờ có chạm trổ hình rồng và các hoa văn cầu kì, tinh xảo, khá đẹp mắt.
Năm 1948 - 1949, sau khi bộ đội đánh chiếm đồn Đại Bục, Đại Phác, đồn Gióm, giặc Pháp điên cuồng ném bom xuống làng bản, khu dân cư và tất cả những nơi chúng nghi là có bộ đội, du kích và kho tàng của ta. Vì những trận ném bom đó, đền Gò Chùa bị cháy, sập mái. Sau đó, nhân dân đã tu sửa lại, nhưng một số cột, xà bị cháy xẹm. Từ năm 1950 - 1952, do phải tập trung sức người, sức của chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc, nhân dân không tổ chức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, đền lại không có người trông coi, nên mưa bão làm mái dột, sau đó đền bị sập đổ, hư hỏng, thất tán đồ thờ. Từ đó, đền Gò Chùa không được phục dựng, cho nên, để có nơi thờ Thánh Mẫu, cầu cúng trong mỗi dịp lễ tết, nhân dân làng Chè Vè, xã An Thịnh dựng một ban thờ nhỏ trên nền đền xưa.
Di tích lịch sử Đền Gò Chùa
Đền Gò Chùa được phục dựng lại vào năm 2012, Quy mô của đền bao gồm: nhà xây cấp bốn, lợp ngói, ba gian đại bái, một gian hậu cung. Đền tọa lạc trên mặt bằng của gò chùa với tổng diện tích 6.292,5m2. Địa thế, cảnh quan thiên nhiên ở đây rất đẹp, từ trên đền có thể quan sát toàn bộ xã An Thịnh và thị trấn Mậu A.
Các bài trí ở trong đền:
- Gian hậu cung: Ban thờ Chúa bản đền.
- Gian giữa đại bái: Ban thờ Công đồng.
- Bên trái đại bái: Ban Mẫu Sơn Trang.
- Bên phải đại bái: Ban thờ Đức Trần Triều.
6. Các nhân vật được thờ tự:
Đền Gò Chùa thờ công chúa La Bình, người có công giúp dân làng khai phá đất hoang, trồng lúa nước, dạy dân dệt vải, chữa bệnh… Theo truyền thuyết, công chúa La Bình là con của Sơn Tinh và Mị Nương, cháu ngoại của vua Hùng thứ 18. Nàng là cô gái tuyệt sắc, có nhiều tài nghệ, thường theo cha đi chu du khắp rừng núi, hang động. Đi tới đâu, nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với cây cỏ, chim thú. Các vị sơn thần ở các núi non đều rất quý mến nàng và được nàng bảo ban, giúp đỡ. Dân lành trong vùng, vì thế, cũng được sống yên ổn, ấm no. Hay tin đó, Ngọc Hoàng rất khen ngợi Tản Viên và La Bình, phong nàng là Bà Chúa Thượng Ngàn (Thượng Ngàn Công Chúa), cai quản 81 cửa rừng cõi An Nam. Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.
Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước và ở Yên Bái cũng có rất nhiều đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Bà thường giáng ở Đông Cuông, Tam Đảo, Ba Vì, Đồng Đăng, Bắc Lệ, Tuyên Quang… Sau đó, nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, lên rẫy làm nương, đi rừng, làm ruộng bậc thang, được nhân dân suy tôn là: “Chúa Thượng Ngàn”, “Mẫu Thượng Ngàn”, Đệ tứ Nhạc Sơn Thánh Mẫu “Diệu Tín Thuyền Sư Diệu Nghĩa Tàng Hình”, “Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều”.
Tương truyền, khi bị vây hãm ở Lam Sơn, vua Lê Thái Tổ đã kêu đến Bà Chúa Thượng Ngàn. Chúa đã hiện hình thành một vầng sáng hào quang như một ngọn đuốc tiên soi đường cho ngài và quân tướng thoát khỏi vòng vây, về núi Chí Linh. Công chúa La Bình được nhiều đời vua sắc phong là Đệ Nhị Thượng Ngàn La Bình công chúa - Lê Mại đại vương Diệu Tín thiền sư - Chế Thắng Hòa Diệu đại vương thượng đẳng tối linh thần - Đệ tứ nhạc tiên Bạch Anh Quản Trưởng sơn lâm công chúa.
