Thực thi nhiều ưu đãi, quy hoạch các vùng mỏ, hỗ trợ thu hút đầu tư… là những cách làm cụ thể, linh động để Lục Yên đánh thức tiềm năng to lớn của các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trong đó, nổi bật là ngành khai thác và chế biến đá hoa trắng. Nhờ đó, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện đã phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng đất Ngọc.
Khu vực khai thác đá hoa trắng của Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam.
Cùng với các loại tài nguyên khác như đá
vôi có hàm lượng canxi cao, đá quý và đá bán quý, đá hoa trắng ở Lục Yên có độ
trắng tốt hơn so với đá của nhiều nơi khác, kể cả ở nước ngoài, với trữ lượng
khoảng trên 270 triệu mét khối, trong đó, sản phẩm đá ốp lát rất được ưa chuộng
tại thị trường Ấn Độ và các nước vùng Trung Đông.
Làm thế nào để quản lý, khai thác tốt tiềm
năng, thế mạnh này để góp phần phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển công
nghiệp của địa phương luôn là điều mà cấp ủy, chính quyền địa phương trăn
trở. Chính vì thế, thời gian qua, huyện đã có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo
môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, khai thác và chế
biến đá hoa trắng. Điều này được thể hiện rõ qua các nghị quyết, đề án chuyên đề
về phát triển CN-TTCN, giao thông, thương mại, kết cấu hạ tầng…
Từ đây, Lục Yên đã thu hút được nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến tham gia khai thác, chế biến đá hoa trắng. Tiêu
biểu trong số này phải kể đến Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam. Công ty có
100% vốn đầu tư của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ, một tập đoàn có uy tín lớn tại
thị trường Ấn Độ và trên thế giới. Cuối năm 2008, Công ty được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp giấy phép khai thác mỏ tại thị trấn Yên Thế. Công ty đã xây dựng
nhà máy, đầu tư các loại máy móc chuyên khai thác, chế biến đá hoa trắng.
Qua nhiều lần đầu tư, xây dựng các hạng
mục, đến nay, tổng số vốn đầu tư lên tới trên 16 triệu đô-la. Cuối năm 2010,
Công ty đi vào hoạt động khai thác. Tuy thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn như:
giao thông chưa bảo đảm cho các loại xe trọng tải lớn vận tải các thiết bị và
vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống điện,
nước trong khu công nghiệp chưa có, việc đền bù, giải phóng mặt bằng khu mỏ
phức tạp… nhưng với sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương từ huyện đến
tỉnh, Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn. Đến nay, hoạt động sản xuất ổn
định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và góp phần không nhỏ vào
sự phát triển nền kinh tế của huyện.
Anh Vương Ngọc Bộ - công nhân Công ty TNHH
Đá cẩm thạch R.K Việt Nam
cho biết: “Mình làm việc ở đây đã gần 5 năm, mọi chế độ bảo hiểm và tiền lương
đều được Công ty rất quan tâm và thực hiện đầy đủ”.
Ngoài Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt
Nam, Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại dịch vụ Hùng Đại Sơn, Công ty
cổ phần Đầu tư Vạn Khoa… cũng là những doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực
khai thác, chế biến đá hoa trắng. Ông Nguyễn Cao Cảnh - Phó chủ tịch UBND xã
Liễu Đô cho biết: “UBND xã đã đứng ra ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để các cơ sở có vốn
sản xuất, kinh doanh, từ đó, tạo đà cho CN-TTCN của địa phương phát triển, nhất
là hoạt động khai thác, chế biến đá hoa trắng”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng
Kinh tế - Hạ tầng huyện, hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn một trăm doanh
nghiệp, cơ sở đầu tư hoạt động chuyên về lĩnh vực khai thác đá hoa trắng. Nhiều
công ty đã qua giai đoạn mở boong, khai thác thăm dò, đi vào hoạt động khai
thác một cách ổn định, có sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu sang nhiều nước
trên thế giới. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã khai thác gần 6
nghìn mét khối đá block, 21 nghìn mét khối đá nguyên liệu xẻ, trên 100 nghìn
mét vuông đá xẻ tấm lớn và gần 80 nghìn mét vuông đá xẻ tấm nhỏ, giá trị công
nghiệp khai khoáng trên địa bàn huyện Lục Yên đạt gần 300 tỷ đồng, trong đó,
giá trị công nghiệp khai khoáng có vốn đầu tư nước ngoài trên 200 tỷ đồng,
ngoài quốc doanh trên 85 tỷ đồng.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
sản xuất, chế biến đá hoa trắng đã tác động mạnh mẽ cho sự đột phá của sản xuất
CN-TTCN trên địa bàn huyện thời gian qua. Cụ thể, giá trị sản xuất CN-TTCN của
huyện Lục Yên tăng từ 300 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) năm 2011 lên 900
tỷ đồng năm 2014, dự ước năm 2015 sẽ đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Dự ước tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 27%; trong đó, công nghiệp
ngoài quốc doanh đạt 15%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54%. Ông
Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: “5 năm qua, Lục Yên đã thu hút được nhiều doanh
nghiệp đầu tư vào hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, tạo làm việc cho lao
động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”.