7. Các hiện vật trong Di tích:
Hiện nay, ở đền Gò Chùa vẫn còn có các hiện vật như tượng, ban thờ, lư hương, hạc… Hầu hết các hiện vật đó đều mới, do nhân dân cúng tiến. Bia đá đặt tại đền Gò Chùa bị vỡ nhiều mảnh nhỏ, chữ mờ, không rõ nội dung ghi trên đó.
8. Phong tục Lễ hội: Tại đền Gò Chùa diễn ra nhiều lễ hội, trong đó, có một số lễ hội chính:
- Tết Thượng Nguyên - Rằm tháng Giêng: Vào ngày này dân làng chuẩn bị hai lễ, gồm lễ mặn và lễ chay; cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc đến với mọi nhà và chuẩn bị xuống đồng cho một vụ mùa mới.
- Lễ thờ Mẫu (ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch): Theo dân gian, “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Lễ thờ Mẫu là ngày lễ quan trọng nhất của đền Gò Chùa. Hàng năm cứ đến “Mùa trôi nước” nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân Đại Phác (nay xã An Thịnh) thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng Mẫu Thượng Ngàn, bà chúa nghề trồng dâu, nuôi tằm được dân gian tôn sùng là Nam phương Thánh Mẫu của tộc Việt. Sau khi làm các nghi lễ cúng tế xong, nhà đền tổ chức hầu bóng. Hầu bóng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày giỗ Mẹ vào tháng ba. Cũng trong ngày lễ giỗ Mẫu, ngoài các nghi lễ cúng tế, đền còn tổ chức rước kiệu và các hoạt động trò chơi, trò diễn như hát chèo, chầu văn, kéo co, đẩy gậy, đấu vật, chọi gà…
- Tết Đoan Ngọ - Lễ giết sâu bọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch): Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ăn hoa quả để giết sâu bọ, không làm hại mùa màng và con người; đốt kiến và dùng chổi quét lên người nhằm không để kiến vào nhà, không lên rôm trên người.
- Tết hạ điền (ngày mùng 1 tháng 6) và Lễ xá tội vong nhân (ngày 15 tháng 7 âm lịch): Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi âm phủ lên dương gian. Bởi vậy, vào những ngày này, nhân dân Đại Phác làm cỗ, sắm vàng mã cúng gia tiên và lên đền cúng, cầu siêu độ trì cho những người đã khuất. Lễ vật gồm có hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn ngon, vàng mã, quần áo, hài giấy, mũ nón... Lễ cúng chúng sinh cũng gồm có vàng mã, tiền giấy, quần áo và các lễ vật như bánh đa, bỏng ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa.
- Lễ Đức Thánh Trần (ngày 20 tháng 8 âm lịch): Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (năm 1300), tại tư dinh của mình ở Vạn Kiếp, nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Sau khi mất, ông đã được vua Trần phong tặng "Thái sư thượng phụ quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, nhân dân đã suy tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta, trong đó có đền Gò Chùa của huyện Văn Yên, Yên Bái. Theo suốt chiều dài lịch sử, từ thế kỷ XIV đến nay, phong tục thờ Đức Thánh Trần đã và vẫn đang được bảo tồn, gìn giữ trong đời sống tâm linh của các thế hệ người Việt Nam. Cũng như các đền thờ khác trong nước, cứ vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, ở đền Gò Chùa lại tổ chức lễ Đức Thánh Trần, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
- Tết Hạ Nguyên - Lễ mừng Cơm mới (ngày 10 tháng 10 âm lịch): Khi lúa vào thời kỳ chín, người dân trong xã gặt lúa từ ruộng của đền hoặc của gia đình để giã cốm, một phần nấu xôi, phần nướng cơm lam, dâng lên đền làm lễ để tỏ lòng thành, tạ ơn trời đất, thần thánh và cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Đóng cửa rừng (ngày 25 tháng Chạp âm lịch): Kể từ ngày này, không ai được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng, khi tổ chức lễ mở rừng, mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Đền Gò Chùa, xã Đại Phác (nay là xã An Thịnh), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái xây dựng khoảng thế kỷ XIX, đền thờ Công chúa La Bình (Thánh Mẫu Thượng Ngàn). Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng bản địa của tộc Việt đích thực. Thông qua truyền thuyết, thần tích, các hoạt động văn hóa, lễ hội, nghi lễ thờ Thánh Mẫu đã thể hiện rõ ý thức lịch sử và xã hội vùng Đại Phác - Trấn Yên xưa, trường tồn, gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc và trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hóa, tâm linh hóa mà trong đó người Mẹ - Mẫu là nhân vật trung tâm.
Đền Gò Chùa, nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Đại Phác xưa cũng như người dân trong vùng, là nơi con người kí thác những mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc - Lộc - Thọ). Đây còn là nơi bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc ở địa phương, góp phần gắn kết cộng đồng, cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh, giàu đẹp; phát huy truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu có lúc suy, lúc thịnh nhưng đền Gò Chùa với các hoạt động phong phú, hấp dẫn vẫn luôn là một điểm sinh hoạt quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong và ngoài địa phương. Đền Gò Chùa gắn với văn minh sông Thao (sông Hồng) có từ hàng ngàn năm, tạo nên khu vực này dày đặc những di tích, kiến trúc, tín ngưỡng dân gian, kiến trúc tôn giáo… Nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII nhận xét: “Một dải sông Thao, dân tục thuần hậu, biết lễ phép văn tự” và ông gọi vùng đất này là “Linh tích” (dấu vết linh thiêng). Ngày nay, đền Gò Chùa vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, giáo dục con người luôn có ý thức hướng về cội nguồn, tôn vinh những người có công với dân, với nước.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)
4258 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 16/7/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1119/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên Di tích: Di tích lịch sử đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Thánh Mẫu từ (Đền Thánh Mẫu).
2. Loại hình Di tích: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích: Quyết định số 1119/QĐ - UBND, ngày 16/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, công nhận Di tích lịch sử đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích:
Di tích đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên cách trung tâm thành phố Yên Bái 45 km, cách trung tâm thị trấn Mậu A 5 km. Để đi đến Di tích, có thể đi theo đường bộ hoặc đường sắt đều thuận lợi. Nếu đi theo đường bộ, bắt đầu từ bến xe Yên Bái (km 0) theo đường tỉnh lộ 151 khoảng 40 km đến thị trấn Mậu A, qua cầu Mậu A đến Ủy ban nhân dân xã An Thịnh, đi tiếp 1,5 km là đến Di tích. Hoặc du khách có thể đi theo đường Âu Lâu - Quy Mông - An Thịnh khoảng 45 km, tới Ủy ban nhân dân xã An Thịnh, đi tiếp 1,5 km là đến Di tích này.