1595 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thực thi nhiều ưu đãi, quy hoạch các vùng mỏ, hỗ trợ thu hút đầu tư… là những cách làm cụ thể, linh động để Lục Yên đánh thức tiềm năng to lớn của các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trong đó, nổi bật là ngành khai thác và chế biến đá hoa trắng. Nhờ đó, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện đã phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng đất Ngọc.
Cùng với các loại tài nguyên khác như đá
vôi có hàm lượng canxi cao, đá quý và đá bán quý, đá hoa trắng ở Lục Yên có độ
trắng tốt hơn so với đá của nhiều nơi khác, kể cả ở nước ngoài, với trữ lượng
khoảng trên 270 triệu mét khối, trong đó, sản phẩm đá ốp lát rất được ưa chuộng
tại thị trường Ấn Độ và các nước vùng Trung Đông.
Làm thế nào để quản lý, khai thác tốt tiềm
năng, thế mạnh này để góp phần phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển công
nghiệp của địa phương luôn là điều mà cấp ủy, chính quyền địa phương trăn
trở. Chính vì thế, thời gian qua, huyện đã có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo
môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, khai thác và chế
biến đá hoa trắng. Điều này được thể hiện rõ qua các nghị quyết, đề án chuyên đề
về phát triển CN-TTCN, giao thông, thương mại, kết cấu hạ tầng…
Từ đây, Lục Yên đã thu hút được nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến tham gia khai thác, chế biến đá hoa trắng. Tiêu
biểu trong số này phải kể đến Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam. Công ty có
100% vốn đầu tư của Tập đoàn R.K Marble Ấn Độ, một tập đoàn có uy tín lớn tại
thị trường Ấn Độ và trên thế giới. Cuối năm 2008, Công ty được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp giấy phép khai thác mỏ tại thị trấn Yên Thế. Công ty đã xây dựng
nhà máy, đầu tư các loại máy móc chuyên khai thác, chế biến đá hoa trắng.
Qua nhiều lần đầu tư, xây dựng các hạng
mục, đến nay, tổng số vốn đầu tư lên tới trên 16 triệu đô-la. Cuối năm 2010,
Công ty đi vào hoạt động khai thác. Tuy thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn như:
giao thông chưa bảo đảm cho các loại xe trọng tải lớn vận tải các thiết bị và
vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống điện,
nước trong khu công nghiệp chưa có, việc đền bù, giải phóng mặt bằng khu mỏ
phức tạp… nhưng với sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương từ huyện đến
tỉnh, Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn. Đến nay, hoạt động sản xuất ổn
định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và góp phần không nhỏ vào
sự phát triển nền kinh tế của huyện.
Anh Vương Ngọc Bộ - công nhân Công ty TNHH
Đá cẩm thạch R.K Việt Nam
cho biết: “Mình làm việc ở đây đã gần 5 năm, mọi chế độ bảo hiểm và tiền lương
đều được Công ty rất quan tâm và thực hiện đầy đủ”.
Ngoài Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt
Nam, Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại dịch vụ Hùng Đại Sơn, Công ty
cổ phần Đầu tư Vạn Khoa… cũng là những doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực
khai thác, chế biến đá hoa trắng. Ông Nguyễn Cao Cảnh - Phó chủ tịch UBND xã
Liễu Đô cho biết: “UBND xã đã đứng ra ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để các cơ sở có vốn
sản xuất, kinh doanh, từ đó, tạo đà cho CN-TTCN của địa phương phát triển, nhất
là hoạt động khai thác, chế biến đá hoa trắng”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng
Kinh tế - Hạ tầng huyện, hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn một trăm doanh
nghiệp, cơ sở đầu tư hoạt động chuyên về lĩnh vực khai thác đá hoa trắng. Nhiều
công ty đã qua giai đoạn mở boong, khai thác thăm dò, đi vào hoạt động khai
thác một cách ổn định, có sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu sang nhiều nước
trên thế giới. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã khai thác gần 6
nghìn mét khối đá block, 21 nghìn mét khối đá nguyên liệu xẻ, trên 100 nghìn
mét vuông đá xẻ tấm lớn và gần 80 nghìn mét vuông đá xẻ tấm nhỏ, giá trị công
nghiệp khai khoáng trên địa bàn huyện Lục Yên đạt gần 300 tỷ đồng, trong đó,
giá trị công nghiệp khai khoáng có vốn đầu tư nước ngoài trên 200 tỷ đồng,
ngoài quốc doanh trên 85 tỷ đồng.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
sản xuất, chế biến đá hoa trắng đã tác động mạnh mẽ cho sự đột phá của sản xuất
CN-TTCN trên địa bàn huyện thời gian qua. Cụ thể, giá trị sản xuất CN-TTCN của
huyện Lục Yên tăng từ 300 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) năm 2011 lên 900
tỷ đồng năm 2014, dự ước năm 2015 sẽ đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Dự ước tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 27%; trong đó, công nghiệp
ngoài quốc doanh đạt 15%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54%. Ông
Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: “5 năm qua, Lục Yên đã thu hút được nhiều doanh
nghiệp đầu tư vào hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, tạo làm việc cho lao
động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”.