5. Sơ lược lịch sử Di tích:
Từ xa xưa, đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại với nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Thờ Thánh Mẫu là một tín ngưỡng dân gian bản địa trong đời sống văn hóa của người Việt. Việc thờ Thánh Mẫu không chỉ thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ mà nhân dân còn cho rằng các vị thần ấy có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người. Tục thờ Thánh Mẫu đã trở thành một nhu cầu tín ngưỡng không thể thiếu, nhằm thỏa mãn tâm lý của người nông dân, cầu mong phồn thực, sự sinh sôi nảy nở, mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc - Lộc - Thọ). Từ khởi nguồn đó, ở xã Đại Phác (thuộc tổng Yên Phú thời xa xưa) các dân tộc anh em như người Kinh, người Tày, người Cao Lan đã cùng sinh sống, đoàn kết, gắn bó với nhau trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, xây dựng làng bản trù phú, cuộc sống yên lành. Tuy mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng biệt, phong tục, tập quán khác nhau, nhưng trong cuộc sống sinh hoạt và trong lao động sản xuất, họ đều hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên tín ngưỡng thờ thần thánh, thờ thành hoàng, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn, cũng như cầu mong mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin. Vì thế, tục thờ Mẫu được coi là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung, người dân vùng Đại Phác nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng đó, nên nhân dân xã Đại Phác đã xây dựng đền Gò Chùa (Thánh Mẫu), cầu mong Mẫu (mẹ) phù hộ cho những đứa con của người có cuộc sống an lành, có sức khỏe, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu; cầu cho quốc thái, dân an…
Theo các cụ cao niên trong xã cho biết, đền Mẫu được xây dựng từ khoảng thế kỷ XIX. Vì đền thờ Thánh Mẫu tọa lạc trên đỉnh đồi, lại vừa có cả đền và chùa nên nhân dân gọi là đền Gò Chùa. Ngôi đền thuộc thôn Chè Vè, xã Đại Phác, tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên. Đền xưa có hình chữ “Đinh” hay còn gọi là chuôi vồ [丁] ; mặt tiền của đền quay về hướng Đông Nam. Đền có bốn hàng chân cột bằng gỗ; lịa ván gỗ xung quanh, mái lợp lá cọ; bên trong có gian đại bái, hậu cung với diện tích khoảng 40-50m2. Ở gian hậu cung, có ban thờ (nhang án) bằng gỗ, cao khoảng 1,5-1,7 mét; rộng gần 3 mét, xung quanh bàn thờ có chạm trổ hình rồng và các hoa văn cầu kì, tinh xảo, khá đẹp mắt.
Năm 1948 - 1949, sau khi bộ đội đánh chiếm đồn Đại Bục, Đại Phác, đồn Gióm, giặc Pháp điên cuồng ném bom xuống làng bản, khu dân cư và tất cả những nơi chúng nghi là có bộ đội, du kích và kho tàng của ta. Vì những trận ném bom đó, đền Gò Chùa bị cháy, sập mái. Sau đó, nhân dân đã tu sửa lại, nhưng một số cột, xà bị cháy xẹm. Từ năm 1950 - 1952, do phải tập trung sức người, sức của chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc, nhân dân không tổ chức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, đền lại không có người trông coi, nên mưa bão làm mái dột, sau đó đền bị sập đổ, hư hỏng, thất tán đồ thờ. Từ đó, đền Gò Chùa không được phục dựng, cho nên, để có nơi thờ Thánh Mẫu, cầu cúng trong mỗi dịp lễ tết, nhân dân làng Chè Vè, xã An Thịnh dựng một ban thờ nhỏ trên nền đền xưa.
Di tích lịch sử Đền Gò Chùa
Đền Gò Chùa được phục dựng lại vào năm 2012, Quy mô của đền bao gồm: nhà xây cấp bốn, lợp ngói, ba gian đại bái, một gian hậu cung. Đền tọa lạc trên mặt bằng của gò chùa với tổng diện tích 6.292,5m2. Địa thế, cảnh quan thiên nhiên ở đây rất đẹp, từ trên đền có thể quan sát toàn bộ xã An Thịnh và thị trấn Mậu A.
Các bài trí ở trong đền:
- Gian hậu cung: Ban thờ Chúa bản đền.
- Gian giữa đại bái: Ban thờ Công đồng.
- Bên trái đại bái: Ban Mẫu Sơn Trang.
- Bên phải đại bái: Ban thờ Đức Trần Triều.
6. Các nhân vật được thờ tự:
Đền Gò Chùa thờ công chúa La Bình, người có công giúp dân làng khai phá đất hoang, trồng lúa nước, dạy dân dệt vải, chữa bệnh… Theo truyền thuyết, công chúa La Bình là con của Sơn Tinh và Mị Nương, cháu ngoại của vua Hùng thứ 18. Nàng là cô gái tuyệt sắc, có nhiều tài nghệ, thường theo cha đi chu du khắp rừng núi, hang động. Đi tới đâu, nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với cây cỏ, chim thú. Các vị sơn thần ở các núi non đều rất quý mến nàng và được nàng bảo ban, giúp đỡ. Dân lành trong vùng, vì thế, cũng được sống yên ổn, ấm no. Hay tin đó, Ngọc Hoàng rất khen ngợi Tản Viên và La Bình, phong nàng là Bà Chúa Thượng Ngàn (Thượng Ngàn Công Chúa), cai quản 81 cửa rừng cõi An Nam. Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.
Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước và ở Yên Bái cũng có rất nhiều đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Bà thường giáng ở Đông Cuông, Tam Đảo, Ba Vì, Đồng Đăng, Bắc Lệ, Tuyên Quang… Sau đó, nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, lên rẫy làm nương, đi rừng, làm ruộng bậc thang, được nhân dân suy tôn là: “Chúa Thượng Ngàn”, “Mẫu Thượng Ngàn”, Đệ tứ Nhạc Sơn Thánh Mẫu “Diệu Tín Thuyền Sư Diệu Nghĩa Tàng Hình”, “Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều”.
Tương truyền, khi bị vây hãm ở Lam Sơn, vua Lê Thái Tổ đã kêu đến Bà Chúa Thượng Ngàn. Chúa đã hiện hình thành một vầng sáng hào quang như một ngọn đuốc tiên soi đường cho ngài và quân tướng thoát khỏi vòng vây, về núi Chí Linh. Công chúa La Bình được nhiều đời vua sắc phong là Đệ Nhị Thượng Ngàn La Bình công chúa - Lê Mại đại vương Diệu Tín thiền sư - Chế Thắng Hòa Diệu đại vương thượng đẳng tối linh thần - Đệ tứ nhạc tiên Bạch Anh Quản Trưởng sơn lâm công chúa.
7. Các hiện vật trong Di tích:
Hiện nay, ở đền Gò Chùa vẫn còn có các hiện vật như tượng, ban thờ, lư hương, hạc… Hầu hết các hiện vật đó đều mới, do nhân dân cúng tiến. Bia đá đặt tại đền Gò Chùa bị vỡ nhiều mảnh nhỏ, chữ mờ, không rõ nội dung ghi trên đó.
8. Phong tục Lễ hội: Tại đền Gò Chùa diễn ra nhiều lễ hội, trong đó, có một số lễ hội chính:
- Tết Thượng Nguyên - Rằm tháng Giêng: Vào ngày này dân làng chuẩn bị hai lễ, gồm lễ mặn và lễ chay; cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc đến với mọi nhà và chuẩn bị xuống đồng cho một vụ mùa mới.
- Lễ thờ Mẫu (ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch): Theo dân gian, “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Lễ thờ Mẫu là ngày lễ quan trọng nhất của đền Gò Chùa. Hàng năm cứ đến “Mùa trôi nước” nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân Đại Phác (nay xã An Thịnh) thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng Mẫu Thượng Ngàn, bà chúa nghề trồng dâu, nuôi tằm được dân gian tôn sùng là Nam phương Thánh Mẫu của tộc Việt. Sau khi làm các nghi lễ cúng tế xong, nhà đền tổ chức hầu bóng. Hầu bóng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày giỗ Mẹ vào tháng ba. Cũng trong ngày lễ giỗ Mẫu, ngoài các nghi lễ cúng tế, đền còn tổ chức rước kiệu và các hoạt động trò chơi, trò diễn như hát chèo, chầu văn, kéo co, đẩy gậy, đấu vật, chọi gà…
- Tết Đoan Ngọ - Lễ giết sâu bọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch): Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ăn hoa quả để giết sâu bọ, không làm hại mùa màng và con người; đốt kiến và dùng chổi quét lên người nhằm không để kiến vào nhà, không lên rôm trên người.
- Tết hạ điền (ngày mùng 1 tháng 6) và Lễ xá tội vong nhân (ngày 15 tháng 7 âm lịch): Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi âm phủ lên dương gian. Bởi vậy, vào những ngày này, nhân dân Đại Phác làm cỗ, sắm vàng mã cúng gia tiên và lên đền cúng, cầu siêu độ trì cho những người đã khuất. Lễ vật gồm có hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn ngon, vàng mã, quần áo, hài giấy, mũ nón... Lễ cúng chúng sinh cũng gồm có vàng mã, tiền giấy, quần áo và các lễ vật như bánh đa, bỏng ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa.
- Lễ Đức Thánh Trần (ngày 20 tháng 8 âm lịch): Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (năm 1300), tại tư dinh của mình ở Vạn Kiếp, nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Sau khi mất, ông đã được vua Trần phong tặng "Thái sư thượng phụ quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, nhân dân đã suy tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta, trong đó có đền Gò Chùa của huyện Văn Yên, Yên Bái. Theo suốt chiều dài lịch sử, từ thế kỷ XIV đến nay, phong tục thờ Đức Thánh Trần đã và vẫn đang được bảo tồn, gìn giữ trong đời sống tâm linh của các thế hệ người Việt Nam. Cũng như các đền thờ khác trong nước, cứ vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, ở đền Gò Chùa lại tổ chức lễ Đức Thánh Trần, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
- Tết Hạ Nguyên - Lễ mừng Cơm mới (ngày 10 tháng 10 âm lịch): Khi lúa vào thời kỳ chín, người dân trong xã gặt lúa từ ruộng của đền hoặc của gia đình để giã cốm, một phần nấu xôi, phần nướng cơm lam, dâng lên đền làm lễ để tỏ lòng thành, tạ ơn trời đất, thần thánh và cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Đóng cửa rừng (ngày 25 tháng Chạp âm lịch): Kể từ ngày này, không ai được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng, khi tổ chức lễ mở rừng, mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Đền Gò Chùa, xã Đại Phác (nay là xã An Thịnh), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái xây dựng khoảng thế kỷ XIX, đền thờ Công chúa La Bình (Thánh Mẫu Thượng Ngàn). Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng bản địa của tộc Việt đích thực. Thông qua truyền thuyết, thần tích, các hoạt động văn hóa, lễ hội, nghi lễ thờ Thánh Mẫu đã thể hiện rõ ý thức lịch sử và xã hội vùng Đại Phác - Trấn Yên xưa, trường tồn, gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc và trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hóa, tâm linh hóa mà trong đó người Mẹ - Mẫu là nhân vật trung tâm.
Đền Gò Chùa, nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Đại Phác xưa cũng như người dân trong vùng, là nơi con người kí thác những mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc - Lộc - Thọ). Đây còn là nơi bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc ở địa phương, góp phần gắn kết cộng đồng, cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh, giàu đẹp; phát huy truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu có lúc suy, lúc thịnh nhưng đền Gò Chùa với các hoạt động phong phú, hấp dẫn vẫn luôn là một điểm sinh hoạt quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong và ngoài địa phương. Đền Gò Chùa gắn với văn minh sông Thao (sông Hồng) có từ hàng ngàn năm, tạo nên khu vực này dày đặc những di tích, kiến trúc, tín ngưỡng dân gian, kiến trúc tôn giáo… Nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII nhận xét: “Một dải sông Thao, dân tục thuần hậu, biết lễ phép văn tự” và ông gọi vùng đất này là “Linh tích” (dấu vết linh thiêng). Ngày nay, đền Gò Chùa vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, giáo dục con người luôn có ý thức hướng về cội nguồn, tôn vinh những người có công với dân, với nước.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)
Các bài khác
- Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích Đình Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Trung đoàn 165 xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Chùa Linh Thông - thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích Gò Cọ - làng Chiềng, thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích lịch sử Kế Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích đền và chùa Văn Phú, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (28/06/2017)
- Di tích Vườn hoa - Nhà kèn, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/06/2017)
Xem thêm »